SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. Đối với trẻ em ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi… Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, nó giúp trẻ được tham gia vào đời sống xã hội, được hoạt động một cách tích cực. Ngôn ngữ còn tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ được phát triển một cách toàn diện: giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
2 lời nói chưa rõ ràng, khả năng thể hiện sắc thái biểu cảm trong lời nói còn rất yếu. Trẻ nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương và nói trống không nhiều. Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đó là điều mà tôi thấy băn khoăn, suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà để phòng chống dịch. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi và phù hợp với đặc điểm tình hình của năm học 2021- 2022. Xuất phát từ những lý luận và thực tế trên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25- 36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với chương trình GDMN mới hiện nay. II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI * Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9/2021 đến tháng 4 năm 2022 * Lớp nhà trẻ 25-36 tháng tuổi D3 * Địa điểm: Tại nhà B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. Đối với trẻ em ngôn ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, nó giúp trẻ được tham gia vào đời sống xã hội, được hoạt động một cách tích cực. Ngôn ngữ còn tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ được phát triển một cách toàn diện: giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Đối với trẻ mầm non, thì qua giao tiếp ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Cụ thể là trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói được câu có 2 – 3 từ, có trẻ thì nói được câu từ 4 – 6 từ, có 4 - Một số ít phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của trẻ. 3. Khảo sát thực tế Ngay từ khi nghiên cứu đề tài tôi đã kết hợp với giáo viên ở lớp mình đã khảo sát thực tế. Tống số trẻ được khảo sát là 22 trẻ Bảng khảo sát đầu năm phối kết hợp với phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch tại nhà Kết quả khảo sát STT Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bìnhY Yếu TS % TS TS % % TS TS% %TS TS% % 14 Khả năng nghe hiểu 1 33 2 5559 3 14 1455 733 328 10 45 ngôn ngữ và phát âm 14 2 Vốn từ 35 2 4449 4 1 18 73 328 9 333 41 Khả năng nói đúng 3 2 9 3 14 7 32 10433 45 ngữ pháp 4 Ngôn ngữ mạch lạc 2 9 3 14 7 32 10388 45 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân về phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân về phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp giáo viên nắm chắc phương pháp, cách xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, mục tiêu và thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non. Ở bất cứ công việc nào, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên là quan trọng hơn cả. Chính vì vậy, tôi đã tự học tập, nghiên cứu tài liệu, 6 điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó, đi đến thống nhất và thực hiện một cách có hiệu quả. Trao đổi những khó khăn khi thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện, thơ, hoạt động góc, chuyên đề kết nối chia sẻ yêu thương thông qua hoạt động trò chuyện sáng, các hoạt động giao lưu trải nghiệm. Ngoài ra, tôi còn tham gia nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển cùng với các trường bạn để cùng nhau học hỏi, chia sẻ những phương pháp, cách xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục trẻ các và cùng chia sẻ những khó khăn để cùng nhau tháo gỡ, thống nhất lựa chọn cách xây dựng hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với điều kiện của trường lớp mình. Tôi đã nghiên cứu toàn bộ các nội dung dạy trẻ 25-36 tháng tuổi, nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, cũng như những yêu cầu cần đạt, kết quả mong đợi của trẻ. Từ đó có kế hoạch xây dựng các bài dạy, các hoạt động để cô và trẻ tích cực đàm thoại, phát triển lời nói mạch lạc. Nghiên cứu giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em tôi đã hiểu lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển ngôn ngữ siêu tốc từ đó hiểu được dạy nói cho trẻ mầm non cực kỳ quan trọng để biến thành hành động cụ thể tác động tích cực vào việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Bản thân tôi còn tự bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của trường của lớp của địa phương. Ngoài các tài liệu tham khảo trên, tôi còn học hỏi chị em đồng nghiệp thông qua buổi sinh hoạt, chuyên đề, hội thảo chuyên môn và những kinh nghiệm hàng ngày. Trong các buổi chuyên đề thảo luận về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, các buổi sinh hoạt, hội thảo chuyên môn, tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp phát triển ngôn gữ cho trẻ để chị em cùng tham khảo và cho ý kiến. Ví dụ: Cùng trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tích cực tham khảo các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó tích lũy được kinh nghiệm và hiểu được nội dung yêu cầu cần đạt của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và các hoạt động khác. Qua việc tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân về phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bản thân tôi nắm vững kiến thức, hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi đã áp dụng các biện pháp tôi nghiên cứu trong tài liệu và thấy rất có hiệu quả trong quá trình dạy trẻ. 2. Biện pháp 2: Gặp gỡ, chia sẻ với phụ huynh qua các ứng dụng của công nghệ thông tin 8 về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19. Qua việc ứng dụng CNTT đã giúp cho giáo viên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, tôi tìm hiểu được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở nhà như vốn từ và khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm, khả năng nói đúng ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Từ đó, rút kinh nghiệm để hướng dẫn phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà hợp đạt kết quả tốt hơn. 3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giao lưu xúc cảm với những người xung quanh. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. Khi sinh ra mỗi con người không phải đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó. Tuy nhiên bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ. Do ảnh hưởng của dịch covid-19, các con nghỉ ở nhà không đến trường được để phòng chống dịch. Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã cùng tìm tài liệu, để xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ phù hợp với đặc điểm tình hình của năm học, của trẻ khi ở nhà. Tôi lựa chọn các nội dung lôgic từ dễ đến khó phù hợp với đặc điểm và nhận thức của trẻ, từ đó giúp giáo viên rèn trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ là cả một quá trình, để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ theo đúng độ tuổi, giúp trẻ phát âm đúng, đủ câu, không nói ngọng, nói lắp, tôi xây dựng kế hoạch kết nối, chia sẻ với phụ huynh và trẻ như sau: Thời gian Nội dung kết nối Nội dung chia sẻ thực hiện (Quay video) (Đường link) Tháng 9 - Thơ: Mẹ và cô, bé đến lớp - Tạo hình: Di màu đèn ông sao - ÂN: DH: Cô và mẹ - Truyện: Em bé dũng cảm - NB: Trường mầm non của bé - Bài hát: Đi học
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_than.doc