SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đặc biệt là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng và cần thiết.Trẻ em ở độ tuổi 24-36 tháng nói riêng và trẻ mầm non nói chung, tuy chưa biết đọc, biết viết nhưng lại có nhu cầu rất lớn về ngôn ngữ.Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Mặt khác ngôn ngữ phát triển thuận lợi là điều kiện quan trọng cho trẻ tích lũy vốn từ, hiểu được ý nghĩa của từ, trẻ biết sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo.

Đối với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng việc giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy giúp trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ và nhận thức còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được 2-3 từ, có trẻ nói được 4-6 từ, có trẻ nói chưa chọn vẹn câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản….

Chính vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu và dạy học tôi nhận thấy trẻ 24-36 tháng có nhu cầu tiếp thu ngôn ngữ rất lớn, vốn từ của trẻ được mở rộng có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn chỉnh khả năng nói trình bày ý nghĩ, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh thông qua lời nói và cử chỉ của người lớn trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng sự vật cùng các từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng sâu sắc các sự vật, hiện tượng trẻ được tiếp xúc hàng ngày để nâng cao vốn từ, qua đó góp phần thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

doc 29 trang thuydung 07/08/2024 761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đặc biệt là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đặc biệt là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đặc biệt là trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
 2018-
 2019
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng đặc biệt là trẻ 
 chậm nói
 TÊN ĐỀ TÀI
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng đặc biệt là trẻ 
 chậm phát triển ngôn ngữ”
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có từ rất sớm và là sản phẩm độc quyền 
của xã hội loài người nó phát triển và tồn tại theo sự tồn tại và phát triển của xã 
hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt nó mang các yếu tố 
(âm vị, hình vị, từ, câu) nó có chức năng là phương tiện giao tiếp quan trọng 
nhất và phát triển tư duy của con người.
 Đối với trẻ em sự phát triển ngôn ngữ được chia làm hai giai đoạn: giai 
đoạn tiền ngôn ngữ ( dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ ( trên 12 tháng 
tuổi ). Ngôn ngữ có vai trò quan trong đối với trẻ em nó là phương tiện để trẻ 
giao tiếp, học tập, vui chơi...Thời kỳ phát cảm ngôn ngữ của trẻ là từ 1 - 6 tuổi, 
đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói 
và các kỹ năng đọc ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành 
tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa 
và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyền tải suy nghĩ và cảm xúc của 
bản thân đối với mọi người xung quanh. Chính ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thuận tiện 
hơn trong giao tiếp và hoà nhập với xã hội.
 Tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ 
xung quanh. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà 
trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đấy?, Cái gì?, 
Con gì?, Tiếng gì?, Màu gì?...
 Người lớn cần giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày bằng 
những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những 
hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. 
 Đối với trẻ từ 1-3 tuổi các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò 
chuyện và được nói, nhưng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế và thật khó khăn với 
những cháu bị chậm phát triển ngôn ngữ ( bị rối loạn về phát triển ngôn ngữ).
 Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển tâm lý và nhân cách của trẻ em và khi trẻ bị thiểu năng về ngôn ngữ thì sẽ 
ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ. Chính vì vậy là 
một giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là 
nhiệm vụ hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế 
 2 | 2 9 2018-
 2019
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng đặc biệt là trẻ 
 chậm nói
nói, có trẻ mới nói được 2-3 từ, có trẻ nói được 4-6 từ, có trẻ nói chưa chọn vẹn 
câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.
 Chính vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cần thiết. Qua quá trình 
nghiên cứu và dạy học tôi nhận thấy trẻ 24-36 tháng có nhu cầu tiếp thu ngôn 
ngữ rất lớn, vốn từ của trẻ được mở rộng có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn 
chưa hoàn chỉnh khả năng nói trình bày ý nghĩ, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ 
cũng đã bắt đầu phát triển. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức 
về môi trường xung quanh thông qua lời nói và cử chỉ của người lớn trẻ hiểu 
những đặc điểm, tính chất, công dụng sự vật cùng các từ tương ứng với nó. 
 Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng sâu sắc các sự vật, hiện tượng 
trẻ được tiếp xúc hàng ngày để nâng cao vốn từ, qua đó góp phần thúc đẩy 
trẻphát triển toàn diện về mọi mặt. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là quá trình phát triển hoạt động lời 
nói. Quá trình này gắn bó chặt chẽ với hai cơ chế: sản sinh ngôn ngữ và tiếp 
nhận ngôn ngữ.
 Với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá như bây giờ trẻ em không được 
ông bà bố mẹ trò chuyện, dạy trẻ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà ngược lại 
