SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở Trường Mầm non Tản Viên
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở Trường Mầm non Tản Viên
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 -36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA GIỜ KỂ CHUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON. I. Đặt vấn đề Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ gíup trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình.. .mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Bộ môn làm quen văn học dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch. tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp .không thể tách rời các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng: Eiti - KhêVa xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của công tác khác. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trống không, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở trường mầm non " làm đề tài nghiên cứu. - Đề tài này được thực hiện tại trường mầm non Tản Viên - Thời gian thực hiện: 1 năm học từ tháng 9/2013 - 5/2014 Phan Thị Hường2 Trường Mầm non Tản Viên Sáng kiến kinh nghiệm dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dể dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy nên tôi xin trình bày: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện Phan Thị Hường4 Trường Mầm non Tản Viên Sáng kiến kinh nghiệm trẻ. - Giáo viên chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói lặp cô không kịp thời điều chỉnh và sửa sai. - Quá trình tổ chức giờ học cô chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi để giúp trẻ được tư duy và phát triển ngôn ngữ. - Đối với trẻ thì hệ thống ngôn ngữ không được mở rộng do cô đưa hệ thống câu hỏi đóng, trẻ hay nói câu thiếu các thành phần. - Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều. 2. Các giải pháp thực hiện. 2.1. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi. 2.2. Quan tâm đến tâm lý nhận thức đối với trẻ lứa tuổi từ 24 đến 36 tháng tuổi để tìm ra phương pháp kể chuyện phù hợp đồng thời phát triển ngôn ngữ của trẻ. 2.3. Nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân thông qua việc học tập BDTX và học hỏi đồng nghiệp. 2.4. Đầu tư tốt bài soạn, đồ dùng phục vụ giờ dạy. 2.5. Chú ý đến trẻ cá biệt, chậm phát triển. 2.6. Đầu tư khai thác những nội dung tích hợp phù hợp. 2.7. Sưu tầm các trò chơi, các hoạt động, thông qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi. 2.8. Cho trẻ tham gia xem tranh ảnh, đồ dùng trực quan có liên quan đến nội dung câu chuyện ở mọi lúc mọi nơi. 2.9. Thường xuyên trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc chuyện và yêu cầu trẻ kể lại chuyện. 3. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện. Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ đang còn hay Phan Thị Hường6 Trường Mầm non Tản Viên Sáng kiến kinh nghiệm trong chuyện. - Đọc được các từ: “ông”, “bé”, “gà trống”, “mặt trời”, “bươm bướm”, “sưởi nắng”, “bật ra”. - Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. * Về kĩ năng: - Trẻ nhận biết và phân biệt được quả to, quả nhỏ. - Nhận biết và phân được ba màu: đỏ, vàng, xanh và đọc chính xác các từ: “màu đỏ”, “màu vàng”, “màu xanh”. * Về giáo dục. - Trẻ biết “Ăn quả nhớ phải nhớ ơn người trồng cây” - Biết lợi ích của việc ăn quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất. - Biết giữ gìn vệ sinh rửa quả, rữa tay trước khi ăn, Biết bỏ hạt và thùng rác, - Biết chăm sóc bảo vệ cây (Tưới nước, bắt sâu không vin lá, bẻ cành). * Biện pháp 2: Chuẩn bị giáo án - Giáo án cho giờ kể chuyện phải soạn một cách chu đáo, đầy đủ các bước, đảm bảo nội dung với hệ thống câu hỏi mở và nội dung tích hợp phù hợp. - Giáo án phải trình bày sạch sẽ, khoa học. Ví dụ: I. Mục đích yêu cầu. * Kiến thức. * Kĩ năng. * Giáo dục. II. Chuẩn bị. III. Trình tự tiến hành. * Hoạt động 1. * Hoạt động 2. * Hoạt động 3 Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độ tuổi, kích thích trẻ nhận biết, phân biệt sự vật hiện tượng tình huống mà trẻ đang trực tiếp tri giác. Phan Thị Hường8 Trường Mầm non Tản Viên Sáng kiến kinh nghiệm Sa bàn câu chuyện cây táo * Biện pháp 4: Nội dung tích hợp. Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của giờ kể chuyện. Tôi suy nghĩ để tích hợp các môn học khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logíc phù hợp với giờ học. Ví dụ: Trong câu chuyện cây táo tôi có thể tích hợp thêm các môn: - Nhận biết tập nói. - Vận động. - Âm nhạc. - Dinh dưỡng và vệ sinh chăm sóc * Biện pháp 5. Mọi lúc, mọi nơi. Cho trẻ xem tranh liên quan đến câu chuyện. Ví dụ: Tranh cây táo trong chuyện cây táo: Tôi có thể cho trẻ tiếp xúc với vật thật trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và tiếp xúc với cây táo, quả táo. Nói chuyện âu yếm, trò chuyện đàm thoại cùng với trẻ. Phan Thị Hường 1 10 Trường Mầm non Tản Viên
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua giờ kể chuyện ở Trường.pdf