SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con mong muốn được nói,thích nói ra mong muốn của mình và phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non
2 Kích phát trẻ nói, muốn nói, muốn thể hiện mình thông qua giao tiếp. 4. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” 5.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Tôi đã thực hiện đề tài này với lớp nhà trẻ 24-36 tháng D2 , gồm 20 trẻ, tại trường Mầm non 1- 6. 6.Phương pháp nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài, bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp quan sát Phương pháp điều tra (anket) Phương pháp đàm thoại Phương pháp trực quan Phương pháp thực hành Phương pháp thống kê toán học Ngoài ra tôi còn tham khảo sách báo, tài liệu, phương tiện truyền thông cũng như học hỏi ở các trường trong và ngoài địa bàn rồi xây dựng đề cương, cùng với các giáo viên khác dự giờ trao đổi kinh nghiệm, thống kê số liệu để đưa ra những biện pháp truyền thụ nhẹ nhàng và hiệu quả. 7. Phạm vi và thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện trong năm học 2022-2023 từ tháng 09/2022 đến tháng 04/2023. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” 4 Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thấy mình cần phải linh hoạt, sáng tạo hơn nữa đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lớp tôi đạt được hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều này ngay từ đầu năm học Tôi đã bắt tay ngay vào việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng giáo dục, và của BGH nhà trường tận tình, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường tổ chức. Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho trẻ hoạt động, môi trường lớp học thoáng, sạch sẽ. Lớp tôi có 20 cháu, các cháu ngoan, đi lớp chuyên cần nên việc trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh được thường xuyên hơn. 100% giáo viên trong lớp có trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình và luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. Lớp được trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ. Bản thân chịu khó nghiên cứu, tham khảo tài liệu để trau dồi kiến thức cho bản thân. Từ đó có những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ tuổi trong trường mầm non. 2.2. Khó khăn: Qua việc dự giờ và giảng dạy các tiết học ở lớp nhà trẻ tôi thấy khả năng diễn đạt của trẻ vẫn còn hạn chế. Trong các giờ đọc, kể khả năng diễn đạt của trẻ chưa chọn vẹn, khả năng diễn đạt của trẻ chưa được lưu loát, chưa dứt khoát, nói ngọng, nói thiếu câu, không muốn nói. Ngôn ngữ của trẻ chưa đồng đều, khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa logic, câu từ chưa lưu loát, trẻ hay nói lắp. Trong phương pháp giảng dạy giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo ra các hình thức đổi mới còn chạy theo giáo án, chưa dành thời gian cho trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc mà chỉ cần trẻ trả lời được nội dung trọng tâm mà giáo viên yêu cầu hoặc chỉ chú ý gọi một số trẻ đã diễn đạt được mạch lạc mà chưa chú ý đến giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho cá nhân trẻ yếu. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc chưa đạt kết quả cao. Chưa biết tận dụng và khai thác môi trường ngôn ngữ vì ngoài giờ học trong các hoạt động khác trong ngày giáo viên chưa tích cực trò chuyện, giao tiếp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” 6 Biện pháp 1: Nghiên cứu sưu tầm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để bản thân có kiến thức về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huyn. 4. Các biện pháp thực hiện từng phần 4.1. Biện pháp1: Nghiên cứu sưu tầm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để bản thân có kiến thức về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Muốn trẻ nói nhiều, nói rõ, nói đúng và tự tin khi nói trong các hoạt động, trong giao tiếp. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu như: Sách, báo và nghiên cứu một số phương pháp dạy học mới (Montessori, Steam) để lồng ghép dạy trẻ phát triển ngôn ngữ. Tôi thường tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ đầu và cuối tháng để trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên trong tổ khi tổ chức các hoạt động hàng để nâng cao chất lượng của bản thân và đồng nghiệp. Để từ đó trẻ có được phương pháp dạy tốt nhất đạt hiệu quả cao nhất. Hình ảnh 1: Sinh hoạt chuyên môn tổ nhà trẻ Tôi đã sưu tầm được rất nhiều sách như: + Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ. + Tạp chí giáo dục mầm non + Tâm lý học trẻ em. + Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non + Sách hướng dẫn trẻ học theo Montessori. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” 8 VD2: Ở góc “ Bé khéo tay” cũng ở chủ đề “Giao thông ” bằng miếng xốp thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình ô tô, xe máy để cho trẻ in màu. Trẻ sẽ được in những PTGT đủ màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm. Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ: + Con đang làm gì vậy? (Con in hình ô tô ạ) + Ô tô của con có màu gì? (Màu đỏ ạ) + Đây là phương tiện gì con có biết không? (Xe đạp ạ) + Xe đạp này có màu gì? (Màu vàng ạ) + Ô tô và xe đạp là phương tiện giao thông đường gì vậy? ( Đường bộ ạ) Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. VD 3: Ở góc sách truyện cô sắp xếp các nhân vật bằng rối, sách, ảnh, tranh theo chủ đề để trẻ chơi, xem qua đó phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ Hình ảnh 2: Trẻ hoạt động góc sách truyện. c. Hoạt động ngoài trời: Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi và giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ: + Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ) + Lá cây này có to hay nhỏ? (To ạ) + Lá có màu gì? ( Màu xanh ạ) “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non” 10 + Đây là con gì? (Con cá ạ) + Các con nhìn xem cá muốn bơi được là nhờ cái gì đây? (Vây và đuôi ạ ) + Đố các bạn biết cá sống ở đâu? (Sống ở dưới nước) + Trên mình cá có gì nào? (Có vẩy) Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ. VD2 : Bài nhận biết “ Ô tô” Khi vào bài tôi đặt câu đố: “ Xe gì bốn bánh Chạy ở trên đường Còi kêu bim bim Chở hàng chở khách” (Ô tô) Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi: + Xe gì đây? (Ô tô ạ) + Ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ) + Ô tô đi ở đâu? (Ô tô đi ở trên đường ạ) + Ô tô dùng để làm gì? (Trở người trở hàng ạ) + Còi ô tô kêu như thế nào? + Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời) Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường. VD 3: Trong hoạt động nhận biết củ cải- củ cà rốt. Cô cho trẻ gọi tên củ, cô nói đặc điển trẻ giơ củ và gọi tên...Đưa ra những câu hỏi mở gây hứng thú + Củ gì mà con thỏ thích ăn nhất? + Các con được ăn củ cải chưa?... Hình ảnh 4 : Giờ hoạt động nhận biết tập nói. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc