SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, đặc biệt là việc giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng để trẻ nhận biết tập nói một cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng những thủ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thật sự có hứng trong học tập.
Nhưng do tình hình dịch bệnh covid 19 mà các con phải nghỉ học ở nhà, việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt còn nhiều hạn chế. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi thực sự băn khoăn và lo lắng làm thế nào trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được học tập để trẻ được phát triển ngôn ngữ. Phụ huynh thì sẽ có thêm vốn hiểu biết, phối kết hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ tại nhà. Đứng trước thực tế trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Ban giám khảo hội đồng chấm SKKN Trình độ Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến năm sinh danh môn “Một số biện pháp phối hợp Trường Mầm Giáo với phụ huynh giúp trẻ 24-36 Chu Thị Hòa 25/01/1995 Đại học non Phú Đông viên tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết): Giáo dục Nhà Trẻ - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu dùng : 9/2021- 4/2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến (Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói”. Trình bày đúng quy định về thể thức văn bản. Kết cấu gồm 03 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau: -Biện pháp 1: Lập nhóm lớp zalo, facebook trao đổi, phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhận biết tập nói tại nhà. -Biện pháp 2: Lập kế hoạch xây dựng video theo hướng chương trình lớp học cầu vồng. -Biện pháp 3: Đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin các phần mềm thiết kế video dạy học đẹp mắt, sáng tạo. -Biện pháp 4 : Áp dụng triệt để các kĩ năng sư phạm thu hút trẻ vào hoạt động. -Biện pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ nhận biết tập nói bằng nhiều hình thức khác nhau. -Biện pháp 6: Hướng dẫn phụ huynh khai thác triệt để đồ dùng, đồ chơi có sẵn ở trong gia đình để phục vụ nhận biết tập nói.. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không PHÒNG GD $ ĐT BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường MN Phú Đông Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG Tác giả: Chu Thị Hòa Đơn vị : Trường Mầm non Phú Đông - Ba Vì- Hà Nội Tên SKKN : “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói” Môn (hoặc Lĩnh vực): Giáo dục Nhà Trẻ Điểm Biểu được TT Nội dung Nhận xét điểm đánh giá I Điểm hình thức (2 điểm) Trình bày đúng quy định về thể thức văn bản (kiểu chữ, cỡ chữ, 1 dãn dòng, căn lề) Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn 1 đề, kết luận và khuyến nghị) II Điểm nội dung (18 điểm) 1 Đặt vấn đề (2 điểm) Nêu lý do chọn vấn đề mang tính 1 cấp thiết Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm 1 vi nghiên cứu 2 Giải quyết vấn đề (14 điểm) Tên SKKN, tên các giải pháp phù 1 hợp với nội hàm Nêu rõ cách làm cũ, phân tích nhược điểm. Có số liệu khảo sát 3 trước khi thực hiện giải pháp Nêu cách làm mới thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và 7 minh chứng tường minh cho hiệu quả của các giải pháp mới Có tính mới, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng 1 nghiên cứu, áp dụng 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài : “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói” 1. Lí do chọn đề tài Nói là cách mạnh mẽ nhất để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Phát triển lời nói có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ là viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non, là cả một quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi phải kiên trì, cô giáo, bố mẹ là người gương mẫu để trẻ noi theo. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, đặc biệt là việc giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng để trẻ nhận biết tập nói một cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng những thủ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thật sự có hứng trong học tập. Nhưng do tình hình dịch bệnh covid 19 mà các con phải nghỉ học ở nhà, việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt còn nhiều hạn chế. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tôi thực sự băn khoăn và lo lắng làm thế nào trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được học tập để trẻ được phát triển ngôn ngữ. Phụ huynh thì sẽ có thêm vốn hiểu biết, phối kết hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ tại nhà. Đứng trước thực tế trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói” 2. Mục đích nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt: Thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ tình cảm xã hội vì vậy mục đích chính của đề tài là tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 24-36 4 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu Đầu năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi với sĩ số 26 cháu. Qua nghiên cứu tình hình của trẻ đầu năm học tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1.Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì, giáo viên được cung cấp tài liệu và tham gia các lớp tập huấn, kiến tập. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và một tập thể đoàn kết tôi đã học hỏi được rất nhiều từ đồng nghiệp và đặc biệt là lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình tích cực trong công tác giảng dạy, tự rèn luyện, tham khảo sách báo, internet thông tin đại chúng để tìm ra phương pháp, biện pháp dạy và hướng dẫn trẻ phù hợp. Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng cho trẻ nhận biết tập nói để phát tiển ngôn ngữ. 1.2. Khó khăn Do tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp nên trẻ không được đến trường học trực tiếp mà chỉ được gặp mặt và trò chuyện học tập qua zalo và qua các video mà giáo viên gửi trên nhóm lớp. Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức còn hạn chế hơn so với các bạn của mình. Trẻ còn chậm nói, phát âm chưa chuẩn, nói ngọng.trẻ còn nhút nhát. Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, nghề tự do để con ở nhà cho ông bà chăm sóc, nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế. Phụ huynh còn tâm lí trẻ mầm non chưa học gì nên ít giành thời gian trao đổi cùng cô cũng như rèn và dạy dỗ con học tại nhà. Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn dẫn đến trẻ nói không đủ câu, nói trống không và còn nói ngọng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giup_tre_24_36.doc