SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện

Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt khó khăn, trước tình hình diễn biến phúc tạp của đại dịch Covid 19 xảy ra khắp mọi nơi. Thực hiện đúng chỉ đạo của thủ tướng chính phủ về việc không tụ tập đông người để ngăn chặn dịch bệnh không lây lan rộng đến cộng đồng vì vậy học sinh không thể đến trường việc học của trẻ bị gián đoạn. Vượt lên trên những khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều phương án chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, với quyết tâm dù “Tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học” ngành giáo dục đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Các cơ sở giáo dục mầm non đã lựa chọn và hướng dẫn cha mẹ tổ chức cho trẻ những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện tại nhà. Qua quá trình thực tế bản thân tôi đã nhận thấy việc phối hợp với phụ huynh dạy trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà ngay ở lứa tuổi nhà trẻ là rất quan trọng và cần thiết, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện”.

doc 26 trang thuydung 02/07/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện
 2
không ngừng học” ngành giáo duc đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. 
Các cơ sở giáo dục mầm non đã lựa chọn và hướng dẫn cha mẹ tổ chức cho trẻ 
những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện tại nhà.
 Qua quá trình thực tế bản thân tôi đã nhận thấy việc phối hợp với phụ 
huynh dạy trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà ngay ở lứa tuổi nhà trẻ là rất quan 
trọng và cần thiết, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể 
chuyện.
 - Giúp trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định.
 - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giúp giáo viên và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo 
dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua 
 hoạt động kể chuyện”.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM
 Trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp D3 trong trường mầm non tôi đang công tác.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp dùng lời nói.
 Phương pháp làm mẫu.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp động viên, khuyến khích.
 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi D3 trường mầm 
non nơi tôi đang công tác.
 Thời gian thực hiện từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022. Củng 
cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. 4
môn cho giáo viên như: công nghệ thông tin thiết kế bài giảng trên vanva, 
capcut, fimora 9.... để phục vụ cho việc thiết kế video cho trẻ hoạt động phát 
triển ngôn ngữ.
 - Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng 
phương pháp dạy học tích cực giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục 
mầm non đặc biệt ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể 
chuyện.
 - Lớp học có đầy đủ trang thiết bị dạy và học theo thông tư 02.
 - Sức khoẻ trẻ phát triển tương đối tốt: 90% trẻ phát triển bình thường.
 - Trẻ được học đúng độ tuổi quy định.
 - Số lượng: 20 trẻ do 2 giáo viên phụ trách.
 - Một số trẻ có khả năng nhận thức, ghi nhớ và chú ý lắng nghe tốt.
 - Bản thân luôn nhiệt tình với công việc, luôn yêu nghề mến trẻ, được phụ 
huynh và đồng nghiệp tin yêu quý mến.
 - Bản thân luôn tự trau dồi kiến thức, ham học hỏi để nâng cao trình độ 
chuyên môn.
 - Đa số phụ huynh quan tâm ủng hộ cùng kết hợp với cô giáo trao đổi 
những vướng mắc của con em mình để cùng nhau tháo gỡ, giúp trẻ đạt được kết 
quả tốt nhất.
 * Khó khăn:
 - Do tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng và kéo dài trẻ phải tạm ngừng 
đến trường để phòng chống dịch bệnh trẻ và cô ít có cơ hội được giao tiếp nên 
trẻ còn lạ cô.
 - Những câu chuyện đối với trẻ còn mới lạ, trẻ mới được làm quen.
 - Trẻ còn chưa hứng thú với việc học thông qua hoạt động kể chuyện.
 - Khả năng nghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ dẽ nhớ nhưng lại chóng quên.
 - Trẻ ở lứa tuổi này ngôn ngữ đang phát triển, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói 
 chưa hết câu và phát âm chưa chuẩn.
 - Trẻ chưa phát huy được tính tích cực của mình trong hoạt động. Kết quả 
trả bài của học sinh sau những hoạt động còn thấp.
 - Từ các tình trạng trên dẫn đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đạt 
 yêu cầu, chưa đáp ứng được phương pháp dạy học hiện nay là: Lấy trẻ làm 
 trung tâm “Học mà chơi, chơi mà học”. 6
 - Thu nhập đời sống kinh tế của phụ huynh còn thấp, phụ huynh chưa quan 
tâm đến việc học cũng như mua các trang thiết bị để phục vụ việc học tập trực 
tuyến như: máy tính, ipad, điện thoại thông minh,....
