SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó được sinh ra do nhu cầu, mong muốn, người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và phát triển bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là cái chung của xã hội, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cộng đồng. Người ta có được ngôn ngữ là do quá trình học tập, tiếp thu từ những người xung quanh. Ở trẻ em muốn có vốn ngôn ngữ phải trải qua quá trình học tập lâu dài. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp: Trong giao tiếp người ta trao đổi với nhau những tư tưởng, tình cảm, trí tuệ…từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy: Tư duy của con người, sự phản ánh thế giới xung quanh chủ yếu được tiến hành bằng ngôn ngữ. Trong quá trình rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc thơ của mình, cô giáo ở trường Mầm non sẽ tổ chức hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Bởi trẻ mầm non chỉ biết đọc thuộc lòng theo cô trẻ thường cảm nhận bằng cử chỉ, ánh mắt...Điều đó giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ.
doc 22 trang thuydung 26/06/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ
 nghĩa, vốn từ nghèo nàn, nói ngọng, nói lắp, diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch 
 lạc, rụt dè, nhút nhát khi giao tiếp.
 Bản thân tôi đã chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong mọi hoạt 
động, đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thơ, nhưng hình thức tổ chức còn gò bó, 
phương pháp chưa linh hoạt sáng tạo, chỉ chú ý trò chuyện nhưng chưa chú ý 
đến hệ thống câu hỏi sao cho khoa học và kích thích được trẻ chú ý đến việc đọc 
thơ cho trẻ nghe và giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ hơn là việc dạy trẻ đọc thơ.
 Phụ huynh do suy nghĩ là trẻ nhà trẻ còn bé nên chỉ chú ý phối hợp trong 
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chưa chú ý rèn ngôn ngữ cho trẻ.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ” làm đề 
tài nghiên cứu.
 2. Tên sáng kiến:
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông 
qua hoạt động đọc thơ ”.
 3. Tác giả sáng kiến:.
 Họ và tên: Đặng Ngọc Hà
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh phúc.
 Số điện thoại: 0968.649.346
 Email: ngochahungvuong@gmail.com
 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: 
 Đặng Ngọc Hà - Trường mầm non Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng:
 Trẻ lứa tuổi nhà trẻ: Nhóm trẻ 24- 36 tháng tuổi A2
 Trường mầm non Tam Hồng - Yên Lạc – Vĩnh Phúc
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Ngày 20 tháng 9 năm 2020
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Về nội dung của sáng kiến. 
 7.1.1 Cơ sở lý luận:
 2 Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện giúp tôi 
về chuyên môn ,thiết bị dạy học và các điều kiện để đáp ứng việc chăm sóc nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ.
 Phụ huynh của lớp quan tâm đến con em mình nhiệt tình cùng tôi trong 
việc dạy dỗ các cháu, thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng 
đồ chơi dạy học.
 Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, được học tập và đào tạo qua 
trường lớp, luôn tìm tòi học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, có nhiều 
sáng tạo, có giọng đọc hay, truyền cảm, nắm chắc phương pháp và hình thức tổ 
chức hoạt động "Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông qua hoạt 
động đọc thơ ”.
 Lớp học được trang bị một máy tính, tranh thơ, các loại sách ...Qua đó 
trẻ trực tiếp được quan sát trong tranh, hình ảnh động và lắng nghe âm thanh và 
cảm nhận sâu hơn, húng thú hơn trong giờ học.
 Trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt 
động.
 * Khó khăn.
 90% trẻ lớp tôi mới lần đầu tiên đến trường
 Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm, tiếp thu 
cũng như trật tự các câu. Vì thế bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 Trẻ đi học không đều nhất là những ngày mưa gió và giá rét
 Một số cha mẹ trẻ đi làm ăn xa nhà hay lý do khách quan nào đó ít có thời 
gian nói chuyện với trẻ và nghe trẻ nói 
 Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và 
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập 
cho trẻ làm quen với văn học thông qua hoạt động đọc thơ.
 Qua kết quả khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì 
tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 
tháng tuổi thông qua hoạt động đọc thơ” như sau:
 Chưa 
Nội dung khảo sát Tốt % Khá % Đạt % %
 đạt
Trẻ chú ý lăng 
nghe và hiểu lời 6/24 25 7/24 29 4/24 17 7/24 29
nói, hiểu nội dung 
 4 Với mỗi bài thơ được đưa vào kế hoạch tôi xác định rõ nội dung của bài 
thơ, giáo dục gì cho trẻ, rèn trẻ khả năng ngôn ngữ nào, cách đọc thơ; những từ 
cần giảng trong bài thơ, các nội dung có thể tích hợp để dạy trẻ. Khi lập kế 
hoạch xong, tôi luôn tính đến từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển và luôn 
chú ý đến các hoạt động để trẻ được học bằng chơi, chơi mà học.
 Xây dựng kế hoạch xong, tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong tổ, 
tranh thủ ý kiến của Ban giám hiệu, sau đó hoàn thiện kế hoạch và tổ chức thực 
hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
 Trong khi thực hiện kế hoạch, tôi luôn chú ý, theo dõi khả năng ngôn ngữ 
của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
 Biện pháp 2: Dành thời gian cho việc thiết kế bài giảng.
 Đối với bậc học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong 
giảng dạy là hết sức cần thiết góp phần đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục 
trẻ rất thuận tiện không mất nhiều thời gian và không tốn kém về kinh phí. Một 
phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, gây hứng thú cho 
trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần bước đầu cho trẻ làm quen với công 
nghệ thông tin. 
 Tôi đã nghiên cứu các phần mền giáo dục như KIDSMART, KIDPIX, 
POWERPOINT, PHOTOSHOP, 3M DIGITAL... để thiết kế các bài giảng, các 
trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài thơ.
 Tích cực vào mạng tìm hiểu những nội dung, hình ảnh, video, quay phim, 
chụp ảnh, cập nhật những thông tin mới nhất ...có nội dung liên quan đến các bài 
thơ để thiết kế bài giảng sáng tạo để dạy trẻ.
 Tôi tìm kiếm các hình ảnh trên mạng (các con vật, cây, đồ vật...) để xây 
dựng giáo án điện tử đưa vào giờ học. Với những hình ảnh đẹp, hiệu ứng sinh 
động và có lồng âm thanh, nhạc, nên trẻ rất hứng thú trong giờ học thơ, chất 
lượng ngôn ngữ của trẻ thông qua gìờ tổ chức hoạt động dạy thơ được nâng lên 
rõ rệt.
 Ngoài ra tôi tham khảo các giáo án điện tử trên violet và chỉnh sửa phù 
hợp với bài thơ để dạy trẻ. Khai thác phần mềm happykid, lựa chọn nội dung 
phù hợp cho trẻ được làm quen.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý vào hoạt động phát 
triển ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ dạy thơ cho trẻ đã đem lại cho trẻ của lớp 
tôi sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
 6 để trẻ được “học qua chơi”. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi của 
lớp, tôi đã luôn quan tâm tạo môi trường mang nội dung của các bài thơ đang 
dạy trẻ.
 Trong lớp tôi xây dựng góc “Bé yêu văn học”, tôi sưu tầm các bài thơ 
theo chủ đề có hình ảnh minh họa dán lên góc bé yêu văn học. Trong giờ chơi, 
trẻ có thể đến góc bé yêu văn học để đọc thơ theo hình ảnh, trò chuyện với nhau 
về nội dung bài thơ. Trên các mảng tường quanh lớp và phía ngoài lớp tôi đã sử 
dụng hình ảnh các bài thơ có lời thơ trong chương trình 24 - 36 tháng tuổi để 
trang trí như: Bài thơ “Con rùa; Yêu mẹ; Con voi”từ đó trẻ được ôn luyện, 
củng cố nội dung bài thơ một cách tự nhiên, không gò bó qua đó giúp trẻ phát 
triển ngôn ngữ một cách nhanh và toàn diện nhất.
 Tôi xây dựng góc thư viện của bé bao gồm sách về các câu chuyện, bài 
thơ dành cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi, báo hoạ mi, tranh ảnh theo chủ đề 
giáo dục, sách thơ do cô và trẻ tự tạo để trong giờ hoạt động góc trẻ được xem. 
 Quanh lớp tôi trang bị mô hình minh họa cho bài thơ như: Đàn bò, Gà 
gáy, Con voiđể trẻ vừa được chơi, vừa được học. 
 Việc tạo môi trường có nội dung văn học đặc biệt là thơ trước hết là làm 
cho môi trường trong lớp đẹp phong phú hấp dẫn, mặt khác kích thích sự chú ý 
của trẻ, qua đó gợi cho trẻ ôn lại bài cũ và làm quen với tác phẩm mới sắp được 
học từ đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển, vốn từ được mở rộng.. 
Ngoài ra tôi còn tạo ra môi trường có nội dung văn học ngoài chương trình 
nhưng theo chủ đề để kích thích trẻ đọc thơ sáng tạo theo tranh. Qua đó kích 
thích sự chú ý, tư duy, tưởng tượng diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
 Qua việc tạo môi trường có nội dung văn học nói chung và thơ nói riêng 
cho trẻ 24- 36 tháng tuổi là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa nguyên liệu lại 
phong phú, dễ tìm kiếm như: Vỏ ốc, hột hạt, lá cây, rơm rạ, bìa cát tông, giấy 
các loại, vỏ chai... môi trường có thể do cô và cháu cùng làm, từ đó giúp trẻ 
mạnh dạn, tự tin, có cơ hội được trải nghiệm góp phần to lớn trong việc phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ trong giờ tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trong hoạt 
động chung.
 Không chỉ chú ý đến môi trường trong lớp tôi luôn chú ý xây dựng môi 
trường ngoài lớp học: Góc thiên nhiên xây dựng hình ảnh bài thơ “Hoa nở”, khu 
vực chơi với cát, nước tôi xây dựng hình ảnh bài thơ “Con cua” “Con rùa”khi 
ra ngoài trời yêu cầu trẻ liên hệ đến các bài thơ đã học và cho trẻ đọc diễn cảm 
bài thơ để ngôn ngữ của trẻ được củng cố.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc