SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa

Đối với trẻ mầm non nói chung và nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng, việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, bước đầu xác định việc đặt chân ra thế giới bên ngoài. Trẻ dần được làm quen với môi trường xã hội mới có trường, lớp, cô và các bạn. Bước chân ra ngoài, trẻ sẽ phải tập làm quen và thích ứng cơ thể đối với môi trường đó cũng như việc chịu đựng được các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới cơ thể của mình. Trong việc nghiên cứu giáo dục thể chất ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ giáo dục thể chất ở lứa tuổi này là tiếp tục củng cố, tăng cường bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực, giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ tự phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế. Thêm vào đó, khả năng miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này còn yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa hơn so với trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Đây là một khó khăn trong việc phát triển thể lực của trẻ nhà trẻ và điều đó phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ sau này. Nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về tác dụng của thể lực đối với sự phát triển toàn diện của trẻ cùng với mong muốn sao cho trẻ lớp tôi phụ trách cũng như trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nói chung có được sức khỏe và thể chất tốt nhất để học tập và vui chơi, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non" làm đề tài nghiên cứu của mình.
doc 39 trang thuydung 30/05/2024 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa

SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa
 MỤC LỤC
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................3
I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN....................................................................3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ...............................................................................4
1. Đặc điểm tình hình chung ...............................................................................4
2.Thuận lợi...........................................................................................................5
3. Khó khăn .........................................................................................................5
III. CÁC BIỆN PHÁP .........................................................................................6
1. Khảo sát thực trạng trẻ tại lớp ........................................................................6
2. Giáo dục phát triển thể chất.............................................................................9
3. Giáo dục phát triển thể chất.............................................................................10
4. Kết hợp cùng phụ huynh chú ý chăm sóc phát triển thể lực cho trẻ ..............14
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN....................................................................15
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................17
 1. Kết luận: ........................................................................................................17
2. Khuyến nghị: ..................................................................................................17
Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................
Phụ lục................................................................................................................. 2
năng miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này còn yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh về 
đường hô hấp, tiêu hóa hơn so với trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Đây là một khó khăn 
trong việc phát triển thể lực của trẻ nhà trẻ và điều đó phần nào ảnh hưởng tới sự 
phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ sau này.
 Nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về tác dụng của thể lực đối với sự 
phát triển toàn diện của trẻ cùng với mong muốn sao cho trẻ lớp tôi phụ trách 
cũng như trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nói chung có được sức khỏe và thể chất tốt 
nhất để học tập và vui chơi, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp 
phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non" làm đề 
tài nghiên cứu của mình.
 * Mục đích nghiên cứu:
 Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh trên cơ sở đó đề 
xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy trẻ phát triển thể chất ở trường 
mầm non.
 * Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp giúp phát triển thể lực cho trẻ, hình thành các kỹ năng như: 
Tự phục vụ, vận động, mềm dẻo, khéo léo.
 * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non.
 * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Từ tháng 9 / 2022 đến tháng 4 / 2023.
 * Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp trò chơi. 4
lượng đổi, chất đổi trong cơ thể. Sự tác động qua lại giữa các quy luật tự nhiên 
đó phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và hoạt động của con người như: điều 
kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất, giáo dục, lao động sinh hoạt. Do 
đó, có thể nói sự phát triển thể chất của con người là do xã hội điều khiển.
 Sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi cũng 
vậy, nó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường xã hội xung quanh. Trẻ có 
được cơ thể phát triển khỏe mạnh hay không phụ thuộc phần lớn vào chế độ 
dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao ở gia đình và nhà trường.
 Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc phát triển thể chất cho trẻ 
nhà trẻ là một việc vô cùng cần thiết. Sức khỏe của trẻ phải được xã hội quan 
tâm một cách khoa học và đầy đủ. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ, giáo viên và phụ huynh phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau về chế 
độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho trẻ. Giáo viên phải tự tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi 
có tác dụng kích thích sự vận động ở trẻ, đồng thời phải chú ý khơi gợi lòng 
nhiệt tình thích thú của trẻ khi tham gia các trò chơi vận động, các hoạt động thể 
dục sáng, các bài tập phát triển thể chất, chú ý tích hợp các trò chơi vận động 
vào tất cả các môn học, giáo dục trẻ về vệ sinh dinh dưỡng qua các giờ sinh hoạt 
chung, giờ ăn...Tuyên truyền và kết hợp cùng phụ huynh phòng, chống các bệnh 
cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, trẻ mới có điều 
kiện để phát triển thể chất cũng như phát triển toàn diện về tất cả các mặt Đức - 
Trí -Thể - Mỹ một cách tốt nhất.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 1. Đặc điểm tình hình chung:
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một ngôi trường được xây dựng 
khá khang trang, với 3 điểm trường. Trẻ đang được chăm sóc, nuôi dường, giáo 
dục tại khu Hữu Từ với 6 lớp học, khu trung tâm tại thôn Hữu trung với 8 lớp 
học. Khu phú Diễn được xây mới và mới nhận bàn giao tháng 3 năm 2023. Hiện 
tại nhà trường đang tiếp nhận trang thiết bị được đầu tư, bên cạnh đó ban giám 
hiệu đang chỉ đạo xây dựng môi trường, làm công tác tuyên truyền chuẩn bị cho 
việc tiếp nhận trẻ vào thời điểm tuyển sinh năm học 2023- 2024.
 Nhà trường đã được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công 
nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 01/2021.
 Đời sống nhân dân trong toàn xã với 2/3 sống bằng nghề trồng trọt và buôn 
bán nhỏ lẻ.
 Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 
tháng với tổng số là 32 cháu, trong đó nam là 17 cháu, nữ là 15 cháu. Lớp có 3 
giáo viên, trong đó 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn. 6
 III. CÁC BIỆN PHÁP
 1. Khảo sát thực trạng trẻ tại lớp, tạo môi trường học tập, trang trí góc 
lớp - làm đồ dùng đồ chơi giúp trẻ vận động, phát triển thể chất.
 1.1 Khảo sát thực trạng trẻ tại lớp
 Đối với trẻ nhỏ, những năm đầu tiên bước chập chững ra khỏi gia đình, hòa 
mình vào với môi trường xã hội mới, có trường, lớp, cô giáo và các bạn là quãng 
thời gian có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Ngay từ thuở lọt lòng trẻ 
luôn được ở trong vòng tay bố mẹ và những người thân yêu, quen với nếp sống, 
giờ sinh hoạt của gia đình thì nay bé phải tập làm quen với quãng thời gian trong 
ngày không có bố mẹ, tập quen với nếp sinh hoạt, giờ giấc mới. Đây là những 
thay đổi môi trường đầu tiên đối với các bé và sự thay đổi này ít nhiều có ảnh 
hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ trong một thời gian dài. Đặc biệt với trẻ 
nhà trẻ, lứa tuổi này trẻ dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài đối với cơ thể, 
trẻ trong giai đoạn này sức đề kháng còn kém, cộng thêm với các kỹ năng kỹ 
xảo vận động chưa có, vì vậy việc đưa trẻ vào nếp sinh hoạt học tập cũng như 
vận động thể dục thể thao là rất khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng biện 
pháp khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng thể lực trẻ tại lớp mình. Tôi cho 
rằng đây là việc quan trọng đầu tiên để giúp tôi cũng như các giáo viên trong lớp 
có thể đánh giá, nhìn nhận các kỹ năng và tình hình sức khỏe của từng cá nhân 
trẻ một cách cụ thể nhất, để từ đó ta sẽ tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp 
giúp trẻ phát triển cho phù hợp.
 Dựa trên các nghiên cứu về sự phát triển thể chất của trẻ, ngay từ đầu năm 
học tôi đã nghiêm túc tiến hành khảo sát thực trạng trẻ dựa trên các tiêu chí về 
sức khỏe yếu tố cân nặng, chiều cao và các kỹ năng thực hiện vận động của trẻ 
cũng như khả năng thực hiện các thói quen vệ sinh dinh dưỡng tốt trong sinh 
hoạt của trẻ. Kết quả khảo sát được thể hiện rõ trong 2 bảng sau:
 Bảng 1: Bảng theo dõi cân nặng, chiều cao đầu năm của trẻ:
 TS trẻ: Cân nặng Chiều cao
 32 SDD BT Nguy cơ BP TC BT
 Số trẻ 3/32 29/32 1/32 2/42 30/32
 Tỷ lệ % 9,4 90,6 3,1% 6,3 93,7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_cho_tre_24_36_than.doc