SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ, phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. Là một giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy, thấu hiểu được vai trò, tầm quan trọng của Trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để tìm các biện pháp tổ chức Trò chơi dân gian cho trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng một cách có hiệu quả nhất, phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.

doc 16 trang thuydung 21/07/2024 2031
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua trò chơi dân gian

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua trò chơi dân gian
 khi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông 
qua trò chơi dân gian”. Trước mắt tôi như hiện ra cả một khoảng thời niên thiếu 
với các trò chơi dân dã thôn quê khi chờ bố mẹ đi làm đồng về muộn. Các trò chơi 
gắn bó một thời khó khăn của cả một thế hệ người Việt Nam bây giờ đang dần bị 
mai một trong thời đại đồ chơi, trò chơi công nghiệp máy móc đang dần chiếm thời 
gian của các bạn trẻ, đặc biệt là với trẻ em mầm non. Vì vậy tôi mong muốn đề tài 
này được thực hiện sẽ góp một phần bé nhỏ khơi cảm xúc nguồn cội, góp phần lưu 
giữ nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt trong thời đại sự giao thoa các 
nền văn hóa khác nhau đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỗi một người dân Việt 
Nam.
 Vậy làm thế nào để tổ chức các Trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi 
cuốn và hấp dẫn trẻ, phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. Là một giáo viên mầm non 
trực tiếp giảng dạy, thấu hiểu được vai trò, tầm quan trọng của Trò chơi dân gian 
đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để tìm các biện 
pháp tổ chức Trò chơi dân gian cho trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng một cách có hiệu quả 
nhất, phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề 
tài này.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp.
 Trọng tâm của đề tài là “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 
tháng thông qua trò chơi dân gian” lớp Họa My 1 tại một trường mầm non trong 
huyện Lệ Thuỷ. Tỉnh Quảng Bình. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này vì tại đơn vị tôi 
công tác chưa có ai thực hiện đề tài này và bản thân tôi thấy rằng đề tài rất thiết 
thực đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay và hơn thế nữa là trong năm học 
2014 -2015 thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
 Trong thời đại hiện nay, khi mà các trò chơi hiện đại với các đồ chơi công 
nghiệp hiện đại đang ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động vui chơi của trẻ thì 
việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian không chỉ nhằm mục đích phát 
triển ngôn ngữ, phát triển vận động cho trẻ mà còn góp một phần nhỏ vào việc bảo 
tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Để nó không bị hòa lẫn 
với bất cứ một dân tộc nào nhất là trong thời đại giao thoa giữa các nền văn hóa. 
Do điều kiện về thời gian có hạn nên đề tài của tôi hiện được áp dụng ở nhóm lớp 
24-36 tháng tuổi tại một trường mầm non trong huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi 
dân gian : 
 Mỗi chúng ta ai cũng từng là đứa trẻ và cũng từng chơi những trò chơi của 
trẻ. Những vòng quay của những con quay hay những bước nhảy lò cò của trò chơi 
Nhảy lò cò, những viên sỏi gần gũi thân quen của trò chơi Ô ăn quan hay đơn giản 
hơn là một quả bưởi rụng với vài cọng tre nhỏ cha chặt khi lao động của trò chơi 
chuyềnTất cả hiện ra như một bức tranh sinh động vô cùng gần gũi và thương 
yêu của một thời thơ ấu khó phai trong tâm trí mỗi con người. Những điệu nhảy 
nhanh nhẹn và linh hoạt như điệu nhảy sạp, những cánh diều tre và giấy bay mỗi vào tâm hồn trẻ nên có thể nói cho trẻ làm quen và chơi trò chơi dân gian cũng 
đồng thời là hình thức rất tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Muốn tổ chức các Trò chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn trẻ thì giáo viên 
phải cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nói chung và đặc điểm phát triển 
trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng vận động và nhu cầu hứng thú của trẻ nói riêng.
 Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là một việc 
làm cần thiết không thể thiếu, vì cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ. 
Trước khi trẻ đến trường, ông bà, cha mẹ đã cung cấp các trò chơi dân gian cho trẻ 
thông qua các hoạt động hàng ngày, những lời ru của bà, của mẹ đã thấm vào hơi 
thở của trẻ từ khi trẻ mới chào đời.
 Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát 
động. Trong những năm qua, trường mầm non chúng tôi đã triển khai thực hiện sâu 
rộng và có hiệu quả, đặc biệt là đưa trò chơi dân gian vào các nhóm lớp, chú trọng 
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi dân gian.
 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi thấy nhận thấy có những thuận lợi và 
khó khăn sau :
 * Thuận lợi:
 Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo 
điều kiện về mọi mặt của ban giám hiệu nhà trường.
 Trong trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở 
từng nhóm lớp. Cụ thể:
 Năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 nhà trường tổ chức hội thi “Bé 
với dân ca hò khoan Lệ Thủy”, lớp tôi tham gia và đạt giải cao.
 Trẻ ở lớp tôi là trẻ mới 24-36 tháng tuổi mặc dù còn bỡ ngỡ rất nhiều trước 
các hoạt động ở nhóm lớp nhưng trẻ rất có hứng thú với các trò chơi mà tôi tổ chức, 
đặc biệt là đa số trẻ tỏ ra thích thú với lời ca đi kèm trò chơi mà tôi đọc cho trẻ 
trong mỗi lần chơi. Mặt khác, trẻ ở vùng thôn quê nên có điều kiện về không gian, 
về đối tượng (bạn bè) tham gia.
 Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở thôn quê. Chính vì vậy, những trò chơi dân 
gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt thời niên thiếu. Không những thế tôi 
còn rất thích các Trò chơi dân gian Việt Nam và thường xuyên sưu tầm được rất 
nhiều Trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ nhà trẻ để tổ chức cho trẻ 
chơi phù hợp trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
 Được đào tạo Trung học sư phạm và được tham gia học lớp Đại học do 
trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, đồng thời trải qua 9 năm công tác trong 
đó 4 năm trực tiếp tham gia giảng dạy lứa nhóm trẻ 24-36 tháng nên bản thân tôi đã 
tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi 
dân gian nói riêng, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tốt.
 Được sự quan tâm nhiều mặt của lãnh đạo địa phương, bậc học mầm non, 
của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 
đầy đủ. 2.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân 
gian:
 Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây và qua quá trình tổ chức thực hiện ở 
nhóm lớp mình, với bao tìm tòi và suy nghĩ tôi đã tìm ra một số biện pháp cụ thể 
sau :
 Biện pháp1 : Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của 
trẻ:
 Kho tàng Trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng 
không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở nhóm trẻ 24-36 
tháng. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, 
cân nhắc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ 
nhớ và dễ hiểu nhất.
 Với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, đây là giai đoạn trẻ mới bước đầu tiếp xúc với 
các hoạt động ở trường lớp mầm non. Khả năng chú ý có chủ định và ghi nhớ của 
trẻ còn rất hạn chế. Vì thế trẻ chỉ có thể chơi các trò chơi đơn giản nhất, đọc các ca 
từ ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, thời gian chơi cũng phải đảm bảo là ngắn nhất có 
thể. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau :
 Trò chơi cần sự đơn giản mức độ phức tạp không cao. Trò chơi phải có ca từ 
kết hợp để vừa phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ và phát triển các tố chất vận 
động ban đầu cho trẻ.
 Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
 Giúp trẻ củng cố ngôn ngữ, kỹ năng vận động cho trẻ.
 Gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
 Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
 Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ như: “Tập 
tầm vông”, “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Dung dăng dung dẻ”, “Lộn 
cầu vồng”, “Bịt mắt bắt dê”, “Thả đĩa”, “Rồng rắn”,...
 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm tổ chức cho trẻ 
tham gia vào các trò chơi dân gian:
 * Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
 Đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong 
phú, nó mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của 
từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ chơi tương ứng mà 
thiếu nó thì không thể tiến hành được. Tuy nhiên, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò 
chơi dân gian cũng có thể dễ tìm kiếm, dễ thay thế.
 Ví dụ:
 Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cần có dải vải hoặc khăn bịt mắt, trò chơi Tập tầm 
vong cần đến những hòn sỏi hay đơn giản là một cái nắp chai cho trẻ cầm vào tay...
 Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, 
giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về trò chơi, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò 
chơi đó để có thể tìm kiếm đồ dùng đồ chơi thay thế giúp quá trình tổ chức được tốt 
hơn, gây hứng thú được chơi ở trẻ nhiều hơn.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc