SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
Với trẻ 24-36 tháng tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non nói chung . Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở lớp của mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ24-36 tháng ở trường mầm non”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
hiệu, thế giới và cả Việt Nam liên tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh mới, con số thương vong ngày càng gia tăng, tổ chức y tế thế giới WTO phải ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu để cảnh báo mọi người trước sự lây lan khó chặn của căn bệnh này. Với trẻ 24-36 tháng tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non nói chung . Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở lớp của mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ24- 36 tháng ở trường mầm non”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau: *Thuận lợ i: – Lớp được Ban giám hiệu đầu tư trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, máy vi tính, , ti vi.loa, đàn, – Bốn cô giáo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. – Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho. – Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao. – Một số phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. * Khó khăn: - Trẻ nhà trẻ không đồng đều về số tuổi nên khó khăn trong việc giáo dục do có trẻ chưa biết nói, trẻ mới nhập lớp chưa có nề nếp còn quấy khóc, - Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào đó trẻ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. - Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm công nhân nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. - Xã hiện tại có nhiều công nhân lao động xa tới lưu trú làm việc dễ lây lan mầm bệnh Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết do ngành giáo dục mầm non, do y tế, ban giám hiệu yêu cầu. Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở lớp nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra trường, ra cộng đồng nói chung. Đầu năm học tôi đã thực hiện khảo sát trên trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trong lớp, kết quả như sau : Bảng khảo sát đầu năm của trẻ trước khi thực hiện đề tài Trước khi áp dụng Nội dung Số lượng % Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau: Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch.. Dạy trẻ biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Trẻ biết gấp cất gối. Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa. Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh. Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt... 3.2 Biện pháp2: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ của trẻ : 3.2.1 : Công tác chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ * Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên. Tôi chủ động lên danh sách liệt kê các trẻ có tình trạng sức khỏe không tốt để thường xuyên theo dõi, quan tâm. Kết hợp với việc khám sức khỏe cho trẻ định kì mà tôi có thể biết được tình hình chuyển biến sức khỏe của trẻ. Trẻ được theo dõi sẽ chia theo các nhóm như : - Trẻ hay sốt, ho, viêm họng - Trẻ bị các vấn để về da: viêm da, nổi mẩn, - Các trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi Các trẻ hay bị ho, sổ mũi, sốt sẽ được theo dõi sát sao, do nhóm trẻ này có nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh về đường hô hấp hơn các trẻ khác * Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. - Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chú ý cho các con mặc thêm quần áo đủ ấm, uống nước ấm), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi và xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp. • Khi đeo khẩu trang y tế, cần để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong. Bởi mặt xanh có tính chống nước, sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, để thoát hơi thở ra. • Khi đeo khẩu trang phải che kín mũi và miệng. • Không sờ lên mắt mũi miệng khi đeo khẩu trang, vì động tác này vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus corona và các tác nhân gây bệnh khác truyền bệnh lại cho bản thân và những người xung quanh. • Sau khi đã đeo khẩu trang y tế 1 lần thì không nên dùng lại mà phải vứt vào thùng rác có nắp đậy. • Khi tháo khẩu trang, không dùng tay cầm vào khẩu trang mà nên cầm vào dây đeo qua tai để tháo ra. • Rửa tay với xà phòng và nước sạch khoảng 20 giây sau khi vứt bỏ khẩu trang. Trong thời gian này, trẻ sẽ được theo dõi một cách sát sao, khi có trường hợp trẻ có biểu hiện khác thường, trẻ sẽ được chuyển xuống phòng y tế nhà trường để được hỗ trợ ngay lập tức 3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh hàng ngày phòng chống dịch Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ” Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết. Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh_cho_tre_24_36_th.docx