SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid-19
Phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất tốt ở trẻ. Giúp phụ huynh trẻ hiểu rõ về công việc của giáo viên mầm non qua đó sẽ có những hỗ trợ tốt cho hoạt động của nhà trường.
Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức phối hợp với phụ huynh ở trường từ đó chọn lọc các hình thức phối hợp với phụ huynh tốt nhất. Giúp giáo viên nắm tình hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19. Giáo viên và các phụ huynh sẽ giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid-19
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “ Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid-19” 2. Lý do chọn đề tài. 2.1 Cơ sở lý luận. Năm học 2020-2021 trôi qua trong nỗi lo lắng của hàng triệu thầy trò và phụ huynh cả nước. Có thể nói, chưa bao giờ ngành giáo dục phải trải qua những khó khăn dồn dập như 2 năm trở lại đây kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và hiện giờ vẫn đang diễn biến phức tạp. Bước sang năm học 2021-2022, dù đã có những kinh nghiệm đối phó với tình hình dịch bệnh từ năm học trước, nhưng không thể nói là đã bớt âu lo. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hàng triệu học sinh trên cả nước không thể đến trường học trực tiếp, trong đó có học sinh Trường mầm non Ba Trại A nơi tôi công tác. Trẻ mầm non còn khá nhỏ chưa thể tự học trực tuyến nên dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu thì các giáo viên sẽ xây dựng các video gửi đến phụ huynh cũng như phối hợp hướng dẫn phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Bản thân là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi luôn băn khoăn và lo lắng làm thế nào để phối hợp hướng dẫn phụ huynh đạt hiểu quả khi không thể trực tiếp gặp mặt trao đổi với các bậc phụ huynh, làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được học tập, cung cấp đầy đủ các kiến thức để trẻ được phát triển toàn diện, phụ huynh thì có thêm hiểu biết, tích cực phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2, sĩ số 26 cháu. Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học Mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ khác nhau. Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và - 2 - Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19” giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất tốt ở trẻ. Giúp phụ huynh trẻ hiểu rõ về công việc của giáo viên mầm non qua đó sẽ có những hỗ trợ tốt cho hoạt động của nhà trường. Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức phối hợp với phụ huynh ở trường từ đó chọn lọc các hình thức phối hợp với phụ huynh tốt nhất. Giúp giáo viên nắm tình hình sức khỏe của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19. Giáo viên và các phụ huynh sẽ giúp chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN. 4. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm * Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19. * Đối tượng khảo sát thực nghiệm + Cơ sở vật chất: Máy tính, đồ dùng, đồ chơi đơn giản tại nhà. + Nghiên cứu thực trạng phụ huynh quan tâm tới nhóm lớp của trẻ nhà trẻ nhóm 24 - 36 tháng D2 + Nhận thức của giáo viên, phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19. + Kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. - 4 - Với tổng số cháu: 26. Qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 và quy chế chuyên môn nhà trường. Khi thực hiện đề tài này Tôi nhận thấy những khó khăn và thuận lợi cơ bản sau: 2.1. Thuận lợi: * Về phía nhà trường: Được sự quan tâm của PGD&ĐT Huyện Ba vì hàng năm Phòng giáo dục đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trong toàn thị xã đến tại các trường qua zoom để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn. Được các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, khang trang sạch đẹp. Nhà trường luôn quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị như ti vi, máy chiếu để dạy các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm qua zoom do phòng giáo dục và trường tổ chức. * Về giáo viên: Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện bản thân, biết sử dụng máy vi tính. Tôi luôn tâm huyết với nghề, tận tình với trẻ và có trách nhiệm cao với hoạt động chuyên môn. Có trình độ Đại Học, nắm chắc các kiến thức chuyên môn cũng. Luôn tìm tòi, học hỏi, phát huy những cái hay, cái mới; sáng tạo và linh hoạt trong công tác giảng dạy. Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, tập huấn chuyên môn do trường, tổ chuyên môn tổ chức. * Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ, sẵn sàng phối hợp với giáo viên và nhà trường khi cần thiết. 100% phụ huynh có sử dụng tài khoản zalo.Một số phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên trực tiếp cũng như qua tin nhắn zalo, messge....trao đổi với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ. * Về phía trẻ: Lớp có tổng số 26 cháu. Trẻ ở lớp đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin. 2.2. Khó khăn - 6 - - Lập zalo, facebook nhóm lớp thường xuyên tuyên truyền đến phụ huynh về các biện pháp chăm sóc giáo dục rèn nề nếp thói quen cho trẻ. - Đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin, thiết kế video đẹp, các trò chơi sáng tạo để trẻ có thể tương tác trên máy tính hoặc điện thoại. - Hướng dẫn phụ huynh tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên dễ tìm kiếm để trẻ chơi khi ở nhà. 4. Mô tả, phân tích các biện pháp: 4.1. Khảo sát lớp và tiếp cận với phụ huynh. Trong năm học 2021 – 2022 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ D2 với số lượng 26 trẻ. Phụ huynh chủ yếu làm công nhân nông dân nên thời gian để trao đổi tuyên truyền gặp nhiều khó khăn. Nắm được tình hình đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải có biện pháp phù hợp nhất để tất cả phụ huynh trong lớp dù ở đâu hay làm công việc gì cũng luôn sắp xếp thời gian và tương tác với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đầu tiên khi nhận lớp, tôi lập nhóm zalo đặt tên cho nhóm là“nhóm lớp nhà trẻ D2 Trường MN Ba Trại A (2021-2022), sau đó tôi dùng số điện thoại và mời tất cả các phụ huynh của lớp vào nhóm. Khi mời được phụ huynh vào nhóm thì tôi tìm cách tiếp cận với tất cả các phụ huynh ở lớp thông qua việc nhắn tin trong nhóm để giới thiệu bản thân, làm quen với tất cả phụ huynh, rồi sau này tôi cũng dần tiếp cận với với từng phụ huynh thông qua nhắn tin riêng, gọi điện qua video. (Phụ lục 1 – Hình ảnh 1) Khi trao đổi riêng bước đầu tôi chưa vội gọi bằng hình thức video mà nhắn tin trước để xem phản ứng của phụ huynh như thế nào, đặc biệt với phụ huynh khó tính, nếu phụ huynh vui vẻ trao đổi hồi đáp thì tôi sẽ hỏi ý kiến phụ huynh và nhờ phụ huynh sắp xếp thời gian hợp lý để cô gọi video cùng trò chuyện với phụ huynh, tránh làm phiền khi phụ huynh đang bận. Với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn tôi cũng thường gọi điện hỏi thăm, động viên để phụ huynh thấy được sự cảm thông, quan tâm của giáo viên tới mình. - 8 -
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_cham_soc_giao_d.doc