SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ

Non nói riêng thì ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng, người lớn cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh…. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ .
doc 20 trang thuydung 30/05/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý 
báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó , quý trọng nó.”
 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của 
trẻ em . Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển 
những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra 
đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng 
hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em 
dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến 
nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ 
thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng 
phát triển hơn.
 Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí 
tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ 
có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ 
một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 
 Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những 
suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng 
Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con 
ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về 
mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy 
mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục 
cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. 
 Đó chính là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non” làm sáng kiến 
kinh nghiệm của mình.
* Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở 
trường mầm non.
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non.
 * Đối tượng nghiên cứu: 
 - Tập trung nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát 
triển ngôn ngữ ở lớp D1, trường mầm non xã Yên Mỹ, năm học 2017 – 2018.
 * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 - Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng D1. 
 * Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên 
quan đến đề tài nghiên cứu.
 1/19 
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm 
Non nói riêng thì ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu 
được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất, đặc biệt đối với trẻ 
nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, 
hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với 
cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn 
của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà 
mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về 
môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm 
quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn 
ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , 
hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
 Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng, người lớn cần giúp trẻ phát triển mở rộng 
các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện 
với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt 
hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình 
thành ngôn ngữ cho trẻ .
II. Cơ sở thực tiễn:
 1. Đặc điểm tình hình:
 Trường mầm non của chúng tôi nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt 
trường chuẩn quốc gia mức độ I từ năm 2009. Nhiều năm liền đạt “Trường tiên 
tiến cấp huyện”. Năm năm liền đạt “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. 
Năm học 2013 - 2014, nhà trường được nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân 
thành phố Hà Nội và bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Năm học 2017 - 2018 
này, nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp 
Thành phố”. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. 
Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học 
thân thiện - Học sinh tích cực cấp thành phố”.
 Năm học 2017 - 2018 nhà trường phân công tôi và hai cô giáo phụ trách lớp 
nhà trẻ 24 – 36 tháng, đều là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. 
 Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non. Tôi đã có 5 năm kinh 
nghiệm công tác, đã tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và đạt kết quả 
tốt.
 3/19 
đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể 
cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 Ảnh: Cô đón trẻ vào lớp
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 + Gia đình con có những ai?
 + Trong gia đình ai yêu con nhất?
 + Mẹ yêu con như thế nào?
 + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
 + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của 
trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
- Ngoài ra trong giờ đón trẻ , trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà , bố , mẹ 
như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen 
lễ phép , biết vâng lời.
1.2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách 
toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động 
góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng 
rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời 
gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ 
được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác 
nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
 5/19 
 Ảnh: Cô và trẻ trò chuyện tại góc “Hoạt động với đồ vật”
 VD2: Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” trẻ chơi bằng đồ dùng tự tạo đó chính 
là những bông hoa đã đục sẵn lỗ, tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và 
tôi sẽ hỏi trẻ:
 + Linh ơi, con đang xâu gì vậy? (Xâu vòng ạ)
 + Con xâu hình bằng gì đấy?(Xâu bằng dây ạ)
 + Đan ơi, vòng tay này đã đeo được chưa? (Chưa ạ)
 + Muốn đeo được phải làm thế nào? (Phải buộc lại ạ)
 + Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé!(Vâng)
 VD3: Ở góc “ Tạo hình” bằng miếng xốp thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình 
những cái lá để cho trẻ dán lên cành cây tự tạo. Trẻ sẽ được dán những chiếc lá 
đủ màu sắc, kích thước tạo lên những bông hoa đẹp và rực rỡ sắc màu. Tôi thấy 
trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm . Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện 
cùng trẻ:
 + Con đang làm gì vậy? (Dán lá cây ạ)
 + Bông hoa có màu gì? (Màu đỏ ạ)
 + Lá hoa của con có màu gì? (Màu xanh ạ)
 + Con dán lá cho bông hoa rồi cắm vào lọ để bày cho đẹp nhé
 - Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những 
rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1.3. Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ 
được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bập 
bênh.
 7/19 
 Ảnh: Hoạt động Nhận biết “Quả Xoài”
 VD1: Trong bài nhận biết ” Quả Xoài” cô muốn cung cấp cho trẻ biết trong 
quả xoài có những gì thì cô phải chuẩn bị một quả xoài chưa bổ và 1 quả xoài đã 
bổ để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn, 
ngửi..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ 
đích.
 - Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống 
câu hỏi:
 + Đây là quả gì? ( “Quả xoài ạ”)
 + Các con nhìn xem quả xoài có vỏ màu gì? ( Màu vàng ạ)
 + Các con ơi, trong quả xoài có gì nhỉ? (Có hạt xoài ạ)
 + Đố các bạn biết xoài chin có vị gì? ( Ngọt ạ)
 - Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được 
cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ cô phải sửa 
ngay cho trẻ.
 VD2 :Hoạt động nhận biết “ Ô tô”
 Khi vào bài tôi đặt câu đố: “ Xe gì bốn bánh
 Chạy ở trên đường
 Còi kêu bim bim 
 Chở hàng chở khách” ( Ô tô)
- Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi: 
 + Xe gì đây? ( Ô tô ạ )
 + Ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ )
 + Ô tô đi ở đâu? ( Ô tô đi ở trên đường ạ)
 + Ô tô dùng để làm gì? ( Dùng để đi ạ)
 + Còi ô tô kêu như thế nào? ( bíp bíp..)
 9/19

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc