SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động tạo hình

Trẻ em lứa tuổi mầm non “học bằng chơi – chơi mà học”, trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ có điều kiện để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên mầm non, tôi luôn coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhẹ nhàng, gần gũi nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ trên tất cả các lĩnh vực: Đạo đức - Trí tuệ - Thể lực - Thẩm mĩ. Từ đó, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử và dần dần hoàn thiện nhân cách cùng với các hoạt động giáo dục khác.

Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Trước hết, hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc...hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thứ hai, về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất, hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay,cổ tay, các cơ bàn tay ... giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình. Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.

docx 23 trang thuydung 28/08/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động tạo hình
 2
là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nó giúp 
trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy 
trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ 
những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động 
có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ 
em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban 
đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
 + Lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng, hoạt động tạo hình mới chỉ thể hiện 
bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng.
 + Nhận thức được điều đó tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm 
phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động 
tạo hình.
 2.2 Cơ sở thực tiễn.
 - Giáo viên trường mầm non 1-6 luôn quan tâm tìm hiểu nhu cầu, hứng thú 
của trẻ trong lớp trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp từ 
khâu soạn giáo án, chuẩn bị nguyên vật liệu đến đánh giá kết quả.
 - Trong tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình giáo viên phối hợp với phụ 
huynh trong việc huy động các nguồn nguyên vật liệu đa dạng, phù hợp, đặc biệt 
là vận dụng tối đa các nguyên vật liệu tái sử dụng phát huy tính thực hành tiết 
kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
 - Để tổ chức hoạt động tạo hình hiệu quả giáo viên đặc biệt quan tâm đến tổ 
chức môi trường phù hợp cũng như quan tâm đến việc cung cấp kiến thức, kĩ 
năng giúp trẻ tự tin, sáng tạo thể hiện hoạt động.
 Ví dụ: xé dán ngôi nhà
 - Trước đó giáo viên cho trẻ khám phá về ngôi nhà, tìm hiểu cấu tạo của 
ngôi nhà trong các giờ hoạt động khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau: 
qua video clip, qua mạng... Việc chuẩn bị nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động 
cũng được tiến hành trước đó 1 ngày.Tiếp đến cô làm một số bức tranh mẫu về 
ngôi nhà để trẻ có thể quan sát và tham khảo cách thể hiện.
 Minh chứng 1: Trẻ dán ngôi nhà
 -Khi tiến hành, cô giáo dẫn dắt trẻ vào bài làm sao để trẻ hứng thú và dâng 
tràn cảm xúc, thỏa sức sáng tạo trong bức tranh để mỗi tác phẩm của trẻ mang 
đậm dấn ấn tâm hồn, tình cảm của trẻ.
 - Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động Tạo hình đa số giáo viên còn gặp một 
số vấn đề như:
 - Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc phối hợp về màu sắc trong tạo 
hình, cụ thể như: màu sắc còn chưa hài hòa, chưa kích thích trẻ sáng tạo thẫm 4
 6. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp chỉ dẫn
 - Phương pháp dùng lời nói
 - Phương pháp thực hành ôn luyện
 - Phương pháp tìm tòi sáng tạo.
 7.Phạm vi và thời gian thực hiện
 Đề tài được thực hiện trong năm học 2022-2023 từ tháng 9/2022 đến tháng 
3/2023 và những năm học tiếp theo.
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
 1. Cơ sở lý lý luận
 Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức và thẩm 
mỹ. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ 
vật, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những 
thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực 
quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo đồng thời trong 
quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, thông qua 
hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân 
biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính 
kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình 
thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
 Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ, khơi dậy những cảm xúc tự nhiên 
của trẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tâm hồn trẻ thơ trong hoạt động 
tạo hình thì người giáo viên cần phải tổ chức tốt môi trường giáo dục cho hoạt 
động tạo hình.
 Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện 
phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt 
động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán......giúp trẻ phát triển các 
chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó 
phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo 
ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong 
nhà trường đối với từng nhóm lớp.
 Và đúng vậy tạo hình không chỉ đơn giản là vẽ, xé dán, nặn. mà còn vô 
số các cách để các con có thể thỏa sức sáng tạo những ý tưởng của mình. Trong 
giờ hoạt động tạo hình ngày hôm nay của các con lớp Nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, 6
 -Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và 
thực hiện một số biện pháp giáo dục như sau:
 3. Những biện pháp chính
 - Biện pháp 1: Khảo sát trên trẻ
 - Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi thân thiện cho trẻ hoạt động
 - Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với các nguyên vật liệu tạo hình đơn giản, 
quen thuộc
 - Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ
 - Biện pháp 5: Xây dựng một số đề tài tạo hình sáng tạo.
 - Biện pháp 6: Phối hợp phụ huynh.
 4.Biện pháp thực hiện từng phần
 + Biện pháp 1: Khảo sát trên trẻ
 Để nắm được tình hình của trẻ trong lớp học, ngay từ đầu năm, tôi đã tiến 
hành khảo sát trẻ trong lớp mình ngay từ đầu năm học.
 - Tổng số trẻ khảo sát là 30 trẻ.
 Minh chứng 2 : Bảng khảo sát đầu năm
 + Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học cho trẻ hoạt động
 + Môi trường lớp học thân thiện, gần gũi và tiện nghi giúp trẻ giải quyết 
được hết những nhu cầu phát triển của bản thân trong một bầu không khí vui vẻ. 
Thông qua đó trẻ sẽ hoạt động một cách chủ động, biết chăm sóc môi trường lớp 
học, chăm sóc bản thân. Giáo viên sáng tạo nhiều giáo cụ phù hợp nhằm tạo môi 
trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân,phát huy khả 
năng ây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan 
trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham 
gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
 Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học, là 
một giáo viên, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận 
dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, 
đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm.
 Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các 
nguyên liệu, hiện vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát 
huy trí tưởng tượng tự học. 
 Các mảng tường trỗng cũng được tận dụng để trang trí phù hợp với chủ đề 
bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của bé ở trường qua các mảng 
trang trí của cô. 8
 Minh chứng 6: Đồ chơi tự tạo
 Hoạt động cho trẻ làm quen với giấy, sáp màu, bút lông, bút dạ, màu nước
 - Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu lên giấy theo ý thích của trẻ, sau đó đi 
màu các hình to, rõ nét, ít chi tiết. Dần dần, khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo, 
tôi cho trẻ tập di các nét cơ bản: nét xiên, nét xoáy tròn
 + Ngoài sáp màu là nguyên vật liệu chủ yếu cho trẻ làm quen thì các loại 
nguyên liệu như màu nước sử dụng bút lông hay bút dạ, tôi cho trẻ tập di 
màu.Khi trẻ đã có kỹ năng di màu thành thạo, tôi tập cho trẻ các nét vẽ cơ bản : 
Nét ngang (vẽ con đường), nét xiên (vẽ mưa), nét xoáy tròn (vẽ bông hoa).
 Minh chứng 7: Bé chơi với màu nước
 + Hoạt động chơi với đất nặn và làm quen với một số cách nặn đơn giản:
 - Đối với trẻ 24-36 tháng, hoạt động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. 
Vì vậy tôi rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản 
phẩm (Xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành bông hoa hay cái bánh, lăn dọc để thành 
con giun).
 + Khi tham gia hoạt động này sẽ giúp trẻ : 
 - Phát triển khả năng ghi nhớ và tái tạo lại hình ảnh mà trẻ đã được trải 
nghiệm qua các sản phẩm của trẻ.
 - Trẻ biết dùng đất để nặn các đò vật, hoa quả, hình thù
 - Rèn tính khéo léo, kiên trì và sự phối hợp tay , mắt để hoàn thành sản phẩm.
 *Làm quen với xé dán
 -Khi hướng dẫn trẻ dán, tôi cũng hướng dẫn trẻ dán từ dễ đến khó: chấm hồ 
vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ (dán cây xanh, dán những quả 
bóng tròn), đặt hình khít vào các nét chấm mờ.
 Minh chứng 8: Trẻ dán bông hoa
 Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ
 - Như chúng ta đã biết giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển các kỹ năng 
tạo hình ở trẻ vào thời điểm lần đầu tiên trẻ có trong tay một chất liệu nào đó 
như: Giấy, bút chì, phấn màu, đất nănTrong ngôn ngữ sư phạm người ta gọi 
giai đoạn này là giai đoạn tiền tạo hình, bởi vì đây chưa có sự thể hiện vật . 
Thậm chí chưa có ý định và mong muốn thể hiện gì cả . Giai đoạn này có vai trò 
đáng kể bởi trẻ được làm quen với tính chất của các vật liệu (Bút chì để lại dấu 
vết trên giấy, đất nặn mềm)trẻ có thể lĩnh hội một số hành động với vật liệu 
tạo hình như cách cầm bút sao cho trẻ có thể vạch những nét trên giấy, cách làm 
mềm viên đất nặn .
 Giai đoạn tiền tạo hình là một giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo điều 
kiện cho trẻ lĩnh hội những động tác cần thiết thì bản thân tôi luôn chú trong vấn 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_cam_xuc_tham_mi_cho_tre_24.docx