SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội đời sống con người được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Với các cháu còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ chưa có ý thức được bản thân, tư duy còn non nớt, ngôn ngữ chưa rõ ràng . Vậy phải chăm sóc phát triển ngôn ngữ như thế nào để hình thành cho trẻ có thói quen nề nếp phát âm tốt cho trẻ. Thế nhưng cũng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít đặc biệt là đối với những trẻ ở độ tuổi 25-36 tháng tuổi. Do vậy vốn từ của trẻ ở độ tuổi này phát triển vốn từ còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dạy dỗ, dìu dắt tập cho trẻ những bước đi những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời con trẻ. Là một giáo viên có nhiều năm phụ trách lớp trẻ, có nhiệt huyết với nghề. Tôi hiểu rõ việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả thì ngay từ những ngày đầu, đặc biệt là ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi sẽ mang lại nhiều tác dụng, giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát và đặc biệt là các cháu có kĩ năng quan sát tốt hơn. Để từ đó các cháu biết yêu quý cái đẹp, yêu thiên nhiên được thể hiện qua các hoạt động ở trường củng như gia đình nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn.Vì vậy, tôi đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non” II: NỘI DUNG: 1. Đánh giá thực trạng: Trường mầm non Đông Thanh luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Đông Hà. Trường có trách nhiệm tiếp nhận trẻ các độ tuổi đặc biệt trẻ nhà trẻ từ 24- 36 tháng. trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dung dạy học tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu vui chơi học tập của các cháu. Vì vậy đa số trẻ 5 tuổi khi ra trường phát triển về các mặt rất cao, trẻ mẫu giáo và trẻ bé đặc biệt trẻ nhà trẻ khi lên lớp mẫu giáo phát âm khá chuẩn. * Bảng khảo sát chất lượng đầu năm về ngôn ngữ Tổng số trẻ : 20 Đạt Không đạt TT Nội dung SL TL(%) SL TL(%) Thực hiện được nhiệm vụ 5 25 15 75 1 gồm 2-3 hành động Trả lời và đặt các câu hỏi đơn 6 30 14 70 2 giản: Ai đây? Cái gì đây?... Đọc, hiểu nội dung bài thơ, 3 truyện ngắn đơn giản với sự 5 25 15 75 giúp đỡ của cô. 4 Phát âm rõ tiếng 5 25 15 75 Sử dụng các từ thể hiện sự lễ 5 phép khi nói chuyện với 5 25 15 75 người lớn. Mở, xem sách và gọi tên các 6 nhân vật, sự vật, hành động 5 25 15 75 gần gũi trong thanh. Từ những đặc điểm tình hình nêu trên cùng với điều kiện thực tế của bản thân nên trong quá trình nghiên cứu đề tài giáo viên gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Bản thân tôi luôn nhận đươc sự giúp đỡ của cán bộ chuyên môn mầm non, phòng giáo dục đào tạo và ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp. Đặc biệt năm nay số trẻ đến lớp đều nên rất thuận lợi trong việc dạy cháu. Bên cạnh đó được sự quan tâm của cấp trên và nhà trường tạo điều kiện cho đi tập huấn và dự giờ các chuyên đề tham gia học tập. Đa số trẻ đã biết nói theo đúng độ tuổi, trẻ thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh như cháu: ( Khánh Đan, Bảo Ngọc, Bảo Trâm, Lan Anh.) Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn ( tranh ảnh, vật thật) Cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật để trẻ được nhìn, được sờ, được nếm. Đây là quả gì? Đây là quả dứa ạ! .Vỏ dứa như thế nào? Vỏ dứa có mắt ạ! Quả dứa có mùi gì? Quả dứa có mùi thơm ạ! * Thông qua hoạt động học làm quen với văn học: Văn học có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. Trong giờ kể chuyện hoặc đọc thơ, trẻ hứng thú qua những hình ảnh đẹp của bức tranh hay đoạn phim, rối,minh họa nội dung bài thơ câu chuyện đó, qua đó trẻ được nói, được nhìn, nghe và phát triển các vốn từ còn mới lạ đối với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi tác phẩm, trẻ được tích lũy được một số vốn từ, dần dần trẻ biết dùng câu và dùng như thế nào cho đúng ngữ cảnh. Lời kể của giáo viên gây hứng thú cho trẻ khi quan sát giúp trẻ tri giác toàn bộ đối tượng . Điều này làm cho trẻ hiểu sâu hơn ý nghĩa của từ. Lời kể còn tạo ra sự mẫu mực về ngôn ngữ cho các cháu noi theo qua giọng điệu, ngữ điệu, điệu bộ. Ví dụ: cô kể câu chuyện về con mèo, nhấn mạnh các từ ngữ như con mèo có lông màu đen, mắt tròn xoe, đuôi dài ngoe nguẩy, nó chạy rất nhanh cô có thể giải thích các từ ngữ khó hiểu đối với trẻ, cho trẻ nhắc lại các từ đó. Qua tiết thơ, trẻ được nghe cô đọc, đọc nhẩm, đọc cùng cô, đọc theo tổ nhóm cá nhân. Nhờ vậy trẻ được rèn luyện lời thơ cho đến thuộc, đọc rõ từ, rõ lời dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Trong bài thơ cô giáo trích dẫn, giảng giải nội dung cho trẻ hiểu nghĩa của từ. Qua tác phẩm văn học trẻ được nghe, được học đó là những bài học làm người đầu tiên, và những bài học đó sẽ cùng trẻ lớn dần theo năm tháng, trong suốt cả cuộc đời. * Thông qua hoạt động âm nhạc: Trẻ cảm nhận các giai điệu của bài hát, ở đây ngôn ngữ của trẻ được học một cách nhanh nhất. Thông qua lời bài hát trẻ sẽ hát và nói được những câu dài nói hay hơn giúp trẻ nói dài hơn những từ mang tính nghệ thuật cao. Thông qua giờ âm nhạc trẻ được tiếp xúc với nhiều loại nhạc cụ như: xắc xô, trống, phách tre, sáo... và các vật dụng: mũ múa, khăn voan, quạt giấy... trẻ được gọi tên các loại nhạc cụ, các vât dụng phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ hát tốt và phát triển thêm vốn từ cho trẻ Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát: “ Con cún con”. Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô về nội dung bài hát.... * Thông qua hoạt động làm quen với toán: Thông qua việc nhận biết màu vàng - màu đỏ hoặc nhận biết to- nhỏ trẻ sẽ nhận biết và học thêm về ngôn ngữ toán học, về to hơn hay nhỏ hơn..... * Thông qua hoạt động thể dục; Đối với hoạt động này trẻ vừa được vận động vừa vui chơi trẻ được nói cùng cô: Các bài tập phát triển chung: Hái hoa, bỏ giỏ, Gió thổi, cây nghiêng... 2.3. Thông qua hoạt động với đồ vật: Cô nói - Con gà mái: trẻ trả lời: có 2 chân.... - Con chó: có 4 chân...... Ngoài những trò chơi tự do, trò chơi có luật cô giáo sử dụng chơi sáng tạo để phát triển ngôn ngữ trẻ. Qua trò chơi sáng tạo trẻ được giao tiếp với nhau do vậy vốn từ của trẻ được phát triển mạnh trong khi chơi. + Trò chơi dân gian: Là một trò chơi mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, chúng không chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn. Ví dụ: Trò chơi “Nu na nu nóng”, “Chi chi chành chành” Thông qua một số trò chơi trẻ vừa chơi vừa đọc lời ca ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách tự nhiên. - Ở hoạt động góc: Đây là hoạt động mà trẻ rất hứng thú bởi trẻ được chơi, được tìm hiểu về những đồ vật trong lớp theo sở thích của mình. Vì vậy đa dạng đồ dùng đồ chơi, thường xuyên gợi mở và hỏi trẻ, khuyến khích trẻ trả lời và chơi cùng cô, cùng bạn nhằm tăng cường vốn ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: + trò chơi bế em: cô nhập vai làm chị búp bê cho búp bê ăn, búp bê ngủ trẻ sẽ bắt chước những từ cô nói như: Em búp bê ơi em ngủ ngoan nhé! cho em bé ngủ, biết cho em ăn... nói được em búp bê ngoan, búp bê ăn giỏi nhé, chị thương... Và như vậy ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo + Góc sách truyện: Trẻ mở sách, xem sách và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh: Tranh gà trống đang gáy: Trẻ gọi được tên gà trống, hành động đang gáy... Các hoạt động và từ ngữ trong các hoạt động cứ lặp đi lặp lại giúp trẻ cũng cố vốn từ và ứng dụng được vào trong cuộc sống một cách tích cực. 2.6. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ: Tôi luôn có ý thức xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ . Xây dựng môi trường ngôn ngữ tại lớp học với đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, bên cạnh đó có các đồ dùng, đồ chơi với các nguyên vật liệu đa dạng, hấp dẫn trẻ Tôi luôn sắp xếp, trang trí lớp học, các góc chơi thẩm mỹ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội dung giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua kỹ năng đọc sớm, kỷ năng vận động tinh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức Trong các góc trang trí mở, tôi thiết lập cách trang trí giúp trẻ vừa học vừa chơi như: Thông qua trò chơi luyện kĩ năng nghe nói, trò chơi luyện kỹ năng đọc viết. Từ việc trang trí môi trường theo hướng mở ở lớp học, tôi đã tạo ra những đứa trẻ mạnh dạn, tự tin, mạnh dạn, ham hiểu biết và giao tiếp mạnh dạn hơn. 2. 7. Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Gia đình là nơi để trẻ phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách trẻ phát triển toàn diện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc