SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Quang Trung

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Là một người giáo viên, chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
docx 22 trang thuydung 08/05/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Quang Trung

SKKN Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24-36 tháng tại Trường Mầm non Quang Trung
 [Type the document title]
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
 3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu....................................................................2
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................3
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:.........................................................................................3
 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN:......................................................................................3
 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ..................................................................5
 3.1. Biện pháp thứ nhất: Trang trí môi trường lớp học để gây hứng thú cho 
 trẻ khi đến lớp .................................................................................................5
 3.2. Biện pháp thứ hai: Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình 
 quen thuộc và hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ: .....................7
 3.3. Biện pháp thứ ba:Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính 
 tích cực phát triển khả năng tạo hình của trẻ ................................................11
 3.4. Biện pháp thứ tư: Rèn trẻ kỹ năng tạo hình trong các hoạt động: .........13
 3.5. Biện pháp thứ năm: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh........................17
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:.................................................................18
 III. KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ ........................................................................19
 1. Kết luận: .......................................................................................................19
 2. Kiến nghị......................................................................................................20
 2/20 [Type the document title]
động mà trẻ ưa thích, trẻ được tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự do chọn đồ 
chơi, được trải nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin vào 
bản thân mình.
Chính vì vậy, hoạt động tạo hình là mảnh đất mầu mỡ để ươm mầm và nẩy nở 
những mầm mống đầu tiên của tính sáng tạo, phát triển tình yêu với cái đẹp, thể 
hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Tuy nhiên, những đề tài tạo 
hình dành cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng lại vô cùng đơn điệu, đôi khi dập khuôn 
khiến trẻ dễ nhàm chán và không có hứng thú dẫn đến kỹ năng cũng như khả 
năng tạo hình của trẻ luôn bị hạn chế. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã tìm 
tòi, nghiên cứu sách vở, tài liệu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ hoạt động 
một cách tích cực nhất, hứng thú nhất, phát triển khả năng tạo hình cho trẻ nhà 
trẻ 24 – 36 tháng. Và đây cũng chính là lý do tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: 
“ Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng tại 
trường Mầm non Quang Trung
2. Mục đích nghiên cứu 
 - Nghiên cứu thực trạng việc phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 
tháng tại trường Mầm non Quang Trung
 - Đề ra một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Biện biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ nhà trẻ (24- 36) tháng 
tại Trường mầm non Quang Trung.
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Lớp nhà trẻ (24- 36) tháng tại Trường mầm non Quang Trung
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
 2/20 [Type the document title]
đồ chơi ngộ nghĩnh... Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường 
được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. 
 Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo 
để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
 Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát 
triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát 
triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung 
quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng 
sáng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát 
triển toàn diện nhân cách.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24-36 tháng tuổi, vận động của 
trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, xé dán, năn ...còn vụng). Một mặt do 
trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt 
của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa 
có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ 
chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt 
động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói 
của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ 
phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn 
thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm 
thẩm mỹ của trẻ
 Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng 
bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng 
giấy để xé, vò... theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để 
nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích...chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, 
trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm 
yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn 
diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn 
đề tài “ Một số biện pháp phát triển khả năng tạo hình cho trẻ 24 – 36 tháng 
tại trường Mầm non Quang Trung”
a. Thuận lợi
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp
- Bản thân tôi đã có gần 7 năm kinh nghiệm dạy lớp nhà trẻ, được tham gia học 
tập cũng như kiến tập nhiều chuyên đề tạo hình của đồng nghiệp.
- Các đồng nghiệp được phân vào lớp là những giáo viên rất có kinh nghiệm 
trong việc chăm sóc, rèn nếp học cho trẻ và rất nhiệt tình trong công tác.
 4/20 [Type the document title]
 Hình ảnh: Góc tạo hình
VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của 
mảng tường thường thay đổi theo sự kiện. VD sự kiện ngày Noen cho trẻ trang 
trí cây thông làm ông già Noen và người tuyết
+ Hay góc HĐVĐV...có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật 
liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía 
trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc 
thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang 
trí cho góc đó.Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi 
chuyển chủ điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã đặt tên cho chủ 
điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho 
trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu 
biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích 
tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
 Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, 
sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp 
riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra 
những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích 
cực trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc 
thoại của trẻ 24-36 tháng tuổi. Đến mỗi chủ điểm tôi gợi ý và phát động thi đua 
giữa các bé và phụ huynh. Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ điểm cô sẽ lấy ra 
cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất. 
 6/20

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_kha_nang_tao_hinh_cho_tre_2.docx