SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Mỹ Lộc
Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trẻ còn nói lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ “phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh trẻ rất ham nói “trẻ lên 3 cả nhà học nói” . Đặc biệt lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Vì thế việc phát triển từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và lĩnh hội tri thức tốt hơn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng tiếng phổ thông. Vì vậy tôi đã dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá về sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Mỹ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở Trường Mầm non Mỹ Lộc
1.MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Vốn từ là phương tiện giao tiếp nhận thức thế giới vạn vật hấp dẫn xung quanh con người. Nhờ có vốn từ mà trẻ em và người lớn thiết lập được những mối quan hệ tương hỗ với nhau, hiểu và cảm thông lẫn nhau, đồng thời cũng nhờ có vốn từ mà đứa trẻ có khả năng mở định tầm nhìn của mình. Khi trẻ biết nói, trẻ dễ dàng giao tiếp với người lớn cũng như trẻ có khả năng điều khiển hành vi của mình. Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người. Vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhiệm vụ nặng nề của giáo dục trí tuệ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Nếu người lớn chúng ta lơi là công tác giáo dục và dạy trẻ tập nói, tức là đã bỏ qua một cơ hội tốt để phát triển vốn từ cho trẻ. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này nhu cầu giao tiếp của trẻ thì ở độ tuổi này nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá - chá; Không cần - Hông chần; ... đặc biệt vốn từ của trẻ còn nghèo nàn. Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trẻ còn nói lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ “phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh trẻ rất ham nói “trẻ lên 3 cả nhà học nói” . Đặc biệt lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Vì thế 1 thành những cảm xúc tích cực. Vốn từ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Vốn từ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có vốn từ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh... của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24 - 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành vốn từ cho trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề: a. Thuận lợi: Được sự quan tâm của phòng giáo dục, của địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường. Nhà trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 3 năm 2015 và được kiểm định đánh ngoài vào tháng 10 năm 2015, kết quả nhà trường được đoàn đánh giá ngoài đánh giá đạt mức độ 3. Trường mầm non Mỹ Lộc ở vị trí trung tâm xã, có bếp ăn bán trú nên rất thuận lợi cho tất cả con em đến trường. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tập nâng cao tay nghề góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt tiếp thu chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức. 100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ trong việc dạy dỗ các cháu. Thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và hoạt động vui chơi cho trẻ. Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nói đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn. Luôn nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, tích cực học tập và hứng thú hoạt động. Một lớp có chung một độ tuổi nên nhận thức của trẻ tương đối đồng đều, đa số trẻ đến lớp chuyên cần. b. Khó khăn: 3 Khả năng nghe hiểu lời nói 15 4 27 3 20 6 40 2 13 0 0 Vốn từ 15 3 20 2 13 7 47 3 20 0 0 Nghe nhắc lại các âm, 15 1 7 4 27 8 53 2 13 0 0 các tiếng và các câu Sử dụng ngôn ngữ để 15 2 13 3 20 7 47 3 20 0 0 giao tiếp Qua khảo sát tôi thấy, trẻ đạt yêu cầu là 80%, trong khi đó trẻ chưa đạt yêu cầu là 13 đến 20%. Chủ yếu là vốn từ và khả năng sử dụng vốn từ để giao tiếp chưa đạt còn chiếm tỷ lệ cao 20%. Nguyên nhân là do: - Chuẩn bị đồ dùng chưa hấp dẫn. - Khi dạy chưa quan tâm đến phát âm của trẻ. - Một số trẻ chưa chú ý trong giờ học. - Chưa nghiên cứu và học hỏi. Qua kết quả đó tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, đồng nghiệp và đưa một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP 2.3.1. Các giải pháp: - Phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói. - Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của nhà nước, của ngành về giáo dục mầm non và các tài liệu có liên quan về phát triển nhận biết tập nói. - Sử dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức phát triển vốn từ cho trẻ thông qua nhận biết tập nói. - Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp để phát triển vốn từ thông qua hoạt động nhận biết tập nói. 2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện: Với trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất thích hoạt động nhận biết tập nói và rất hứng thú với hoạt động này. Chính vì vậy mà tôi muốn thông qua hoạt động nhận biết tập nói để phát triển vốn từ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện như sau : Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức đưa trẻ đi vào nề nếp, thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng trẻ một cách hợp lý: + Trẻ nói ngọng, nói lắp ngồi cạnh trẻ nói lưu loát. + Trẻ ngồi ngay ngắn và nghiêm túc. + Trẻ nói tốt ngồi với trẻ nói chưa tốt. + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. + Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để 5
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở.pdf