SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động
Trẻ mầm non lứa tuổi 24 - 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ vẫn rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ đang trong quá trình hoàn chỉnh, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Tuy nhiên chức năng của các cơ quan còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến trẻ thực hiện vận động còn vụng về, chưa hoàn thiện. Nhưng hoạt động với đồ vật lại là hoạt động chủ đạo. Trẻ học tập qua việc trải nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ. Đặc biệt, qua việc sử dụng trò chơi để phát triển kĩ năng vận động cho trẻ thông qua trò chơi vận động. Chính vì vậy, khi được phân công chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng trong trường thì phát triển vận động là một trong những con đường hình thành kĩ năng vận động cho trẻ rất tốt. Thông qua vận động, trẻ phát triển được các nhóm cơ lớn, phát triển vận động tinh và các tố chất thể lực cần thiết, các trò chơi kèm theo vận động giúp đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu. Việc sử dụng trò chơi vận động vào trong quá trình giáo dục trẻ còn tạo được hứng thú, tình cảm của trẻ trong quá trình chơi, để từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, kinh nghiệm vận động và thái độ cần thiết.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động
2 Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển vận động thông qua các trò chơi vận đông thì người giáo viên phải bền bỉ, ân cần, gần gũi trẻ để trẻ hứng thú, tích cực và đạt hiệu quả cao. Vì trẻ còn non nớt, mới làm quen môi trường lớp học tập thể tại trường lớp mầm non cùng các cô và các bạn. Mặt khác, các kỹ năng vận động còn lúng túng, nhút nhát, chưa hợp tác. Xuất phát từ những trăn trở trên, năm học 2022 - 2023 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động"”. II. Mục đích nghiên cứu Thực trạng các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non. Xây dựng một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vận động. III. Đối tượng nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi (Lớp Nhà trẻ D2). IV. Phạm vi nghiên cứu Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi học tại trường mầm non A thị trấn Văn Điển. V. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. VI. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát, đàm thoại. 4 Năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp Nhà trẻ D2 cùng với 2 đồng chí giáo viên có trình độ trên chuẩn. Số trẻ tại lớp là: 38 cháu, trong đó 22 cháu nam, 16 cháu nữ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định được việc khảo sát kỹ năng vận động cơ bản ở trẻ là việc làm rất cần thiết. Dựa vào mục tiêu vận động của trẻ 24 - 36 tháng, tôi đã phối hợp cùng giáo viên trong lớp tiến hành khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ TT Mục tiêu vận động cơ Tổng Đầu năm tháng 9/2022 bản số trẻ Đạt Tỉ lệ% Chưa đạt Tỉ lệ% Đi trong đường hẹp có 1 38 20 53 % 18 47 % mang vật trên tay 2 Bò để giữ vật trên lưng 38 21 55% 17 45% Biết lăn và bắt bóng với 3 38 11 29% 27 71% người khác 4 Xếp tháp lồng hộp 38 16 42% 24 58% Tung bắt bóng với người 5 khác ở khoảng cách 1m 38 11 29% 27 71% Ném vào đích nằm ngang 6 38 12 32% 26 68% xa 1-1,2m Làm được một số việc tự 7 38 17 45% 21 55% phục vụ đơn giản. Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng mục tiêu cân đi trong đường hẹp có mang vật trên tay, bò để giữ vật trên lưng của trẻ tương đối tốt. Còn mục tiêu vận động cơ bản: Làm được một số việc tự phục vụ đơn giản và xếp tháp lồng hộp của trẻ cũng bước đầu thực hiện được. Một số các mục tiêu khó như: Biết lăn và bắt bóng với người khác, tung và bắt bóng với người khác ở khoảng cách 1m, ném vào đích nằm ngang trẻ thực hiện còn yếu. 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn, để trẻ có môi trường hoạt động thoáng mát, sạch sẽ, đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi. Giáo viên trong lớp đoàn kết, tâm huyết với nghề, biết cùng nhau đưa ra các biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Đa số phụ huynh nhiệt tình, chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà để phối hợp phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ. Trẻ ngoan, đi học đều. Nhờ vậy, tôi có thể dễ dàng khảo sát được tính hiệu quả 6 - Dự kiến môi trường hoạt động và cách thức triển khai hoạt động cho trẻ. - Xây dựng biểu mẫu kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của trẻ sau mỗi hoạt động(Phụ lục 2). 1.1. Công tác chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Hình ảnh minh họa số 1 (Phụ lục 3) 1.2. Địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi: Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”, “Bóng tròn to”; “Mèo và chim sẻ”. Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động. Hình ảnh minh họa số 2 (Phụ lục 3) 1.3. Hình thức tổ chức các trò chơi vận động: Bước 1: Hướng dân trò chơi Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến nội dung chơi, giới thiệu các hành động chơi và phổ biến luật chơi cho trẻ. Trò chơi cũ thì cô gợi ý trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi. Bước 2: Theo dõi quá trình chơi Nếu là trò chơi mới, sau khi hướng dẫn trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm, cô theo dõi trẻ chơi. 8 + Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. * Giờ hoạt động chiều, đón và trả trẻ: Nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng như trò chơi: “Nu na nu nống”, “Tập tầm vông”, “Bắt bướm”, chơi với các hình và màu, các khối xếp chồng, luồn dây, xâu vòng. Hình ảnh minh họa số 6,7 (phụ lục 3 ) * Kết quả:Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp từng tháng theo chủ đề. Tôi đã tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đó trong các hoạt động của trẻ trong ngày. Qua đó, tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào các hoạt động. 2. Biện pháp 2: Sáng tác, sưu tầm các trò chơi vận động mới và sáng tạo đồ dùng, đồ chơi dạy học, sáng tác lời ca, lời thơ để kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động 2.1. Sáng tác, sưu tầm các trò chơi vận động mới: Cách làm cũ: Giáo viên thường sử dụng các trò chơi vận động trong tuyển tập các bài tập giáo dục thể chất theo từng độ tuổi để sử dụng cho trẻ kết hợp với trò chơi vận động. Cách làm mới: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, sưu tầm, sáng tạo các trò chơi vận động như đã trình bày trong các ví dụ. Để trẻ không bị nhàm chán bởi các trò chơi cũ chơi nhiều lần, tôi đã sưu tầm và lựa chọn những trò chơi với những hình thức mới giúp trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động. Ví dụ trò chơi 1: Tia nắng sắc màu Mục đích: Trò chơi phát triển kĩ năng cử động của bàn tay và các ngón tay. Chuẩn bị: 25 tấm bìa có vẽ hình mặt trời và các tia nắng màu sắc. Trên các đường tia nắng có cắt dán ống hút màu tương ứng, 25 rổ đựng len các loại màu tương ứng, nhạc nhẹ không lời . Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi trẻ 1 tấm bìa và 01 rổ đựng len mùa. Nhiệm vụ của trẻ là thực hành xâu những sợi len qua các ống hút có màu sắc tương ứng. Luật chơi: Trẻ xâu len đúng màu tương ứng sẽ được thưởng 01 tràng vỗ tay, trẻ xâu chưa đúng sẽ phải xâu lại. Trẻ thực hiện đúng kĩ thuật động tác được thưởng 01 tràng vỗ tay, trẻ thực hiện không đúng sẽ phải thực hiện lại. Ví dụ trò chơi 2:Kiến về tổ Mục đích: Trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bò bằng bàn tay và cẳng chân, khả năng phối hợp theo nhóm khi chơi trò chơi “Kiến về tổ”. Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả bàn tay cẳng chân, bạn làm thân kiến chỉ được bò bằng cẳng chân, tay còn lại ôm vào bạn đầu kiến.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_cho_tre_24.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi vậ.pdf