SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng làm thế nào để ngôn ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể không nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Trong cuộc sống nếu không có vốn từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển. Khi con người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp vững vàng, tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống.
Để có ngôn ngữ phát triển trước tiên ta phải phát triển vốn từ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình: Ông, bà, bố, mẹ.... hay môi trường xã hội: Nhiều giáo viên còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, nghèo nàn. Vì vậy, qua quá trình thực tế dạy trẻ, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và tìm tòi nghiên cứu chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm non ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm non ” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển tốt vốn từ ở trong trường mầm non để trẻ có một tiền đề ngôn ngữ vững chắc cho những năm học tập tiếp theo. - Qua đề tài có thể giúp giáo viên lắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN. * Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 24-36 tháng tại lớp D4 * Phạm vi nghiên cứu - Lớp D4 Trường mầm non tôi đang công tác * Thời gian nghiên cứu - Một năm học từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018 B - NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Con người có thể phát triển văn minh, hiện đại như hiện nay là nhờ khả năng truyền đạt kinh nghiệm giữa các cá thể với cộng đồng và ngược lại... và công cụ duy nhất giúp con người có khả năng đó chính là nhờ ngôn ngữ. Hay nói cách khác, con ngườ đã sử dụng âm tiết phát ra từ thanh quản theo ý muốn để giao tiếp, nó đươc gọi là tiếng nói và tiếng nói đó được quy chuẩn là ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con người có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ngay cả khi không có chúng trước mặt, tức là ngoài phạm vi nhận thức cảm tính. Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng. Các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Nhờ đó mà ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng). Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người. Có thể nói ngôn ngữ là công cụ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ cảm xúc và lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội. Ngôn ngữ một thứ công cụ để tổ chức xã hội, để duy trì mối 2 | 27 Là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn có suy nghĩ chăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn chính xác, đúng tiếng việt và biết diễn tả đúng ý của mình để các con có thể học tốt các môn học khác nhau, thỏa sức khám phá về mọi vật hiện tượng, về thế giới xung quanh, phát triển tư duy trẻ. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này, từ đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được tham gia bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do cấp trên và nhà trường tổ chức. - Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định. - Trẻ đi học chuyên cần đều. - Đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ phong phú đa dạng về màu sắc chất liệu (tranh thơ, tranh truyện ....) - Phòng học được xây dựng đúng quy cách đặc trưng của lứa tuổi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn đủ ánh sáng, bàn ghế cho trẻ phù hợp dễ hoạt động. - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát xao của Phòng giáo dục huyện và Ban Giám hiệu nhà trường, cùng sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp. - Luôn được phụ huynh quan tâm và ủng hộ. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì tôi còn những khó khăn: - Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt vì trường còn chưa có nhóm lớp18-24 tháng tuổi các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau. - Vốn từ của trẻ trong lớp không đồng đều, khả năng nghe hiểu ngôn ngữ,vốn từ của trẻ còn kém. - Một số cháu còn chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa biết trả lời câu hỏi của cô, phát âm chưa rõ, còn nói ngọng. 4 | 27 Dựa vào cơ sở trên, đối chiếu với tình hình thực tế, khi tiếp xúc với trẻ hàng ngày tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp chưa đủ câu cho nên nhiều khi tôi chưa hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn. Tôi thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng ngôn ngữ còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ thường nói chậm, nói kéo dài giọng, đôi khi còn ậm, ừ, ê, a, chưa mạch lạc rõ ràng. Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy cần phải nắm vững vốn từ của trẻ. Mặt khác, tôi phải nói to, rõ ràng mạch lạc, dễ nghe. Qua tiếp xúc với trẻ ở lớp tôi thấy trẻ còn nói ngọng, nói không đủ câu và chưa biết diễn đạt ý của mình. Ví dụ: Khi trẻ muốn đi vệ sinh mà không biết nói (xin cô cho con đi vệ sinh) mà chỉ biết túm tay vào quần hoặc dắt tay cô. Quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế gia đình mà phụ thuộc nhiều việc ông bà, bố mẹ có dành thời gian trò chuyện với trẻ hay không? cha mẹ có lắng nghe con kể chuyện về sinh hoạt của con và bạn bè khi ở lớp hay không? Cô có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không?...Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và cảm xúc của trẻ. Vì vậy khi tiếp xúc với bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu, để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. 2. Biện pháp 2: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học: Phát triển vốn từ cho trẻ là việc làm quan trọng vì vậy chúng ta có thể dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong những hoạt động học trong trường mầm non. 2.1. Thông qua giờ hoạt động nhận biết: Qua nhiều năm đứng lớp tôi nhận thấy đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ. Trong hoạt động trẻ được tri giác, trải nghiệm các đối tượng qua đó cung cấp vốn từ cho trẻ hiệu quả. Do đó trong tiết học tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, trong khi trẻ trả lời tôi hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói củn lủn hoặc cộc lốc và chú ý sửa sai cho trẻ, gọi nhiều trẻ nói để phát triển vốn từ cho trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó tôi đã chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. 6 | 27 có thói quen trả lời đủ câu. Cái gì đây? (Chân gà ạ). Đây là cái gì? (Con thưa cô đây là chân gà ạ). Chân gà để làm gì? (Con thưa cô chân gà để đi ạ). Gà trống là động vật sống ở đâu ở đâu? (Con thưa cô là vật nuôi trong gia đình ạ), Gà trống gáy như nào? (Gáy ò ó o ạ). Tôi cho trẻ giả làm tiếng gà trống gáy. 7 Be tạp di mau Hình ảnh: Cô và cháu cùng nhận biết con gà trống Ví dụ 3: Trong bài “Nhận biết quả cam” tôi muốn cung cấp từ “Quả cam, sần sùi, múi cam, dạng hình tròn, chua chua ngọt ngọt ” cho trẻ, tôi phải chuẩn bị cho mỗi trẻ một quả cam thật, để trẻ có thể sử dụng các giác quan: Sờ, nhìn, nếm, ngửi,... nhằm phát huy được tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, tôi đưa ra với một hệ thống câu hỏi: Quả gì đây? Quả cam có màu gì? Đây là cái gì? Vỏ cam như thế nào? Bên trong quả cam còn có gì? Khi trẻ trả lời tôi chú ý sửa sai cho trẻ nói đủ câu (Con thua cô quả cam ạ) từ “Múi cam” mỗi câu trả lời tôi gọi nhiều trẻ cho trẻ nói nhiều qua hình thức phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất. 2.2. Thông qua giờ đọc thơ, kể truyện: Giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành kỹ năng nói mạch lạc cho trẻ, thông qua các tiết học thơ, truyện trẻ có thể học thêm được rất nhiều từ mới, 8 | 27
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_lua_tuoi_24.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non.pdf