SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch
Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt, trẻ không thể đến trường từ đầu năm học do dịch covid -19 diễn biến phức tạp. Điều này khiến trẻ mất đi cơ hội được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được phát triển các kỹ năng vận động đơn giản như đi vững và giữ thăng bằng, lên xuống cầu thang, chạy tự do, nhảy, bật, ném, bò,... các vận động tinh của đôi bàn tay, ngón tay đó là một thách thức lớn với các cô giáo, các bậc phụ huynh, của gia đình và nhà trường. Hơn nữa, việc phải ở trong nhà trong thời gian dài có thể tạo cho trẻ cảm giác chán nản, bám theo người lớn, lúc nào cũng đòi bé, lười vận động, hay quấy khóc, nhõng nhẽo,. khiến cha mẹ cảm thấy lo âu, căng thẳng. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), những thử thách này có thể làm ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Nắm bắt được nhu cầu tâm sinh lí của trẻ 24- 36 tháng tuổi với mong muốn giáo dục, hình thành những kỹ năng vận động tinh, vận động thô cho trẻ góp phần uốn nắn những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, biết tự nhận thức, tự phục vụ cũng như rèn luyện tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe cũng như tinh thần tốt phòng chống dịch bệnh Covid-19, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ địch’” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2021-2022.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch
2 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Cơ sở thực tiễn 5 a Đặc điểm chung 5 * Thuận lợi 5 * Khó khăn 7 3 Biện pháp thực hiện 10 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng nội dung phát triển vận động cho trẻ 10 phù hợp trong thời gian nghỉ dịch ở nhà 3.2 Biện pháp 2: Phối hợp với đồng nghiệp sáng tác, sưu tầm trò 15 chơi vận động cho trẻ 3.3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế 18 bài vận động tinh và bài tập Montessori cho trẻ 3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh phát triển vận động 21 cho trẻ trong gia đình 4 Hiệu quả của sáng kiến 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 25 1 Kết luận 25 2 Khuyến nghị 27 2 tập qua việc trải nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ. Đặc biệt qua việc phát triển kĩ năng vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động, hoạt động trải nghiệm với đồ vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi trẻ thường bị hấp dẫn bởi những đồ vật có màu sắc sặc sỡ, có sự chuyển động, có âm thanh sẽ làm tăng sự tập trung chú ý của trẻ, trẻ được hoạt động, được tham gia các trò chơi, được chơi cùng các đồ vật sẽ giúp trẻ ghi nhớ các thao tác, tiếp thu các kỹ năng nhanh hơn dần hình thành kỹ năng vận động tinh, vận động thô ở trẻ. Thông qua vận động, trẻ phát triển được các nhóm cơ lớn, phát triển vận động tinh và các tố chất thể lực cần thiết, các trò chơi kèm theo vận động giúp đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu. Việc sử dụng trò chơi vận động vào trong quá trình giáo dục trẻ còn tạo được hứng thú, tình cảm của trẻ trong quá trình chơi, để từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, kinh nghiệm vận động và thái độ cần thiết. Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt, trẻ không thể đến trường từ đầu năm học do dịch covid -19 diễn biến phức tạp. Điều này khiến trẻ mất đi cơ hội được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được phát triển các kỹ năng vận động đơn giản như đi vững và giữ thăng bằng, lên xuống cầu thang, chạy tự do, nhảy, bật, ném, bò,... các vận động tinh của đôi bàn tay, ngón tay đó là một thách thức lớn với các cô giáo, các bậc phụ huynh, của gia đình và nhà trường. Hơn nữa, việc phải ở trong nhà trong thời gian dài có thể tạo cho trẻ cảm giác chán nản, bám theo người lớn, lúc nào cũng đòi bé, lười vận động, hay quáy khóc nhõng nhẽo,. khiến cha mẹ cảm thấy lo âu, căng thẳng. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), những thử thách này có thể làm ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Nắm bắt được nhu cầu tâm sinh lí của trẻ 24- 36 tháng tuổi với mong muốn giáo dục, hình thành những kỹ năng vận động tinh, vận động thô cho trẻ góp phần uốn nắn những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, biết tự nhận thức, tự phục vụ cũng như rèn luyện tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và qu an trọng là có sức khỏe cũng như tinh thần tốt phòng chống dịch bệnh Covid-19, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ địch’” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2021-2022. 2. Mục đích của nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối với phụ huynh để tìm ra các biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi phù hợp với thời gian nghỉ dịch ở nhà. 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trẻ từ 1-6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” phát triển. Giai đoạn này, cho trẻ vận động là cực kỳ quan trọng để giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy từ đó phát triển một cách toàn diện. Trong trường mầm non các hoạt động phát triển vận động luôn được chú trọng nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng, thông qua các hoạt động học vận động các bé được phát triển các kỹ năng vận động thô như: đi, bò, chạỵ nhảy, tung, ném bóng, bật, ... kỹ năng vận động tinh: phối hợp các nhóm cơ nhỏ ở tay - mắt, chân - mắt trong thực hiện các vận động đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ như vẽ, di mầu, cầm, nắm, gập duỗi các ngón tay, múa khéo, cài cúc áo; kỹ năng thăng bằng, kiểm soát cơ thể. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tại trường, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau: Thông qua các hoạt động phát triển vận động, các bài tập thể dục buổi sáng, hay lồng ghép trong các hoạt động ngoài trời, hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi tập theo ý thích. Đối với trẻ 24 - 36 tháng, phát triển kỹ năng vận động cũng gồm 2 nội dung đó là phát triển vận động thô và phát triển vận động cho trẻ. Vận động thô của trẻ là kỹ năng vận động như leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân; Đi được xe đạp ba bánh; Đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước... Vận động tinh của trẻ là những kỹ năng: Hoàn thành trò chơi xếp hình khi 2 tuổi, bé bắt đầu với 6-7 hình khối, và chơi với 9-10 hình khối khi bé 3 tuổi; Cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thẳng, ngang; lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình. Phát triển kĩ năng vận động cho trẻ cần trải qua 3 giai đoạn: Hình thành kĩ năng vận động đầu tiên, ôn luyện kĩ năng vận động và hoàn thiện kĩ năng vận động, ổn định kĩ năng. Như vậy, để trẻ 24 - 46 tháng phát triển về cả vận động thô và vận động tinh. Việc cha mẹ quan sát và vui chơi cùng con sẽ giúp con được gắn kết và có được sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Theo Chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục thể chất của nhà trẻ là khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi: Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể); Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay; Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động 6 được sắp xếp bố trí hợp lý đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giao viên thực hiện quay video hướng dẫn các bài tập phát triển chung, vận động cơ bản hay trò chơi vận động kết nối phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. - Lớp học rộng, thoáng mát, sách sẽ được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục trẻ ở lớp cũng như hoạt động kết nối giáo dục trẻ khi ở nhà, đặc biệt là các đồ dùng, đồ chơi dành cho hoạt động phát triển kỹ năng vận động ở lớp như: Cầu trượt, bệp bênh, hộp thả bóng, học cụ xâu, xỏ, kẹp, thìa, đũa,bảng vận động busyboard, bật tắt công tắc, đóng mở ổ khoá, tết tóc, buộc dây giày giúp trẻ tăng cường vận động tĩnh, phát triển khéo léo linh hoạt của các ngón tay, mắt. - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn quan tâm, chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn giáo viên, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương để giáo viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. - Bản thân được tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau về chăm sóc, giáo dục trẻ; chuyên đề về tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương, chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay”. Nhờ vậy, tôi đã có thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng để ứng dụng, xây dựng và tổ chức tốt những hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương và bối cảnh trẻ nghỉ phòng chống dịch Covid-19 ở nhà. - Đa số trẻ trong lớp ngoan, khoẻ mạnh, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc tốt về thể chất và tâm lý. Nhờ vậy, tôi có thể dễ dàng khảo sát được tính hiệu quả của trò chơi, bài tập vận động nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ. - Phụ huynh nhiệt tình, có trách nhiệm phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19 như chia sẻ về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà để phối hợp phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ. - Bản thân là giáo viên, tổ phó chuyên môn có trình độ chuyên môn vững vàng, đã nhiều năm dạy lứa tuổi nhà trẻ, hơn nữa lớp có 03 giáo viên nhiều năm liên tục dạy lớp nhà trẻ nên có kinh nghiệm thực tế trong chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ, luôn tâm huyết với nghề, trao đổi và thống nhất đưa ra các biện pháp tổ chức hoạt động linh hoạt nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_cho_tre_24.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong thời gian nghỉ dịch.pdf