 Để khắc phục được những tình trạng tồn tại đó, tôi đã chủ động tìm kiếm 
tài liệu nghên cứu và học tập. Qua thực tế giảng dạy tôi đã tìm ra được một số 
biện pháp “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông 
qua hoạt động kể chuyện”. Tôi hy vọng những việc mình đang làm sẽ góp một 
phần nhỏ bé vào hệ thống lý luận và phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ mầm non 24-36 tháng tuổi.
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc 
nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng và thực trạng của 
trẻ tại lớp. Tôi đã lựa chọn và sử dụng các biện pháp sau:
 1. Biện pháp thứ nhất: Chủ động nghiên cứu chương trình, lập kế 
hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo đúng độ tuổi.
 Để đáp ứng được yêu cầu về giáo dục, thực hiện nhiệm vụ năm học, hiểu 
được giá trị nghệ thuật của văn học dành cho lứa tuổi mầm non. Đặc biệt là lứa 
tuổi nhà trẻ 24-36 tháng. Bản thân tôi luôn tự nghiên cứu tài liệu học hỏi thêm 
đồng nghiệp, dự giờ các tiết dạy mẫu, dạy chuyên đề do nhà trường tổ chức để 
kịp thời nắm bắt được phương pháp dạy học mới, tích hợp các nội dung giáo dục 
theo chủ đề, xây dựng kế hoạch giáo dục phối hợp tố với phụ huynh để phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua họa động làm quen với văn học phù hợp với 
thời gian trẻ tạm ngừng đến trường để phòng tránh sự lây hiễm của dịch bệnh 
covid- 19.
 Để giờ dạy thêm sinh động và lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động tôi 
luôn suy nghĩ tìm cách xây dựng chủ đề, các tiết dạy khác nhau nhưng gần gũi 
với trẻ, phù hợp với nội dung bài học và yêu cầu của bài dạy.
 Ví dụ: Chủ đề bài dạy: Khu vườn tuổi thơ, vườn cổ tích, kể chuyện cùng 
bé....
 Để tổ chức giờ dạy kể chuyện có hiệu quả, đảm bảo phù hợp với nội 
dung câu chuyện, kết hợp với sự sáng tạo trong giảng dạy, cô trò chuyện, giảng 
giải hoặc sử dụng tranh ảnh, bài hát, đồ dùng trực quan để giới thiệu câu 
chuyện, dẫn dắt trẻ bằng các thủ thuật nhằm mục đích tạo cho trẻ sự tập trung, 
chú ý vào bài dạy. 8
 câu chuyện.
 - Giáo viên xây dựng - Trẻ tích cực, tương 
 video, bài giảng: “Cây táo” tác trả bài tỉ lệ đạt 
 rồi gửi vào zalo nhóm lớp. 17/20 trẻ chiếm 
 - Giáo viên kính phiền phụ 85%.
 Kể chuyện: huynh hướng dẫn trẻ học - Trẻ mô tả được 
1
 Cây táo.... bài qua zalo cô gửi. hình dáng, màu sắc 
 của quả táo. Kể 
 được tên các nhân 
 vật có trong câu 
 chuyện
 - Giáo viên xây dựng - Trẻ tích cực, tương 
 video, bài giảng: “Chiếc áo tác trả bài tỉ lệ đạt 
 mùa xuân” rồi gửi vào zalo 18/20 trẻ chiếm 
 Kể chuyện: nhóm lớp. 90%.
2 Chiếc áo mùa - Giáo viên kính phiền phụ - Trẻ nhớ các tình 
 xuân... huynh hướng dẫn trẻ học tiết đơn giản có 
 bài qua zalo cô gửi trong câu chuyện, 
 hiểu nội dung câu 
 chuyện.
 - Giáo viên xây dựng - Trẻ tích cực, tương 
 video, bài giảng: “Thỏ con tác trả bài tỉ lệ đạt 
 không vâng lời” rồi gửi 19/20 trẻ chiếm 
 Kể chuyện: 
 vào zalo nhóm lớp. 95%.
 Thỏ con 
3 - Giáo viên kính phiền phụ - Trẻ bắt chiếc được 
 không vâng 
 huynh hướng dẫn trẻ học một số hành động 
 lời
 bài qua zalo cô gửi đơn giản của các 
 nhân vật có trong 
 câu chuyện.
 - Giáo viên xây dựng - Trẻ tích cực, tương 
 Kể chuyện: 
 video, bài giảng: “Chuyến tác trả bài tỉ lệ đạt 
 Chuyến du 
4 du lịch của gà trống choai” 19/20 trẻ chiếm 
 lịch của gà 
 rồi gửi vào zalo nhóm lớp. 95%.
 trống choai....
 - Giáo viên kính phiền phụ - Trẻ nhớ các tình 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc