SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng mà sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác khó. Kỹ năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm của trẻ, học hỏi từ người lớn và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu, thậm chí cả thực phẩm. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ khi mới chỉ vài tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung suốt quá trình phát triển. Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như cầm nắm những đồ vật nhỏ, tự phục vụ được nhu cầu của bản thân trong cuộc sống, làm ra các sản phẩm theo yêu cầu, theo nhu cầu khả năng thực hiện các chuyển động bằng cách sử dụng các cơ nhỏ ở bàn tay và cổ tay. Khi trẻ được cải thiện các kỹ năng vận động tinh giúp trẻ tự lập chủ động hơn trong việc thực hiện các công việc như ăn, viết, nói, sáng tạo, vệ sinh cá nhân. Vì vậy, việc hướng dẫn, rèn luyện trẻ thực hiện thuần thục vận động tinh sẽ hỗ trợ vô cùng lớn cho khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................ 1 2. Mục đích của nghiên cứu:............................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ............................................................... 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ............................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................... 4 2.1 Đặc điểm chung: ......................................................................................... 4 a. Thuận lợi: .....................................................................................................4 b. Khó khăn: .....................................................................................................5 2.2. Thực trạng: ............................................................................................... 5 3. Biện pháp thực hiện: ................................................................................... 7 3.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ: ...........................................................................7 3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép các bài tập, trò chơi phát triển vận động tinh trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp, ở trường: ............................................11 3.3. Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ: .............................................................. 18 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh một số bài thực hành phát triển vận động tinh cho trẻ khi ở nhà: ............................................................................ 26 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................. 28 4.1. Hiệu quả kinh tế: .................................................................................... .29 4.2. Hiệu quả xã hội: ......................................................................................29 III. Kết luận và khuyến nghị: .........................................................................32 1. Kết luận: .....................................................................................................32 2. Khuyến nghị: ............................................................................................. 33 3. Danh mục tham khảo 2 các công việc như ăn, viết, nói, sáng tạo, vệ sinh cá nhân. Vì vậy, việc hướng dẫn, rèn luyện trẻ thực hiện thuần thục vận động tinh sẽ hỗ trợ vô cùng lớn cho khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân. Hiện nay, ở lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng được gia đình chăm sóc, bao bọc, nuông chiều quá mức với tâm lý lo ngại trẻ còn quá nhỏ, non nớt nên trẻ mất đi cơ hội được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, được phát triển các kỹ năng vận động tinh của đôi bàn tay, ngón tay đó là một thách thức lớn với các cô giáo, các bậc phụ huynh. Là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường, tôi nhận thấy nội dung phát triển vận động tinh cho trẻ là việc làm rất cần thiết có vai trò quan trọng giúp trẻ tự tin, tự lập, phát triển sự phối hợp tay và mắt. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2022-2023. 2. Mục đích của nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động để tìm ra các biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi. Giúp cha mẹ hiểu biết đúng đắn việc cần thiết phải phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi. Tạo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm giúp trẻ phát triển cân đối về mặt thể chất, hình thành kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vận động nhanh, mạnh, kỹ năng vận động tinh khéo léo phù hợp lứa tuổi của trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ làm tiền đề phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi (Lớp D1). 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp thực hành trò chơi. + Phương pháp khảo sát điều tra thực trạng. + Phương pháp thống kê toán học. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hình thành những kỹ năng vận động phù hợp với lứa tuổi ở trường mầm non. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên 4 áo,.. dưới sự giúp đỡ của cô giáo và cha mẹ. Vì vậy, có thể nói rằng kỹ năng vận động tinh của trẻ càng phát triển thì trẻ càng khéo léo, nhanh nhẹn trong các hoạt động đòi hỏi sự uyển chuyển của tay như ăn uống, viết, vẽ, mặc quần áo, chơi với đồ vật, vệ sinh cá nhân... Do đó, phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ ngay từ sớm là vô cùng cần thiết, góp phần phát triển toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội cũng như sự phát triển não bộ của bé và phát triển toàn diện nhân cách sau này. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Đặc điểm chung Trường Mầm non Tả Thanh Oai B có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445,7 m2, diện tích sân chơi rộng, được trải cỏ nhân tạo chiếm 50% diện tích sân vườn. Trường có đầy đủ các phòng chức năng, khu vui chơi phát triển vận động với đa dạng đồ chơi ngoài trời, trường đạt Quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2022 - 2023, nhà trường có 20 lớp với tổng số 642 học sinh, trong đó có 6 lớp mẫu giáo lớn, 6 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D1 với 44 trẻ, trong đó có 21 nam và 23 nữ. Giáo viên ở lớp có trình độ chuyên môn trên chuẩn. 65% phụ huynh làm nghề tự do, 35% phụ huynh làm công nhân, viên chức, 59 % phụ huynh trẻ có độ tuổi dưới 30 tuổi; 41% phụ huynh có tuổi trên 30-40 tuổi. Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, với 02 phòng thể chất diện tích 68m2, trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ các hoạt động thể chất như xe lắc, thú nhún, cột ném bóng, thang leo, bục bật, gậy, vòng, bộ tập ghim,. sắp xếp bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển thể chất, hoạt động giao lưu, các trò chơi phát triển vận động tinh. Lớp học rộng, thoáng mát, sạch sẽ được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ giáo dục, chăm sóc trẻ theo thông tư 01. Bên cạnh đó, có đa dạng các đồ dùng, đồ chơi dành cho hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô như: Cầu trượt, bệp bênh, thú nhún,.. các đồ chơi phát triển vận động tinh như: Hộp thả bóng, học cụ xâu, xỏ, kẹp, thìa, đũa, bảng vận động busyboard, bàn ánh sáng, bật tắt công tắc, đóng mở ổ khoá, tết tóc, buộc dây giày, các bộ dụng cụ bài tập Montesori góc thực hành kỹ năng, giác quan giúp trẻ tăng cường vận động tinh, phát triển khéo léo linh hoạt của các ngón tay, bàn tay với
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_tinh_cho_t.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non.pdf