SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non A xã Liên Ninh
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Với trẻ em, ngôn ngữ không chỉ là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy, là phương tiện hữu hiệu nhất giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà ngôn ngữ còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành, điều chỉnh hành vi và giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Có thể nói, một trong những thành quả quý giá mà trẻ đạt được ở giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi chính là ngôn ngữ. Ở năm đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ mang tính “phi xã hội” mà người lớn ít hiểu được. Đó là những tiếng phát ra một cách bản năng do các xung lực 2 thần kinh tạo ra. Dần dần bộ não của trẻ phát triển, cơ quan cấu âm được hoàn thiện và nhờ luyện tập theo cách dạy của người lớn mà trẻ đã bắt đầu biết nói. Từ việc nghe người lớn nói, trẻ bắt chước, nhắc lại đến chỗ trẻ biết quan sát việc dùng từ gắn với từng ngữ cảnh để kết hợp các từ với nhau tạo thành những câu mạch lạc. Theo năm tháng, vốn từ vựng của trẻ được hình thành và ngày càng mở rộng để thực hiện các chức năng giao tiếp, tư duy.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non A xã Liên Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non A xã Liên Ninh
2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là phương tiện để giao tiếp giúp con người thể hiện sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ nói rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ mầm non lại càng quan trọng hơn, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh. Độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi là giai đoạn phát triển rất phong phú của trẻ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhận thức, hoạt động chủ đạo, ý thức bản thân và đặc biệt là ngôn ngữ. Bởi phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi là nền tảng để kích hoạt toàn diện não bộ: Khả năng quan sát, ghi nhớ, tập trung... là tiền đề vững chắc cho sự thành công trong tương lai của trẻ. Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi đã tiếp nhận khá nhiều vốn từ vựng và biết sử dụng chúng để tạo thành các ngữ câu để giao tiếp với mọi người xung quanh. Vốn từ của trẻ phát triển theo giai đoạn, trong đó giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng vốn từ của trẻ có khoảng 243 - 486 từ (danh từ và động từ chiếm tỷ lệ nhiều). Trẻ học được nhiều từ mới bằng cách lắng nghe người thân, bố mẹ, ông bà hay những người khác trò chuyện. Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm của mình nhiều hơn thông qua giao tiếp với mọi người. Nhưng hai năm vừa qua do dịch Covid - 19 kéo dài, lây lan rộng trên khắp địa bàn cả nước và trên thế giới. Nó đã làm thiệt hại biết bao tiền của và đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì vậy trẻ không được giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong đại dịch Covid - 19, trẻ phải giãn cách ở nhà không được đến trường và tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều hơn. Tiến sĩ Heuvel, bệnh viện Nhi tại Canada đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: những thiết bị điện tử có thể liên quan đến khoảng 50% nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ. Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến trẻ không có nhu cầu tương tác với người khác. Trẻ có thể sẽ thu mình, ngại nói, ngại tiếp xúc dẫn tới dẫn tới phát triển ngôn ngữ chậm, thậm chí chậm nói. Điều này đã gây trở ngại rất lớn khi trẻ đến trường: Trẻ sợ người lạ, không thích giao tiếp, vốn từ ít Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Đầu năm học này tôi thấy trẻ lớp tôi khi đến lớp có nhiều trẻ nhút nhát, trẻ chậm nói, hạn chế về vốn từ, phát âm không rõ tiếng.Vì thế trẻ cần được dạy nói và nói nhiều mới có khả năng nói rõ ràng mạch 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Với trẻ em, ngôn ngữ không chỉ là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy, là phương tiện hữu hiệu nhất giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà ngôn ngữ còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành, điều chỉnh hành vi và giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Có thể nói, một trong những thành quả quý giá mà trẻ đạt được ở giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi chính là ngôn ngữ. Ở năm đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ mang tính “phi xã hội” mà người lớn ít hiểu được. Đó là những tiếng phát ra một cách bản năng do các xung lực 2 thần kinh tạo ra. Dần dần bộ não của trẻ phát triển, cơ quan cấu âm được hoàn thiện và nhờ luyện tập theo cách dạy của người lớn mà trẻ đã bắt đầu biết nói. Từ việc nghe người lớn nói, trẻ bắt chước, nhắc lại đến chỗ trẻ biết quan sát việc dùng từ gắn với từng ngữ cảnh để kết hợp các từ với nhau tạo thành những câu mạch lạc. Theo năm tháng, vốn từ vựng của trẻ được hình thành và ngày càng mở rộng để thực hiện các chức năng giao tiếp, tư duy. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm chung: Trường mầm non nơi tôi làm việc là một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện, luôn giữ vững danh hiệu: “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Trường được công nhận là trường chuẩn mức độ II vào tháng 3 năm 2022. Trường học được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm, môi trường sạch đẹp, trồng nhiều các loại hoa và cây xanh, được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học, nhiều đồ chơi ngoài trời, phân khu hợp lí và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh - sạch - đẹp. Năm học 2022 - 2023 nhà trường phân công tôi dạy lớp nhà trẻ D2 lứa tuổi 24 - 36 tháng. Với tổng số trẻ là: 22 trẻ, trong đó có 15 cháu nam và 7 cháu nữ. Lớp có 2 cô với trình độ đại học sư phạm và tinh thần luôn học hỏi, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 6 Bảng so sánh đối chiếu trước khi thực hiện đề tài: (Tổng số trẻ tham gia 22/22 = 100%) Trẻ đạt Trẻ chưa đạt STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1 Vốn từ 12 55% 10 45% Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái 2 gì đây?”, “làm gì?”, “...thế nào?” 10 45% 12 55% (MT 23) 3 Khả năng phát âm rõ tiếng (MT25) 9 41% 13 59% Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao 4 với sự giúp đỡ của cô giáo (MT 26) 10 45% 12 55% 5 Nói được câu đơn (MT 27) 10 45% 12 55% Qua quá trình khảo sát sự phát triển ngôn ngữ ở trên đối với trẻ 24 - 36 tháng, tôi nhận thấy đa số trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ nên bản thân tôi đã học hỏi, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hấp dẫn để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. III. Các biện pháp. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: 1. Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích. Trong giờ hoạt động chơi tập có chủ đích, hoạt động nào cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên với các hoạt động học như: Hoạt động nhận biết, hoạt động văn học, hoạt động âm nhạc Là những hoạt động giúp trẻ phát triển vốn từ nhanh và diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc nhất. Hoạt động nhận biết: Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Hoạt động này giúp trẻ nhận biết những đặc điểm, cấu tạo và các hành động gắn với từng sự vật... trên cơ sở đó cung cấp vốn từ vựng tương ứng. Ví dụ 1: Trong giờ nhận biết “Con thỏ” tôi muốn cung cấp vốn từ cho trẻ tôi đã chuẩn bị một con thỏ thật để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: 8 động trên màn hình ti vi trẻ rất hứng thú vào các hình ảnh đấy, giúp trẻ biết được nội dung truyện và nhớ được từ mới một cách hiệu quả. Hình ảnh minh họa ở phụ lục: (Ảnh 2 ) Ví dụ: Trong truyện: “Thỏ con không vâng lời” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời. Trẻ nói ngọng các từ trong truyện như: + Thỏ con -> Chỏ con + Bác Gấu -> Bác ấu + Bươm bướm -> Bươn bướn Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: Tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1 - 2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói lại. Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ con không vâng lời”: + Giọng Thỏ mẹ ân cần, nhẹ nhàng. + Giọng Thỏ con nhanh nhảu. + Giọng bác Gấu trầm, ồm. + Giọng Bươm Bướm vui vẻ. Giờ làm quen thơ: Qua các bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Để cung cấp vốn từ chính xác cho trẻ bản thân giáo viên phải thuộc thơ, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện được sắc thái của bài thơ. Khuyến khích trẻ đọc bài thơ cùng cô, khi trẻ thuộc cô động viên trẻ lên đọc theo nhóm, các nhân trẻ đọc, luyện cho trẻ đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Trong bài thơ, cô giới thiệu nội dung, trích dẫn đàm thoại để trẻ biết nội dung bài, giảng giải từ khó cho trẻ biết nghĩa của từ. Ví dụ: Qua bài thơ “Bắp cải xanh” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “Sắp vòng quanh”. Tôi chuẩn bị một cây bắp cải thật để cho trẻ quan sát và tôi giải thích cho trẻ từ “sắp vòng quanh”: Các con nhìn xem lá bắp cải rất to có màu xanh, nhiều lớp lá già ở ngoài bao bọc lớp lá non thì nằm ở bên trong. Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời: + Cô vừa đọc bài thơ gì? (Bắp cải xanh ạ!) + Cây bắp cải xanh như thế nào? (Xanh man mát) + Lá bắp cải được miêu tả ra sao? ( Sắp vòng quanh ạ!) + Búp cải non thì nằm ở đâu? (Nằm ở giữa ạ!) Với hoạt động văn học tôi nhận thấy những trẻ đã có vốn từ phong phú như Hoàng Linh, Ánh Dương, Minh Khang trẻ sẽ trả lời câu hỏi của tôi rõ ràng, đủ câu.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc