SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Vĩnh Lâm
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Trẻ chỉ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Khả năng giao tiếp của trẻ hiện nay còn hạn chế, trẻ nói trống không, nói không đúng ngữ pháp còn nhiều.
Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triểnTừ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở Trường Mầm non Vĩnh Lâm
I.MỞ ĐẦU Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”, đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, những nhu cầu và mong muốn của bản thân thông qua lời nói Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triểnTừ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non” ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN -Đặc điểm tâm lý của trẻ 25 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu. -Trong lớp tôi 100% các cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc, nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn - Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế, nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung mà cô cần truyền tải. - Phụ huynh chưa chú trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói ngọng, nói lặp. II.BIỆN PHÁP Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động. Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.. Kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ. Ở nhà trẻ có những người thân của mình, trẻ được sống trong tình cảm thân thương, nơi mà trẻ đã rất quen thuộc, trẻ được cưng chiều từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Khi đến lớp, trẻ đang còn bỡ ngỡ lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, là người trẻ tin tưởng nhất để chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy cô phải niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ nói nhiều, vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt cho trẻ. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc. Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngôn ngữ của trẻ. * Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời. Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được khám phá, thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng, thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời như: đu quay, xích đu,... BIỆN Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho PHÁP 2 trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định rất quan trọng vì qua giờ học trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao.. Ví dụ : Giờ nhận biết: “Qủa bóng ” muốn cung cấp từ cho trẻ, cô cần chuẩn bị một quả bóng thật màu đỏ để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp các từ: “ quả bóng, màu đỏ, lăn bóng,...”. Tôi đặt câu hỏi từ dễ đến khó, tổng thể đến chi tiết cho trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ tư duy, nhằm làm tăng vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ được nhìn, sờ, ngửi, cầm, nếm. Qua đó tính tích cực tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được nâng lên. *Thông qua giờ âm nhạc. Khi nói và hát, trẻ cùng sử dụng một bộ máy phát âm. Vì thế, dạy hát cho trẻ cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ, bởi trẻ phải lắng nghe rất cẩn thận để cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bài hát thì trẻ mới hát được. Dạy trẻ hát tức là rèn luyện cho trẻ khả năng điều khiển bộ máy phát âm của mình và khi trẻ hát các bài hát, trẻ phải làm chủ việc điều khiển bộ máy phát âm để hát vừa đúng nhạc, vừa biểu cảm Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau” Đầu tiên cô hát mẫu chậm, rõ lời để trẻ cảm nhận được nhịp điệu, giai điệu và lời của bài hát. Sau đó cô dạy cho trẻ hát từng câu, từng lời. Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ hát đúng lời, rõ lời và đúng nhạc. BIỆN Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát PHÁP 3 triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua trò chơi tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được Trò chơi chiếm giữ một vịt trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, trẻ dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn... BIỆN Kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn PHÁP 3 ngữ cho trẻ Để cho các cháu được phát triển một cách tốt nhất thì không thể thiếu sự phối kết hợp giữa cô giáo với phụ huynh giữa nhà trường với gia đình. Ngoài ra tôi ưu tiên trao đổi với phụ huynh qua mạng xã hội, như thành lập nhóm zalo để phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc trẻ. Thông qua cổng thông tin điện tử nhà trường tôi hướng dẫn phụ huynh truy cập vào góc phụ huynh, kho tài liệu của nhóm, lớp. Đối với những cháu nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo để trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được nói nhiều, được sửa lỗi phát âm.. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP 1.Đối với trẻ: Sau khi áp dụng: một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại lớp trong cả năm học, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ đã chuyển biến rõ rệt. Các cháu lớp tôi rất phấn khởi hào hứng tham gia học tập. Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý tập trung phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ như: Câu nói của trẻ đã rõ ràng và mạch lạc hơn. Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiểu câu khác nhau. Trong các câu chuyện trẻ có khả năng kể lại chuyện với những lời thoại đơn giản, ngắn gọn. Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.pptx