SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ 24-36 tháng kỹ năng tự phục vụ tại nhà
Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình, xã hội. nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì có rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con. Và cũng không ít trẻ mầm non vì quá cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Thiếu kỹ năng phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy, trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể do vậy việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là điều vô cùng cần thiết đối với lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24-36 tháng. Hình thành kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp cho trẻ hình thành con người, nhân cách cho trẻ, dễ hòa nhập, thích ứng với cuộc sống môi trường xung quanh, trẻ biết làm chủ bản thân, nâng cao tính tự giác, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống đồng thời giúp trẻ phát triển tính nhanh nhẹn, mạnh dạn. Một thực tế nữa là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn hoặc nhiều phụ huynh bận làm không có thời gian chăm sóc nên thường gửi trẻ cho ông, bà chăm sóc, nuông chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ không ngoan, người lớn không tin vào khả năng của trẻ, khi trẻ làm thì cảm thấy không vừa ý, thấy khó chịu, và làm thay trẻ, chính việc làm đó đã tạo cho trẻ một thói quen xấu, trẻ ỷ lại, lười lao động, thiếu tự tin, luôn trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác dẫn đến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.
Chính vì điều đó làm tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân đơn giản mà lại hiệu quả, nhằm giúp trẻ phát triển tính nhanh nhẹn, tự tin, tự chủ trong mọi tình huống, Phối kết hợp được với phụ huynh dạy con tại nhà đem lại hiệu quả tốt nhất. Nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ 24-36 tháng kỹ năng tự phục vụ tại nhà” làm đề tài nghiên cứu năm học 2023-2024.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ 24-36 tháng kỹ năng tự phục vụ tại nhà
Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo sát SL % SL % 1 Cách đi vệ sinh đúng nơi quy định 7 29% 17 71% 2 Cách lấy dép và đi dép 7 29% 17 71% 3 Cách cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy 6 25% 18 75% định 4 Cách lấy và cất ghế 7 29% 17 71% 5 Cách sử dụng bát, thìa cốc đúng cách 6 25% 18 75% 6 Cách lấy nước và uống nước 8 33% 16 67% 7 Cách lấy và cất gối 8 33% 16 67% 8 Cách xúc miệng nước muối 5 21% 19 79% 9 Cách sử lý khi ho 1 4% 23 96% 10 Cách mặc và cởi quần áo 1 4% 23 96% 11 Cách gấp và mắc quần áo 1 4% 23 96% Như vậy thực tế cho thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự phục vụ còn rất nhiều hạn chế. Trẻ vẫn còn thụ động, không biết cách tự phục vụ bản thân cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Điều đó cũng rất dễ hiểu bởi người lớn luôn có quan niệm trẻ nhà trẻ còn chưa biết gì nên trẻ luôn được bố mẹ bao bọc, cưng chiều, nâng niu, trẻ ít được va chạm với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó cháu nhà trẻ thường ra lớp không đồng đều, giáo viên đầu năm thường mất nhiều thời gian dỗ dành, chăm sóc cháu mới ra lớp nên chưa tập trung được nhiều cho việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ dẫn đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn nhiều hạn chế. 2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 2.1. Cơ sở lí luận. Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhà trẻ thích bắt chước, trẻ thích được thể hiện khi được được người khác khen ngượi. Nhưng công việc tự phục vụ bản thân như: xỏ giày dép, xúc ăn, cất dọn đồ chơi... Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cơ hội để rèn luyện cho trẻ những kỹ năng này. Đặc biệt những người làm công tác giáo dục đều được nhấn mạnh việc rèn cho trẻ những kỹ năng tư phục vụ. Cô giáo nên hướng dẫn trẻ để hình thành các thao tác, nề nếp thói quen tốt để trẻ làm có kỹ năng. Qua lao động giúp trẻ thân thiện với nhau hơn và hoạt động một cách 2 chất, đồ dùng thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục cho giáo viên và trẻ. Giáo viên nhiệt tình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Trẻ đi học đều, trẻ ngoan ngoãn. Đa số phụ huynh quan tâm tới con em. Tích cực phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Khó khăn. Vị trí lớp học bố trí tầng 2. Lối đi lại chật hẹp. Lớp học chỉ có một phòng chung cho tất cả các hoạt động. 30% phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ vào buổi sáng, nhiều trẻ đến lớp với quần áo, đầu tóc, chân tay không gọn gàng, sạch sẽ. 56 % phụ huynh ít đưa đón con đi học, thường nhờ ông bà, anh chị, họ hàng, hàng xóm vì thế thế giáo viên không có cơ hội trao đổi trực tiếp về tình hình của trẻ lở lớp. Nhận thức của nhiều phụ huynh về ngành học, về trẻ còn hạn chế, nuông chiều con quá mức luôn làm mọi công việc cho trẻ, không muốn con phải lao động dẫn đến trẻ không có tính tự giác, không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ. Mặt khác nhiều phụ huynh không muốn con em mình phải lao động sợ con bẩn tay, bẩn quần áo, sợ con mệt vì thế nhiều trẻ không biết làm việc gì để phục vụ bản thân. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể, dẫn để hay hờn dõi làm nũng. Do đó việc đưa trẻ vào nền nếp rất khó khăn. 3. Áp dụng biện pháp. Biện pháp 1: Tích cực học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Để có thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình là giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi qua sách báo, mạng intetnet để tìm cách truyền đạt được kiến thức trọng tâm, cốt lõi thông qua các bậc phụ huynh để có thể phối hợp với phụ huynh dạy con tự phục vụ bản thân mình tại một cách hiệu quả nhất . Để thực hiện được nhiệm vụ đó đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ, tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng kiến thức tin học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng qua các buổi chuyên đề trườngtổ chức mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh đất nước. Qua buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, đồng chí Hiệu Phó chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra chủ đề để giáo viên cùng thảo luận đưa ra các ý kiến góp ý bổ sung. Biện pháp 2 : Lập kế hoạch rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 4 T T T T T T T T T5 9 10 11 12 1 2 3 4 TT Kỹ năng 1 Cách đi vệ sinh đúng nơi quy x x định 2 Cách lấy dép và đi dép x x 3 Cách cất đồ dùng, đồ chơi đúng x x nơi quy đinh 4 Cách lấy và cất ghế x 5 Cách sử dụng bát, thìa cốc x đúng cách 6 Cách lấy nước và uống nước x 7 Cách lấy và cất gối x 8 Cách xúc miệng nước muối x 9 Cách sử lý khi ho x 10 Cách mặc và cởi quần áo x x 11 Cách gấp và mắc quần áo x x Ngoài việc thường xuyên nhắc trở trẻ, dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ. Tôi vạch ra kế hoạch đưa các kỹ năng vào các tháng để chú trọng hơn, để biết trong tháng này ngoài các kỹ năng trẻ đã biết thì dạy trẻ kỹ năng gì mới. Hơn nữa làm như vật sẽ giúp trẻ nhớ hơn, là dạy trẻ một lúc nhiều kỹ năng, sau rồi trẻ không nhớ gì. Đưa các kỹ năng theo tháng đồng thời thông tin với phụ huynh giúp cô giáo cũng như phụ huynh có sự phối hợp, dễ định hướng là tháng này cần dạy trẻ kỹ năng gì mà không bị bỏ quên, hay sót các kỹ năng. Biện pháp 3: Lập zalo, facebook nhóm lớp thường xuyên tuyên truyền đến phụ huynh về cách rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ tại nhà Do đặc điểm phụ huynh lớp tôi phụ huynh trẻ làm công nhân, đi làm sớm tối không có nhiều thời gian chăm sóc giáo dục và vui chơi cùng con tại nhà nên chủ yếu giao con cho người thân, đặc biệt là ông bà chăm sóc. Vì vậy: Dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi và giáo viên trong lớp tổ chức họp phụ huynh qua phòng zoom của lớp. Ngay từ khi nhận lớp, tôi tập hợp tất cả danh 6 lạc và trao đổi với phụ huynh.Giáo viên nói rõ mục đích hoạt động của nhóm, đưa ra mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung, biện pháp, hình thức phong phú. Đồng thời, động viên phụ huynh tham gia trao đổi sôi nổi, phối hợp cùng giáo viên, nhà trường trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại nhà. (Hình ảnh: Lập zalo nhóm lớp) Tôi đã chủ động lên kế hoạch xây dựng những video hướng dẫn trẻ biết cách tự phục vụ, các trò chơi tương tác...., giúp trẻ có thể thực hiện được ở nhà như: Kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy đinh, kỹ năng lấy cất dép, lấy đồ dùng đồ chơi, kỹ năng mặc, cởi, gấp quần áo, kỹ năng cần thìa xúc, kỹ năng rót nước cho trẻ. cùng phụ huynh đồng hành hướng dẫn dạy trẻ. (hình ảnh: Cô xây dựng video gửi phụ huynh) Ngoài việc tự quay các video nói trên, tôi còn tích cực sưu tầm, chia sẻ đến 8 đồ chơi không phong phú, trẻ lại không có bạn chơi, trẻ chơi với đồ chơi quen thuộc, lặp lại sẽ nhàm chán thậm chí còn dẫn đến việc trẻ thích tò mò, khám phá những đồ dùng trong nhà và trò chơi không an toàn; vì vậy phụ huynh cần phải gần gũi trò 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phoi_ket_hop_voi_phu_huynh_ren_tre_24.docx
- SKKN Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ 24-36 tháng kỹ năng tự phục vụ tại nhà.pdf