hàng ngày trẻ được tiếp xúc với ti vi, máy tính, phim ảnh.... Điều đó không giúp 
trẻ phát triển ngôn ngữ tốt mà nó làm cho ngôn ngữ của trẻ còn thụ động và sai 
lệch nhiều.Vì ngôn ngữ của trẻ được hình thành trong quá trình giao tiếp và dưới 
hình thức bắt trước. Hay nói cách khác đó là hoạt động nói của trẻ.
 Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã có kế hoạch tìm ra các biện pháp nâng cao 
chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 II. THỰC TRẠNG
 1. Tình hình của lớp
 a. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng 
phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi 
điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
 - Lớp học thoáng mát cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
 - Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn qua 
sách báo, truyền thông, Internet, qua các buổi kiến tập chuyên đề của huyện, qua chị 
em đồng nghiệp.
 - Trẻ đúng độ tuổi các con đi học đều và rất ngoan.
 4 | 2 9 2018-
 2019
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng đặc biệt là trẻ 
 chậm nói
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở lớp
 * Đặc điểm phát âm.
 - Đa số trẻ phát âm được các âm khác nhau, phát âm được các âm của lời 
nói. Tuy vậy vẫn còn nhiều âm ê, a, ậm ừ
 - Còn trẻ phát âm sai nhiều những âm thanh khó hoặc những từ có 2 - 3 
âm tiết như: thịt - hịt, ngoan - ngan, không - hông
 - Đa số trẻ đều phát âm sai các âm “ oi”
 - Đặc biệt là 1 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì không phát âm được rõ từ 
nào chỉ có các âm ê, a, i ...
 Với tình trạng này theo tôi cần luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ, 
dạy trẻ phát âm chính xác âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng 
mẹ đẻ. Đặc biệt với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì phải được nghe nhiều hơn, 
giao tiếp nhiều hơn để trẻ bắt trước lại lời nói của người khác để trẻ có thể phát 
âm được. 
 * Đặc điểm về vốn từ.
 - Vốn từ của trẻ có được là không nhiều, trong đó danh từ và động từ ở trẻ 
chiếm ưu thế còn tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng đôi chút.
 - Đa số là trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tên gọi các đồ vật, con vật, 
hành động gần gũi như: con mèo, con chó, cái cốc, cái thìa, ăn, ngủ, đi
 Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày 
maitrẻ dùng còn chưa chính xác. Một số trẻ còn biết sử dụng các từ chỉ màu 
sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Trẻ còn biết sử dụng các từ chỉ sự lễ 
phép với người lớn trong khi giao tiếp: con xin, vâng ạ, cảm ơn
 Theo tôi cần có kế hoạch để cung cấp và làm giàu vốn từ nâng cao khả 
năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ.
 * Đặc điểm ngữ pháp.
 - Đa số trẻ đã nói được một số câu đơn giản. Biết thể hiện nhu cầu, mong 
muốn và hiểu biết của mình bằng 1-2 câu.
VD: Cô ơi con uống nước.
 Cô ơi con ăn thịt.
 Nhiều quá con không ăn được.
 - Tuy nhiên đôi khi sự sắp xếp các từ trong câu nói còn chưa hợp lý.
 6 | 2 9 2018-
 2019
 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng đặc biệt là trẻ 
 chậm nói
 + Vận động thô: là những vận động tự nhiên ( bò, trườn, đi ,chạy...) trẻ đều 
phát triển bình thường đúng giai đoạn.
 + Vận động tinh: là những vận động phải có sự luyện tập ( đi trên một đường 
thẳng, trèo lên xuống thang có tay vịn...) hoặc thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay
 ( cầm thìa xúc cơm, cầm cốc uống nước, cầm bút tô màu...) mọi vận động trẻ đều 
phát triển bình thường.
 Qua những gì tôi quan sát được cùng vốn kinh nghiệm của tôi tôi nhận thấy 
cháu đó có vấn đề về việc phát triển ngôn ngữ cụ thể là chậm nói. 
 - Trao đổi với phụ huynh của trẻ đó nên tìm nguyên nhân tại sao cháu lại bị 
như vậy là do di truyền hay mắc các bệnh khác.
 - Tôi sẽ khuyên gia đình nên cho cháu đi khám để xem cháu chậm nói ở mức 
độ nào: nhẹ hay nặng.
 - Dựa trên từng nguyên nhân cụ thể để nhà trường và gia đình tìm ra biện 
pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt.
3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng 
tháng.
 * Tháng 9 - 10: Luyện kĩ năng nghe của tai.
 - Phát triển khả năng nghe hiểu của trẻ.
 - Tôi chú ý chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm luyện cho trẻ 
khả năng nghe các âm vị và sớm phân biệt các âm vị.
Ví dụ: “ nhà”- “ già”
 - Luyện cho trẻ sớm trí giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ (cho trẻ 
 nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài đồng dao) để trẻ thấy được 
 sự âu yếm, giận dữ, sự du dương được biểu cảm qua ngôn ngữ. Tôi tạo mọi 
 điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác để nghe cao độ, 
 nghe từng âm vị, nhịp độ lời nói cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi (tai ai 
 thính, ai đoán giỏi
 - Cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh, trẻ phải được nghe âm và 
 âm thanh ngôn ngữ. Trẻ càng thu nhận được nhiều tín hiệu ngôn ngữ bao nhiêu 
 thì sự phát triển của lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu. Khả năng nghe tốt sẽ 
 tạo cho khả năng nói phát triển.
 - Đối với trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ tôi cho trẻ ngồi gần chỗ có âm 
thanh nhất và gần trước mặt cô giáo để trẻ nghe tốt nhất và nhìn được khẩu hình 
miệng của cô giáo. Để nhằm phát triển thính giác âm vị cho trẻ thông qua ( các 
bài hát, câu chuyện, đồng dao..), tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện 
khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi ( tai ai tinh, ai đoán giỏi).
 8 | 2 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc