SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng Lớp D1 Trường Mầm non số 2 Minh Lập

Ngôn ngữ là một phương tiện để trẻ giao tiếp với người xung quanh bằng cách trẻ nói, hỏi, trả lời, trẻ thể hiện nhu cầu, khả năng của bản thân. Trẻ dùng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, tình cảm của trẻ với người xung quanh. Trẻ dùng ngôn ngữ để tiếp nhận thông tin, lĩnh hội kiến thức về thế giới xung quanh.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc chúng ta làm phong phú vốn từ cho trẻ để trẻ có thể diễn đạt được ý muốn của bản thân, các sự vật, hiện tượng thông qua ngôn ngữ. Đồng thời giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ để từ, trẻ biết sử dụng từ phù hợp với hoàn cảnh, tình huống, giúp trẻ sử dụng câu chính xác, từ câu đơn giản đến câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Giáo dục ngôn ngữ còn là giáo dục văn hóa giao tiếp cho trẻ.

Trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ 22 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi, vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ.

doc 18 trang thuydung 03/10/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng Lớp D1 Trường Mầm non số 2 Minh Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng Lớp D1 Trường Mầm non số 2 Minh Lập

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng Lớp D1 Trường Mầm non số 2 Minh Lập
 2
giản đến câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Giáo dục ngôn ngữ còn là giáo dục văn 
hóa giao tiếp cho trẻ.
 Trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ 22 
tháng tuổi đến 30 tháng tuổi, vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động 
từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần 
theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các 
sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, 
thời gian và các mối quan hệ.
 Năm học 2022 - 2023 tôi cùng với một giáo viên được phân công phụ trách 
lớp nhà trẻ 24-36 tháng lớp D1 với tổng số trẻ là 24 trẻ. Khi tiến hành kiểm tra 
khả năng ngôn ngữ của trẻ, tôi gặp những khó khăn, thuận lợi sau:
 5.1.2. Cơ sở thực tiễn
 Trên thực tế cho thấy ngày nay song song với sự phát triển của khoa học kỹ 
thuật và công nghệ thông tin. Trẻ em đang bị ảnh hướng không tốt từ một số thói 
quen hình thành ở cha mẹ, những người xung quanh. Việc các con tiếp xúc sớm 
với các sản phẩm công nghệ như những chiếc điện thoại thông minh hay việc 
các con ngồi hàng giờ chơi game trên máy tính hay gián mắt vào chiếc Tivi hiện 
không còn xa lạ. 
 Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay đó là: Trẻ chậm nói, trẻ tăng 
động, trẻ giảm tập trung chú ý, chưa nói xa hơn là các dấu hiệu của trẻ nặng 
hơn có thể mang tên “tự kỷ”, số lượng gia tăng, ngày càng phổ biến? Có rất 
nhiều nguyên nhân mà đến nay khoa học kỹ thuật chưa có câu trả lời thích đáng. 
Nhưng chúng ta không thể không phủ nhận một nguyên nhân bắt nguồn từ 
người lớn đó là ít giao tiếp với trẻ. Cha mẹ thường viện lý do, nào là bận, nào là 
mệt, Vâng đó là cách biện minh cho sự thiệt thòi của con cái. Chúng thích 
điện thoại, Chúng thích Apaat,  bố mẹ ru chúng ăn, ru chúng hờn, ru chúng 
chơi bằng công nghệ thông tin. Và sau đó bảo con tôi chưa biết vòng tay xin, 
chưa biết chào, chưa biết xúc ăn, chưa biết hát,những lại biết sử dụng điện 
thoại thành thạo, Không chỉ có vậy mà chúng ta cũng dễ hiểu cho các bậc cha 
mẹ, ngày nay mỗi gia đình chỉ có 1-2 con. Vì vậy các bậc phụ huynh bao bọc 
con em mình quá “kỹ” dẫn đến cơ hội trẻ được tiếp xúc, được trải nghiệm, được 
cọ sát với môi trường tụ nhiên, môi trường xã hội càng bị hẹn chế, dẫn đế khả 
năng tiếp nhận thông tin càng ít ,điều này đồng nghĩa với việc ngôn ngữ, vốn từ 
của trẻ bị thu hẹp. 
 - Trong thực tế việc dạy trẻ Mầm non phát triển ngôn ngữ chỉ mang tích 
chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý đến tính sáng tạo như hoạt động kể 
chuyện hay đơn giản là việc hình thành cảm thụ văn học cho trẻ, chưa chú ý đến 
vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của các tác phẩm văn học trong quá trình 
dạy, giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp 
thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 
 a. Thuận lợi 4
 Qua quá trình khảo sát đối với trẻ 24-36 tháng đa số trẻ còn hạn chế về 
ngôn ngữ, nên bản thân tôi đã tìm tòi và nghiên cứu để tìm ra những biện pháp 
hay, hấp dẫn để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt qua hoạt động kể chuyện.
 5.2. Biện pháp thực hiện: 6 Biện pháp
 5.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn câu chuyện phù hợp
 Để xây dựng lên một giờ kể chuyện, bước đầu tiên tôi cần làm là lựa cho 
câu chuyện sao cho phù hợp với trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng. Câu chuyện tôi chọn 
ngắn gọn xúc tích, số lượng nhân vật và lời thoại trong từng câu chuyện phải 
phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau trong năm học. Bước này 
khá quan trọng vì nó liên quan đến nội dung, kiến thức, câu từ mà tôi cần cung 
cấp cho trẻ thông qua từng câu chuyện.
 Cụ thể: Câu chuyện được chọn ở đây không quá dài, cũng không quá ngắn 
khoảng 1/4 trang giấy. Nội dung câu chuyện cũng phải dễ hiểu dễ nhớ không 
trừu tượng hóa và lời văn trong sáng. Tùy từng giai đoạn khác nhau trong năm 
học mà lựa chọn câu chuyện có số nhân vật cũng khác nhau từ 1 đến 2 hoặc 3, 4 
nhân vật.
 Ví dụ:
 Đầu năm dạy truyện “Đôi bạn tốt” có 2 nhân vật là: gà và vịt.
 Giữa năm dạy truyện “Cây táo” có 4 nhân vật là: ông, em bé, gà trống, 
bươm bướm.
 Song song với số nhân vật trong câu chuyện thì lời đối thoại trong câu 
chuyện đó cũng cần phải dễ hiểu, gần gũi, ngắn gọn. Khi nghe trẻ có thể hiểu 
các nhân vật trong câu chuyện đang nói gì, đang làm gì Và khi lựa chọn câu 
chuyện tôi cần xác định được là thông qua câu chuyện đó cung cấp từ mới gì 
cho trẻ, cho trẻ nhắc lại nhiều lần để trẻ nhớ làm giàu thêm vốn từ cho trẻ.
 Ví dụ: Giai đoạn đầu năm, tôi chọn câu chuyện “Mẹ tắm bé”- chủ đề “Gia 
đình”. Nội dung câu chuyện khá dễ hiểu, dễ nhớ và gần gũi giống như cuộc sống 
hàng ngày của trẻ. Câu chuyện có lời đối đáp giữa mẹ và em bé là những thói 
quen trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp trẻ dễ thuộc và dễ bắt chước. Qua câu 
chuyện, tôi cung cấp từ mới cho trẻ như: tắm mát, sạch sẽvà cho trẻ lặp lại 
nhiều lần để trẻ nhớ và hiểu. Với những trẻ nói ngọng, trẻ chưa biết nói tôi chú ý 
luyện tập cho trẻ nói nhiều hơn với nhiều hình thức như: lặp lại theo cô, nói 
cùng các bạn, tự trẻ nói và chú ý sửa sai cho trẻ.
 Vào giai đoạn giữa năm khi khả năng ngôn ngữ của trẻ dần tốt lên, vốn 
từ tăng, khả năng ghi nhớ có chủ định tốt hơn, tôi sẽ lựa chọn những câu 
chuyện có nội dung dài hơn, nhiều tình tiết hơn, có lời thoại đối thoại giữa 
các nhân vật như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn (Chiếc áo mùa xuân, vì sao thỏ cụt 
đuôi, khỉ con ăn chuối). Những câu chuyện tôi tìm luôn luôn phải có nội 6
 Ví dụ: Câu chuyện “Thỏ và gà trống”.
 Cô dẫn truyện cho trẻ đóng vai nhân vật, khi kể đến nhân vật thỏ - trẻ đóng 
vai thỏ cô cho trẻ đứng lên và nói lại câu thoại của thỏ.Tương tự với gà trống.
 Cô dẫn truyện: Thỏ và gà trống.
 Trẻ đóng vai Thỏ: gà trống ơi, đi chơi với tôi không?
 Vai nhím: Không được đâu
 Lựa chọn câu chuyên ở giai đoạn nào đi chăng nữa thì tôi cũng sẽ vẫn chú 
trọng đến việc cung cấp từ, cụm từ mới, những câu thoại ngắn, và luyện tập, 
cho trẻ nói để trẻ nhớ mở rộng vốn từ cho bản thân.
 5.1.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị kỹ các nội dung của hoạt động trước khi dạy
 Với trẻ nhà trẻ hoạt động kể chuyện là một trong những hoạt động giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ rất tốt nhưng hoạt động kể chuyện có thành công hay không 
phần lớn là do giọng kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay trước hết người 
giáo viên phải thuộc truyện, hiểu nội dung câu truyện, chính vì vậy tôi luôn đọc 
kỹ truyện, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân 
vật trong câu truyện. Để có giờ kể chuyện hay tôi luôn giành thời gian tìm hiểu 
nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện để tìm ra giọng kể phù hợp và đặt ra được 
hệ thống câu hỏi kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ. 
 Khi kể, lời kể của tôi phải diễn cảm, truyền tải cảm xúc vào trong lời nói và 
hành động, nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm văn học; thổi hồn vào những 
bức tranh, những con rối. Làm cho trẻ chú tâm theo dõi và cảm nhận những 
hành động, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. Đặc biệt, trẻ học được 
những từ ngữ, những câu văn và quan trọng hơn là hoàn cảnh để sử dụng những 
câu văn, từ ngữ đó phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Không những giọng kể 
truyền cảm mà cô cần có một âm lượng vừa đủ, âm điệu lúc trầm, lúc bổng, phù 
hợp với từng ngữ cảnh và từng nhân vật. Đây có thể xem là biện pháp quan 
trọng nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. Lời kể 
càng hay, càng hấp dẫn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác 
phẩm bấy nhiêu; là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu, lột tả tính 
cách nhân vật; là cơ sở phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tri giác toàn bộ nội dung câu 
chuyện, tình tiết các câu hội thoại, đối thoại, độc thoại và trẻ dễ dàng hiểu đầy 
đủ hơn nghĩa của từ.
 Để có giờ kể chuyện hay tôi luôn giành thời gian tìm hiểu nghiên cứu kỹ 
nội dung câu chuyện để tìm ra giọng kể phù hợp, ngữ điệu đặc trưng cho từng 
nhân vật trong câu chuyện để khi kể diễn cảm hơn, lôi cuốn hơn, đồng thời đặt 
ra hệ thống câu hỏi gợi mở làm sao kích thích được sự hứng thú tham gia hoạt 
động của trẻ để phát triển ngôn ngữ tích cực nhất. Trước khi kể cho trẻ nghe, tôi 
phải luyện tập và tập kể nhiều lần để thể hiện rõ nét nhất ngữ điệu, giọng điệu, 
sắc thái của nhân vật, người dẫn truyện.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_don.doc