SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi
Ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hòa nhập với mọi người. Đất nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển, Đảng và nhà nước luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” chúng ta cần chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này người giáo viên cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, nhất là giáo viên Mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy thơ cho trẻ 25-36 tháng tuổi
1. Đặt vấn đề "Trẻ thơ như búp trên cành, Như măng mới mọc, Như mặt trời bình minh...”. Những hình ảnh ví von ấy đã thể hiện sâu sắc tình cảm và niềm tin của người đời đối với trẻ thơ, của phụ huynh đối với con em mình thật dạt dào, nồng ấm. Với chúng ta, trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay việc chăm sóc giáo dục phát triển toàn diện ngay từ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một hoạt động có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, nó góp phần hình thành đạo đức, nhân cách cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ ở nhà trẻ 25 -36 tháng tuổi. Trẻ độ tuổi này khả năng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chưa nhiều, đa số trẻ vẫn học nói theo người khác chứ chưa có vốn từ chủ động của bản thân... Hơn nữa có một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đọc thơ, hoặc do công việc quá bận rộn không có thời gian chăm sóc con cái, nên trẻ rất ít khi được nghe những bài thơ, câu chuyện của bố mẹ mình. Chính vì lẽ đó khi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cô giáo cần tìm những hình thức dạy phong phú, mềm dẻo, hấp dẫn để trẻ có thể học nói và phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Và một trong những hình thức dạy ngôn ngữ cho trẻ thuận tiện nhất là dạy trẻ đọc thơ. Là người giáo viên mầm non, người mẹ hiền thứ hai của trẻ, ngoài việc dạy trẻ đầy đủ các hoạt động, còn phải trang bị cho trẻ đầy đủ về mặt ngôn ngữ và vốn từ, để giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Ngay từ thuở lọt lòng trẻ được nghe tiếng hát ru của mẹ, đó cũng là lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với giọng nói của con người. Lúc này, trẻ chưa hiểu được nội 2 người. Đất nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển, Đảng và nhà nước luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” chúng ta cần chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này người giáo viên cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, nhất là giáo viên Mầm non. Trước tiên chúng ta cần hiểu được đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ trẻ được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, hoặc hành động của những con vật mà trẻ biết: Ví dụ: máy bay, tàu hoả, con cá; bố, mẹ, bà, máy bay bay, tàu hoả chạy, con cá bơi. Như chúng ta đã biết, trẻ học một cách vô thức từ cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ, sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ của người lớn, trẻ rất thích bắt chước, làm theo. Dân gian ta có câu " Trẻ lên ba cả nhà học nói", hay " Thỏ thẻ như trẻ lên ba" để khẳng định ảnh hưởng đặc biệt quan trọng của việc giáo dục trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Là người giáo viên phải ý thức được điều này để định hướng, giúp đỡ trẻ. Giáo viên cần nói những câu đơn giản, rõ ràng để cho trẻ nói theo. Giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ dịu dàng, tình cảm, yêu thương thì trẻ cũng sẽ có được ngôn ngữ như vậy. Các tác phẩm thơ, ca là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều trong cuộc sống được diễn đạt trong thơ ca một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người những tình cảm thiết tha với cuộc sống, những ước mơ trong sáng về tương lai. Những vần thơ hay không chỉ gieo vào tâm hồn đứa trẻ vẻ đẹp, tiếng nói của dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn, của thiên nhiên Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng hình 4 Qua việc khảo sát trẻ đầu năm học 2015-2016, tôi thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ còn chưa đồng đều và có nhiều hạn chế, cụ thể như sau: STT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời 20/35 57,1% 2 Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản 15/35 42,9% 3 Sử dụng lời nói để giao tiếp và diễn đạt nhu cầu 15/35 42,9% 4 Khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của thơ và 10/35 28,3% ngữ điệu của lời nói 5 Hồn nhiên trong giao tiếp 12/35 34,3% 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc sắp xếp môi trường lớp học hợp lý sẽ làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động đọc thơ. Nhờ việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý tạo cho trẻ không gian hoạt động tích cực vì vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn về tác phẩm thơ mà trẻ sẽ được học. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học, vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, từ đó trẻ có thể rút ra những từ ngữ để tích lũy về ngôn ngữ cho bản thân. Đối với trẻ nhà trẻ, môi trường phát triển ngôn ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú vào hoạt động phát triển ngôn ngữ. vì thế tôi luôn trang trí lớp học theo từng chủ đề cụ thể một cách phù hợp. Tôi luôn lựa chọn những hình ảnh có màu sắc rõ ràng, có nội dung mang tính giáo dục tốt, có thể khơi gợi ở trẻ những tưởng tượng về ngôn ngữ. 6 khác nhau nhằm tạo cho trẻ trạng thái, tâm thế thoải mái, hứng thú khi đọc thơ và cảm nhận ngôn ngữ qua thơ. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Con tàu” sau khi cho trẻ xem tranh con tàu, tôi cho trẻ ngồi xung quanh nghe cô đọc, sau đó tôi tổ chức thành trò chơi đoàn tàu vừa đi, vừa đọc thơ vòng quanh phòng học. Đồ dùng trong giờ dạy được thay đổi các hình thức: tranh, đồ chơi, vật thật, mô hình ... luôn được tôi sử dụng khai thác triệt để phục vụ giúp trẻ học thơ. Vì trẻ ở lứa tuổi này nhận thức trực quan cụ thể, đồ dùng trực quan là phương tiện hữu hiệu trong quá trình nhận thức của trẻ. Đồ dùng đẹp sẽ kích thích trẻ hứng thú đọc thơ, trẻ nhanh thuộc thơ và dễ ghi nhớ các câu thơ hay, từ ngưc đẹp. Từ đó giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ thông qua hoạt động đọc thơ. Tôi đã chú ý khả năng hứng thú của trẻ, tôi tổ chức hoạt động cho trẻ đọc thơ. Nhằm giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn từ trong thơ và biết vận dụng ngôn từ đó và quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ. Để dạy trẻ đọc thơ có hiệu quả cần chú ý một số việc sau: - Trước hết phải chọn bài thơ hay, ngắn, phù hợp với độ tuổi, cách nghĩ của trẻ, giúp trẻ đọc diễn cảm một cách tự nhiên, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong bài thơ đó để trẻ dễ dàng vận dụng vào quá trình giao tiếp và tích lũy vốn từ của mình. - Tùy thuộc và nội dung bài thơ mà tôi lựa chọn các cách gây hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Tôi có thể dùng rối, tranh, ảnh, bài hát, câu đố, mô hình. - Khi cho trẻ đọc thơ, cô khuyến khích trẻ đọc hay, đọc đúng, thể hiện cử chỉ, nét mặt, nhất là giọng điệu phù hợp để giúp trẻ biết cách giao tiếp hồn nhiên, vô tư. 8 - Dạy trẻ đọc thơ ở mọi lúc, mọi nơi: Ngoài tiết học chính và các hoạt động trong thời khóa biểu tôi còn tận dụng những giờ chơi tự do, giờ đón, giờ trả, giờ vệ sinh để trò chuyện với cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ đọc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Giờ đón trẻ: Sau khi nhắc nhở trẻ chào mẹ, chào cô, cô trò chuyện cùng với trẻ về gia đình, về cô, về mẹ, về các bạn...Cô đặt một số câu hỏi cho trẻ trả lời, giáo dục trẻ đi học ngoan, yêu trường lớp, yêu cô, yêu mẹ...Và có thể cho trẻ đọc một số bài thơ để củng cố khả năng ngôn ngữ cho trẻ như bài thơ: Cô và mẹ; Yêu mẹ; Đồ chơi của lớp... + Trong giờ ăn: Giờ ăn là thời điểm tôi có thể tích hợp cho trẻ đọc thơ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ và giáo dục trẻ các nề nếp, thói quen vệ sinh khi ăn. (Tích hợp cho trẻ đọc thơ trong giờ ăn) Khi cho trẻ ngồi vào bàn ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ "Giờ ăn".... Giờ ăn cô đã dạy rồi 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_hoat_don.doc