SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm hình thành cho trẻ những nhận thức, cảm giác về tiếng mẹ đẻ, biết sử dụng sắp xếp từ theo đúng cấu trúc ngữ pháp của tiếng việt, biết diễn đạt ý của mình. Luyện cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ, làm giàu, củng cố, tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng việt và dạy trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh... của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
docx 29 trang thuydung 14/06/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Tựu Liệt
 1
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nói đến phát triển trí não ở trẻ, ít ai biết rằng khả năng ngôn ngữ là 1 thước đo 
quan trọng của khả năng trí tuệ và IQ ngôn ngữ được xem là dấu hiệu để tiên đoán 
thành tích học tập khi trẻ lớn lên. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con 
người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền 
cho nhau những kinh nghiệm.. .Trong cuốn ngôn ngữ và lý luận văn học, Bác Hồ đã 
dạy chúng ta: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân 
tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, tôn trọng nó”.
 Chính vì thế, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ 
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát 
triển ngôn ngữ tốt nhất, là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội 
ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Song trên thực tế, nhiều 
giáo viên mầm non vẫn chưa có những hoạt động cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú, 
dạy trẻ phát âm chuẩn. Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ giáo 
viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa thực sự tạo điều kiện cho trẻ được luyện 
tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý nghĩ của mình trong 
các tình huống khác nhau của hoạt động ngôn ngữ ... để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
một cách tốt nhất.
 Năm học 2022- 2023 được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được 
phân công phụ trách lớp Nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng. Qua việc tổ chức cho trẻ tham 
gia vào các hoạt động tôi thấy trẻ rất thích được trò chuyện thích được giao tiếp và thích 
được thể hiện bản thân nhưng vì ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ thường sử dụng ngôn ngữ 
còn thụ động. Đa số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói không rõ từ, rõ ý, hay nói lặp lại 
các câu nói của cô. Mặt khác, trẻ còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất 
khó khăn để hiểu những yêu cầu của người lớn. Điều đó làm tôi luôn trăn trở làm thế 
nào để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác và hiểu được yêu cầu của người lớn. Vì 
thế, tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo 
dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Chính vì vậy, tôi đã 
chọn đề tài : “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24 - 36 
tháng trong trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối 
với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023
* Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non.
* Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp nhà trẻ D1 và khối nhà trẻ lứa 
tuổi 24-36 tháng tuổi của trường mầm non Tựu Liệt trong năm học 2022 - 2023. 3
chương lao động hạng 3 năm 2013.
 Trường nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc, các lớp học rộng rãi, sạch 
đẹp đã được trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại.
 Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục 
vụ công tác giảng dạy.
 Năm học 2022-2023, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D1 Lớp 
có 4 cô, với tổng số 35 học sinh trong đó có 20 nam và 15 nữ.
 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một 
số thuận lợi và khó khăn như sau:
 2. Thuận lợi :
 Nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở 
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học 
tập, vui chơi nhằm áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến để phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ. Nhà trường có Website, kênh Youtube, trang Fanpape riêng của trường để thuận 
tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tại trường mầm non cũng như ở nhà.
 Giáo viên: Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, trau 
dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, ứng dụng CNTT thành 
thạo thích tìm tòi, sáng tạo để áp dụng vào giáo dục trẻ.
 Phụ huynh: Phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển của con em mình và luôn 
đồng hành cùng cô trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong thời đại 4.0 thì 100% 
phụ huynh lớp tôi đều có và sử dụng điện thoại thông minh để tham gia vào các trang 
nhóm của lớp như: zalo, facebook... trong việc phối hợp với giáo viên chăm sóc và nuôi 
dưỡng trẻ.
 3. Khó khăn:
 100% trẻ mới lần đầu tiên đến trường.
 Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp 
thành câu, vì thế trẻ hay bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 Đa số trẻ là con em nông thôn nên còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, một 
số trẻ còn chậm nói, hay nói ngọng, nói lắp...
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra 
những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm 
non nơi tôi đang công tác.
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ của trẻ tại lớp.
 Để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả, thực sự có chất lượng, 
đáp ứng được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng của học sinh lớp mình là 
việc làm vô cùng quan trọng. Nếu đánh giá chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ 5
án của mỗi câu hỏi.
 Minh chứng 1: Đường linh phiếu khảo sát đầu năm của trẻ.
KVQDKSrDGRD5yEM3OD0yFDpB PFiBQ/viewform (Phụ lục)
 * Kết quả
 Với cách làm đổi mới, sáng tạo, linh hoạt và thích ứng của giáo viên thì 100% 
phụ huynh trong lớp đều phối hợp với giáo viên và tham gia vào phiếu khảo sát. Sau 
khi tiến hành khảo khát về tình hình ngôn ngữ của trẻ tôi đã thu được kết quả thể hiện 
qua các tiêu chí như sau
 Bảng khảo sát đầu năm
 Trung 
 Tốt Khá
 bình
 Tổng 
 Nội dung tiêu chí khảo sát Tỷ Tỷ Tỷ 
 số Số Số Số 
 lệ lệ lệ 
 trẻ trẻ trẻ
 % % %
 Khả năng nghe hiểu ngôn 
 1 35 5 14 15 43 15 43
 ngữ và phát âm
 2 Vốn từ 35 6 17 17 49 12 34
 Khả năng nói đúng ngữ pháp
 3 35 4 11 16 46 15 43
 4 Khả năng giao tiếp 35 7 20 15 43 13 37
 Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể nhận thấy kết quả số trẻ có vốn từ và kỹ 
năng tốt còn rất ít. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi luôn mong muốn áp dụng 7
tượng mà trẻ thu nhận trước được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Qua trò chơi, trẻ còn 
tập trung vận dụng những tri thức đã thu nhận thức được. Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn 
ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ ngữ đã tích lũy được.
 Ví dụ 1: Trẻ chơi ở góc “ Búp bê ” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi 
sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
 - Búp bê uống sữa chưa? (Chưa ạ)
 - Bạn nhớ đeo yếm cho búp bê nhé! (Vâng ạ)
 - Trẻ nói với búp bê: Ngoan nào mẹ cho búp bê uống sữa nhé!
 - Sữa vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)
 - Búp bê của mẹ uống sữa ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!
 Như vậy, trong giờ chơi không chỉ rèn trẻ kỹ năng sống mà còn giúp trẻ nghe, 
hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con 
người.
 Ví dụ 2: Trẻ chơi ở góc “ Hoạt động với đồ vật” chủ đề “Bé đi khắp nơi bằng 
phương tiện giao thông gì” bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục 
sẵn lỗ và những chiếc ô tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua 
những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ:
 - Tùng ơi, con đang xâu gì vậy? (Con đang xâu ô tô ạ)
 - Con xâu ô tô bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu ạ)
 - Hải ơi, ô tô này đã đi được chưa hả con? (Chưa đi được ạ)
 - Muốn ô tô đi được phải làm thế nào? (Lắp thêm bánh xe ạ)
 - Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé! (Vâng ạ).
 Trẻ chơi đồ chơi vừa được chơi vừa được nhận biết về màu sắc (xanh, đỏ, vàng), 
hình dạng (tròn, vuông), kích thước (từ cao đến thấp). Khi trẻ chơi tôi hỏi trẻ:
 - Linh Đan ơi đây là hình gì ? (hình tròn ạ!)
 - Hình tròn có màu gì ? (màu đỏ ạ)
 - Thủy ơi con đang xếp hình gì đấy ? (hình vuông ạ!)
 - Hình vuông có màu gì ? (màu vàng ạ)
 Ví dụ 3: Trẻ chơi ở góc tạo hình
 Ở góc “ Tạo hình” trong chủ đề “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông gì 
” tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu phế thải hàng ngày như: vỏ hộp sữa tươi để 
làm thân và đầu xe ô tô, tiếp đó tôi sử dụng các nút chai nhựa để làm bánh xe, cùng với 
băng dính xốp để dính các bộ phận của xe với nhau, tôi đã hướng dẫn cho trẻ làm thành 
những xe ô tô của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi 
làm. Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ, hướng dẫn khi trẻ còn lúng 
túng. Trong khi trẻ làm tôi đặt câu hỏi cùng trò chuyện với trẻ:
 - Con đang làm gì? (Con làm ô tô ạ)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_nha_tre_lu.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm n.pdf