SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết

Qua một năm dạy trên lớp và tiếp xúc với học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động, tôi nhận thấy trẻ chưa thật sự hứng thú với hoạt động nhận biết tập nói, vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ nâng cao được vốn từ để từ đó trẻ có thể hòa nhập và phát triển một cách tốt nhất. Từ những lý do trên, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp và tham khảo thêm sách báo, tạp chí, chuyên san, truyền hình, internet. Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết”.
docx 20 trang thuydung 08/05/2024 1730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết

SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thông giáo dục quốc dân, đặt nền 
móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. 
Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là 
nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng 
cực kì quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện 
đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của 
thời đại “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và 
phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm non nhằm nâng 
cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo 
viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song 
việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động 
trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động 
phát triển nhận thức cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng 
trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân 
cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, 
não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành 
hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi 
nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc 
và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển 
trong tương lai của trẻ. Vốn từ là phương tiện giao tiếp nhận thức thế giới vận vật hấp 
dẫn xung quanh con người. Nhờ có vốn từ mà trẻ em người lớn thiết lập được những mỗi 
quan hệ tương hỗ với nhau, hiểu và cảm thông lẫn nhau, đồng thời cũng nhờ có vốn từ 
mà đưa trẻ có khả năng mở định tầm nhìn của mình. Khi trẻ biết nói, trẻ dễ dàng giao tiếp 
với người lớn cũng như trẻ có khả năng điều khiển hành vi của mình. Bằng vốn từ của 
mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của 
người lớn muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực giáo tiếp với mọi người. Vì vậy việc phát 
triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhiệm vụ nặng nề của giáo dục trí tuệ cho trẻ 24 
- 36 tháng tuổi. Nếu người lớn chúng ta lơ là công tác giáo dục và dạy trẻ tập nói tức là 
đã bỏ qua một cơ hội tốt để phát triển vốn từ cho trẻ. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở 
độ tuổi này thì nhu câu giáo tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa 
phát triển, trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá - chá, không cần - Hông chần,...đặc biết vốn từ 
của trẻ còn nghèo nàn.
 Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trẻ còn nối lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ 
“Phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh, trẻ rất ham nói “Trẻ lên ba cả nhà 
học nói”. Đặc biệt lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh 
 4 3.1. Thuận lợi
 Trường mầm non Mỹ Hưng là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 
I của huyện Thanh Oai - TP Hà Nội. Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất theo 
thông tư 02 của Bộ GD & ĐT
 Sĩ số trẻ bảo đảm cho điều kiện dạy và học. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn có sức 
khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động
 Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên trong 
trường phát huy được hết khả năng của mình trong quá trình giảng dạy, được đi học hỏi 
bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, học tập thăm quan ở các trường bạn.
 Trong lớp 3 cô đều đạt trình độ chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ. Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động
 Tôi luôn có ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyện môn và nâng cao 
chất lượng dạy trẻ
 Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị nghe nhìn hiện đại: Tivi màn 
hình lớn, loa, đài...
 Tại lớp có đủ các góc cho trẻ hoạt động, bố trí các góc phù hợp, dễ lấy và cất đồ 
dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chơi.
 - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, 
học liệu trong các góc chơi.
 3.2. Khó khăn
 Đầu năm nhận thức của trẻ không đồng đều do tháng sinh của trẻ chênh nhau.
 Có một số trẻ khi ra lớp vốn từ hạn chế, chưa biết cách giao tiếp và biểu đạt mong 
muốn, nhu cầu của bản thân
 Tất cả trẻ trong lớp đều là con em ở nông thôn nên ít được sự quan tâm của bố mẹ 
và gia đình trong việc phát triển vốn từ cho trẻ. Họ chỉ nghĩ đơn giản đến trưởng chỉ cần 
đảm bảo ăn, ngủ, vệ sinh của con em mình. Không quan tâm đến việc phát triển vốn từ 
cho trẻ nên không bồi dưỡng thêm cho con ở nhà.
 Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới góc 
 độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 
 36 tháng lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết”
 * Kết quả điều tra của đầu năm như sau:
 Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ D1.
 - Tổng số cháu của lớp là 27 cháu: Số cháu nam là 14 cháu, Số cháu nữ là 13 
 cháu
 - Số liệu điều tra:
 6 Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích 
lũy kinh nghiệm về việc phát triển vốn từ cho trẻ của giáo viên là vô cùng quan trọng bởi 
thông qua đó giáo viên nắm chắc được các phương pháp, biện pháp để áp dụng thực tế trên 
trẻ sao cho phù hợp nhất nhằm kích thích trẻ chủ ý, lắng nghe người khác nói, tự tin nói, 
tự tin giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh. Qua đó vốn từ của trẻ phát 
triển dần dần góp phần hình thành con người năng động trong tương lai.
 Tôi luôn tự chau dồi kiến thức mọi lúc mọi nơi để làm mới mình như: Tham khảo 
các thong tin qua các trang giáo dục, qua sách vở tài liệu, sách báo, chuyên san chuyên đề 
về việc phát triển vốn từ cho trẻ thanh gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng giáo dục tổ 
chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức. Học hỏi qua bạn bè đồng 
nghiệp để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về phát triển vốn từ cho trẻ
 Khi tổ chức hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ tôi đưa ra các hình thức làm phong 
phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ tích cực qua hoạt động nhận biết cùng cô
 Ví dụ: Đàm thoại về “Quả cam”
 Cô phải có tranh quả cam và quả cam thật, vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan 
hành động, nói đến quả cam trẻ cần được nhìn, sờ, ngửi hoặc nếm quả cam thì những ấn 
tượng, biểu tượng của quả cam sẽ đi sâu và gắn liền với trẻ.
 Do đó đàm thoại thích ứng với lợi ích và tâm lý trẻ phải được tiến hành nhẹ nhàng, 
thoải mái, tự nhiên đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Câu hỏi đàm thoại cần đơn giản, dễ 
hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi.
 Thông qua trò chuyện và đàm thoại không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch 
lạc, chính xác, sử dụng câu đúng ngữ pháp mà còn góp phần rèn luyện cho trẻ thói quen 
mạnh dạn trong giao tiếp
 Ngoài ra để phát triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải nắm 
chắc kiến thức, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Phải thường xuyên đổi mới sáng 
tạo trong hoạt động nhận biết để giúp trẻ hoạt động tích cực, trẻ được giao tiếp nhiều sẽ 
giúp vốn từ ngày càng phát triển.
 + Một số hình thức khác thu hút trẻ
 - Sưu tầm một số bài thơ, bài hát phù hợp với chủ đề giúp trẻ phát triển vốn từ và 
khả năng diễn đạt nói lưu loát, đủ câu, rõ ràng, mạch lạc thông qua đó cung cấp cho trẻ 
các kiến thức một cách nhẹ nhàng, tích hợp thêm một số câu đố hay giai điệu bài hát tạo 
cho trẻ húng thú và thu hút trẻ học hơn.
 - Bên cạnh đó phương pháp sử dụng trò chơi cũng rất có hiệu quả trong mỗi tiết 
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng Lớp D1 thông qua hoạt động nhận biết.pdf