SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh

Tham gia vào hoạt động trẻ tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về kỹ năng xã hội và các hành vi đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng các phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường nét, hình dạng, màu sắc…) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, chuẩn bị cho trẻ khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. Một số chính sách phát triển chung của Giáo dục mầm non là “Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẫm mỹ...”, đồng thời tiến hành từng bước đổi mới chương trình giáo dục mầm non cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, nhằm hình thành cho trẻ những năng lực chung, về tình cảm xã hội, nhận thức và năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng với môi trường, đặc biệt hình thành, bồi dưỡng ở trẻ những tình cảm, phẩm chất và năng lực của con người biết lao động tích cực sáng tạo.
docx 24 trang thuydung 30/05/2024 2641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh

SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh
 1
 “Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 tại trường mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh”
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Trẻ em là đoá hoa tự nhiên và thuần khiết, trẻ em cũng có những nhận 
thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt 
động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Là một người 
giáo viên, chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng 
những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các 
lĩnh vực: Trí tuệ - Đạo đức - Thẩm mĩ - Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân 
cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Đối 
với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình 
có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện 
tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, 
tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới 
xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất. 
Tham gia vào hoạt động trẻ tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái 
tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về kỹ 
năng xã hội và các hành vi đánh giá qua các hình tượng, sự kiện được miêu tả. 
Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều 
chỉnh hoạt động của mắt, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của 
tay. Nói chung, hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm 
bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, 
thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người 
như một thành viên trong xã hội biết tích cực sáng tạo.
 Trong số các hoạt động của trẻ trong trường mầm non, hoạt động tạo hình 
là một hoạt động thể hiện rất rõ các đặc điểm sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và 
trí tưởng tượng của trẻ. Với sự phong phú của các thể loại như vẽ, nặn, chắp 
ghép, xếp, dán hoạt động tạo hình giúp cho trẻ mầm non không những được 
tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể 
hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 
tháng chỉ thể hiện bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những hình 
ảnh rõ ràng, đầy đủ. Trẻ đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm 
bằng cách sử dụng một số chấm, vạch, đường nét khác nhau bổ sung vào các 
hình. Những sản phẩm tạo hình của trẻ nhà trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng 
trong cái non nớt ấy là cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm 
và nhờ đó mà thoả mãn những nhu cầu khám phá cái chưa biết, nhu cầu tạo ra 
cái đẹp đang không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ. Chính vì vậy, hoạt động 3
 “Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 tại trường mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh”
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận:
 Tham gia vào hoạt động trẻ tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái 
đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học 
hỏi về kỹ năng xã hội và các hành vi đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua 
các hình tượng, sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Sự thể hiện nội dung tạo hình 
bằng các phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường nét, hình dạng, 
màu sắc) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc 
hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn. 
 Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con 
người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, 
hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, tạo điều 
kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, chuẩn bị cho trẻ khả năng học tập 
tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. Một số chính sách phát triển 
chung của Giáo dục mầm non là “Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ 
trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và 
thẫm mỹ...”, đồng thời tiến hành từng bước đổi mới chương trình giáo dục mầm 
non cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, nhằm hình thành cho trẻ 
những năng lực chung, về tình cảm xã hội, nhận thức và năng lực tự giải quyết 
vấn đề, năng lực thích ứng với môi trường, đặc biệt hình thành, bồi dưỡng ở trẻ 
những tình cảm, phẩm chất và năng lực của con người biết lao động tích cực 
sáng tạo.
 Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì môn hoạt động tạo hình là 
một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ 
xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ 
những ấn tượng về cái đẹp, những cảm xúc chân thật và những phẩm chất tốt 
đẹp của nhân cách con người. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm 
giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy 
năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm 
tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và 
thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện 
tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển 
các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Thông qua hoạt động 
tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan 
bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, 
kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi 5
 “Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 tại trường mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh”
 - Trẻ ngoan, có nề nếp trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 
 - Giáo viên cùng lớp trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn, có ý thức học hỏi 
đồng nghiệp.
 - Phụ huynh rất nhiệt tình trong việc trao đổi, phối kết hợp với tôi trong 
việc rèn kỹ năng tạo hình và thu thập nguyên vật liệu tạo hình.
 b. Khó khăn:
 - Sự quan tâm của các bậc phụ huynh chưa đồng đều.
 - 100% các cháu tới lớp là các cháu mới, kỹ năng tạo hình của trẻ có được 
là do có sẵn tại gia đình, chưa qua trường lớp hướng dẫn. Do đó việc đưa trẻ vào 
nếp học, việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản mất nhiều thời gian.
 - Hầu như trẻ chưa được tiếp xúc với các nguyên vật liệu tạo hình (hồ dán, 
xốp màu, giấy màu, đất nặn, sáp màu). Do đó kỹ năng tạo hình của trẻ còn rất 
nhiều hạn chế.
 - Khả năng tập trung, sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp của tay và mắt 
của trẻ vẫn còn chưa linh hoạt.
 - Trẻ vẫn còn dụt dè, nhút nhát.
 - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm còn chưa rõ, chưa diễn tả 
được ý hiểu của mình đối với người khác.
 Cụ thể được thể hiện qua việc khảo sát khả năng tạo hình của trẻ khi đầu 
năm học.
 3. Kết quả khảo sát đầu năm:
 Qua điều tra thực tế về kỹ năng tạo hình cho trẻ trong lớp tôi, tôi nhận 
thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài. 
 ( Phụ lục 1 - Minh chứng 1 )
 - Từ kết quả khảo sát trên, dựa trên cơ sở thực tế với những thuận lợi và 
khó khăn trên, để trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển khả năng tạo hình hiệu 
quả, bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp. 
 III. Các biện pháp thực hiện
 1. Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình 
quen thuộc và hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.
 - Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng, với sự hướng dẫn của người lớn trẻ có thể tự 
cầm được sáp màu vẽ các nét nghuệch ngoạc lên giấy, di màu vào các hình đơn 
giản, nhận biết màu sắc hay sử dụng đất nặn để nặn một số đồ vật, hoa quả 
Các kỹ năng tạo hình đơn giản trẻ đã có thể thực hiện một cách dễ dàng nếu như 
được người lớn hay qua trường lớp được cô giáo hướng dẫn và rèn luyện. Tuy 
nhiên, 100% trẻ lớp tôi đều là lần đầu tới lớp, hầu như trẻ chưa được tiếp xúc 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_kha_nang_tao_hinh_cho_tre_2.docx