SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi A Trường Mầm non Hải Thiện
Ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu cũng như tiếp xúc với trẻ, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về cấu, từ, cách phát âm, cách diễn đạt. Đa phần trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách thụ động, lời nói chưa rõ ràng, mạch lạc. Khi nói nhiều trẻ bị bớt âm trong các từ, nói dớ, nói lắp .nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ muốn nói gì. Một số trẻ thì chỉ mới nói được vài ba từ hoặc chưa rõ tiếng. Mặt khác vì trẻ còn nhỏ nên những phản ứng thường chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu được yêu cầu của cô giáo, thêm vào đó bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt và rất nhạy cảm. Chính vì vậy mà việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn có những suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi A ở trường mầm non Hải Thiện ” để làm đề tài nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi A Trường Mầm non Hải Thiện
MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN ...'...................................................................... II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN............................ 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến.....................................................................2 2. Các giải pháp cụ thể.........................................................................................2 2.1. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ ...................................... 2 2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động có chủ đích .....................3 2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.................3 2.4. Quan tâm trẻ cá biệt ......................................................................................5 2.5. Tăng cường phối hợp với phụ huynh để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ............5 3. Điểm mới cơ bản của giải pháp .......................................................................5 4. Tính thực tiễn của sáng kiến ............................................................................6 5. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến..................................6 5.1 Hiệu quả sáng kiến đưa lại ..............................................................................6 5.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.................................................................7 III. KẾT LUẬN....................................................................................................7 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN l.Tính mới, sáng tạo của sáng kiến Khi áp dụng đề tài này, tôi xây dựng môi trường giáo dục có nhiều góc trải nghiệm, thực hành để trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, kích thích trẻ tích cực khám phá tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện, được giao tiếp với nhau nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.Thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như: khảo sát, quan sát, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn nhằm thay đổi được thực trạng của lớp. Bên cạnh đó tôi đã linh hoạt sáng tạo việc đổi mới hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng nhiều hình thức tổ chức để trẻ thể hiện nhu cầu của bản thân bằng lời nói. Qua việc luyện tập hàng ngày dần được hình thành và phát triển như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề. Như vậy có thể khẳng định rằng phát triển ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 2. Các giải pháp cụ thể 2.1. Xây đựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ * Môi trường trong lớp: Môi trường trong lớp rất quan trọng đối với trẻ vì hàng ngày trẻ hoạt động trong lớp là chính. Vậy nên tôi đã lựa chọn và xây dựng những khu vực hoạt động của trẻ một cách hợp lý, bắt mắt nhằm tạo cho trẻ có cơ hội trải nghiệm, phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ cho trẻ trong các hoạt động. - Ở góc sách - truyện thì cô cho trẻ xem tranh truyện trong chủ đề, bộ rối tay, rối ngón tay, rối bông... Khu vực này cần có nhiều gối để trẻ có thể thư giãn, thoái mái ngồi, nằm xem tranh truyện. Bên cạnh đó là chiếc bàn nhỏ xinh để trẻ có thể đặt sách truyện lên và “xem sách”. Ngoài cách giở xem sách truyện, có thể hướng dẫn trẻ đọc những câu đơn giản, phù hợp với bức tranh đó... Cô đọc các từ để trẻ nói theo các từ, câu đơn giản về con vật, cây, quả, những hành động của con vật... - Góc bé hoạt động với đồ vật: Chuẩn bị cho trẻ búp bê, đồ dùng chăm sóc búp bê ăn ngủ.; Các khối để trẻ xếp chồng, xếp cạnh; Hột hạt, dây xâu. - Góc bé với các phương tiện giao thông: Tôi chuẩn bị cho bé mô hình về ngã tư đường phố, các phương tiện giao thông, cột đèn xanh đỏ. * Môi trường ngoài lớp: Tủ đựng đồ cá nhân của trẻ cũng được đặt ngoài cửa lớp có dán tên và ảnh của trẻ để trẻ dễ dàng nhận thấy tủ đồ của mình. Mỗi lần trẻ lấy, cất đồ dùng cá nhân cô hỏi trẻ tủ con đâu? Con tên gì? Trên các cây đều có biển tên cây. Mỗi khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ đọc tên các loài cây, tên hoa, màu hoa, lá. Cô hỏi trẻ để trẻ nói tên đồ chơi ngoài trời như; Đu quay, cầu trượt, xích đu, nhà bóng. 2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động có chủ đích *Thông qua hoạt động nhận biết tập nói: Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻ bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trong tiết dạy cô cần chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp mắt, hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn giúp trẻ trả 4 nói cho trẻ. Cô đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận âm điệu, vần điệu, cô có thể giải thích cho trẻ các từ khó, lạ xuất hiện trong bài nói cách khác là trẻ cũng học thêm được các từ mới qua giờ học thơ. Ví dụ: Đọc thơ: “Cháu chào ông ạ!” cô đọc cho trẻ nghe và đàm thoại với trẻ, cô đưa ra những câu hỏi gợi mở để trẻ biết tên bài thơ, tên các nhân vật và hiểu được nội dung bài thơ để trẻ ghi nhớ và đọc lại theo cô. Cô phải sửa sai lỗi ngọng như “ nhỏ xíu, lông vàng ”. Qua tác phẩm cô còn giáo dục trẻ lễ phép với người lớn. Khi gặp người lớn phải chào. Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Khi tiếp xúc với các câu chuyện là trẻ đã được tri giác các bức tranh có hình ảnh và từ ngữ mới tương ứng với nội dung bức tranh. Ví dụ : Trẻ nghe câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” cô muốn cung cấp cho trẻ từ “ướt lướt thướt”. Cô có thể cho trẻ xem tranh, mô hình, và giải thích từ “ướt lướt thướt”. Bên cạnh đó cô cũng chuẩn bị một số hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học: Bác gấu đen trong câu truyện cô vừa kể đi đâu? (Đi chơi rừng). Khi gặp trời mưa, bác gấu đã bị làm sao? (Ướt lướt thướt) Cô kể 1 -2 lần giúp trẻ hiểu tác phẩm và đặt tiếp hệ thống câu hỏi hướng vào việc hiểu biết các hành động của nhân vật để trẻ hiểu việc nào nên làm, việc nào không lên làm : Qua câu truyện, con yêu quý ai? (Bác gấu đen, bạn thỏ trắng. Vì bạn thỏ trắng và bác gấu đen là những người tốt bụng). Xen kẽ các câu hỏi, cô cho từng trẻ trả lời. Để hiểu rõ hơn các hình ảnh và các nhân vật hành động trong tranh khi trò chuyện với trẻ. Cô giảng giải khen ngợi và bắt chước các hành động trong tranh. Sau khi cho trẻ quan sát và trò chuyện về bức tranh cô kể mẫu cho trẻ nghe. Nội dung lời kể cần đơn giản ngắn gọn. Để hấp dẫn trẻ, trong lời kể của cô thường có các câu đối thoại giữa các nhân vật. Kết thúc lời kể là những nhận xét, khen ngợi các nhân vật, các hành động trong tranh. Cô khuyến khích trẻ kể, khi trẻ kể cô cho trẻ đứng gần tranh dùng que chỉ lên các hình đang mô tả. Từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển và hoàn thiện. 2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày *Hoạt động giờ đón trẻ: - Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: + Gia đình con có những ai? + Trong gia đình ai yêu con nhất? + Mẹ yêu con như thế nào? 6 +Trong câu truyện có nhân vật nào?... *Hoạt động giờ ngủ: Khi đến giờ đi ngủ tôi có thể cho trẻ đọc một số bài thơ, nghe một số ca khúc nhẹ nhàng, có lời ru êm ái, có nội dung nhắc nhở trẻ những quy tắc trong giờ ngủ để trẻ nghe. Ví dụ: Cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ngủ” trẻ nghe và làm theo một số hành động trong bài thơ như: Không đùa nghịch nhau, không nói chuyện, không nghịch đồ chơi... Cứ như thế ngôn ngữ và vốn từ của trẻ cũng tăng và tạo cho trẻ một số nề nếp, thói quen, cho trẻ biết khi nào trẻ nên chơi và khi nào trẻ không nên chơi *Hoạt động chơi ở các góc: Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngôn ngữ của trẻ. + Ví dụ 1: Cô đến các góc chơi: “Thao tác vai” - Cô có thể đặt các câu hỏi như: Bác đang nấu gì đấy? Cơm đã chín chưa bác? Bác đang nấu canh gì đấy?.. Ngoài ra còn tạo thêm các tình huống để các nhóm chơi được giao lưu cùng nhau. +Ví dụ 2: Cô đến góc chơi nấu ăn: Cô có thể tạo tình huống - Cô thấy búp bê có vẻ rất đói rồi. Búp bê muốn ăn cơm với trứng rán. Vậy bác nào sẽ đến cửa hàng mua trứng nào? Khi đến cửa hàng các bác nói như thế nào?... 2.4. Quan tâm trẻ cá biệt Khi giáo dục những trẻ cá biệt khó khăn về ngôn ngữ tôi thường áp dụng các phương pháp giáo dục đặc biệt riêng biệt, tôi luôn có kinh nghiệm và nhanh chóng nhận biết được thời điểm nào cần phải kết thúc các tác động đến trẻ, khi nào cần giao tiếp ít hơn, khi đó thay vì bắt trẻ phải ghi nhớ một kiến thức nào đó, hãy cho trẻ chơi các trò chơi thú vị, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn. Chỉ dẫn và nói với trẻ một cách đơn giản về những điều trẻ đang làm. Để trẻ hiểu ngôn ngữ một cách nhanh chóng, tôi luôn luôn cho trẻ tập trung chú ý trước khi bắt đầu hướng dẫn, hiểu lời nói và hiểu các từ khái quát. Nói chậm, nói đơn giản những lời nói trong khi hướng dẫn trẻ, sử dụng những cử chỉ, điệu bộ khi có thể, nhấn mạnh tới từng từ mang đặc điểm chính và yêu cầu trẻ nhắc lại rõ ràng lời chỉ dẫn đó. +Đọc truyện cho trẻ nghe trước khi giới thiệu những thông tin chính. +Giải thích nghĩa các từ khái quát cho trẻ, khi nói nhấn mạnh các từ đa nghĩa, minh họa rõ ràng bằng hình ảnh. +Cho trẻ nghe cách sử dụng một từ, đặt câu hỏi với từ đó, sử dụng những câu đơn giản trước và cho trẻ lặp đi lặp lại trước khi học những nguyên tắc cần thiết. r v v
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_nha_tre_24.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi A Trường Mầm non Hải Thiệ.pdf