SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non

Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo. Thực tế trong xã hội hiện nay, thời buổi kinh tế thị trường, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh.. .chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Trong năm học 2016- 2017, ở lớp tôi phụ trách, lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi, qua khảo sát, tiếp xúc thực tế, tôi thấy vốn từ của trẻ còn rất hạn chế: Số lượng trẻ nói được trên 200 từ rất ít, đa số cháu có số lượng từ dưới 200, số cháu hiểu nghĩa của từ cũng rất hạn chế. Đứng trước thực trạng như vậy, bản thân tôi là một giáo viên dạy trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng với mong muốn trẻ lớp mình có vốn từ phong phú đạt yêu cầu độ tuổi, hiểu được ý nghĩa của từ và sử dụng từ hiệu quả trong giao tiếp. Tôi đã nghiên cứu đề tài sáng kiến kiên nghiệm: “Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non”.
docx 29 trang thuydung 10/06/2024 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non
 làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển 
vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay còn hạn chế, chủ yếu trẻ được 
tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh.. .chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn 
của người lớn.
 Trong năm học 2016- 2017, ở lớp tôi phụ trách, lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng 
tuổi, qua khảo sát, tiếp xúc thực tế, tôi thấy vốn từ của trẻ còn rất hạn chế: Số lượng 
trẻ nói được trên 200 từ rất ít, đa số cháu có số lượng từ dưới 200, số cháu hiểu 
nghĩa của từ cũng rất hạn chế. Đứng trước thực trạng như vậy, bản thân tôi là một 
giáo viên dạy trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng với mong muốn trẻ lớp mình có vốn từ 
phong phú đạt yêu cầu độ tuổi, hiểu được ý nghĩa của từ và sử dụng từ hiệu quả 
trong giao tiếp. Tôi đã nghiên cứu đề tài sáng kiến kiên nghiệm: “Một số biện 
pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non”.
 * Mục đích của đề tài:
 - Đánh giá thực trạng về vốn từ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
 - Tìm ra các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ.
 * Đối tượng nghiên cứu:
 - Các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ.
 * Phạm vi áp dụng:
 - Trẻ 24 - 36 tháng tuổi, trong trường mầm non, năm học 2016 - 2017.
 2/28 2.1. Mô tả thực trạng:
 - Trường mầm non của chúng tôi nằm ở khu vực ngoại thành. Năm học 
2011 - 2012, trường đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 
độ 1. Năm học 2015 - 2016 kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã đạt cấp 
độ 3. Trường có khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, khang trang, rộng rãi. Nằm 
ở vị trí trung tâm khu dân cư thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con đến trường.
 - Năm học 2016- 2017, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi cùng 3 
giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Trong đó 2 cô đạt trình độ trên 
chuẩn, 1 cô đang tham gia lớp đại học sư phạm, 1 cô đạt trình độ chuẩn sư phạm 
mầm non.
 - Lớp tôi có 44 trẻ trong đó có 27 bé trai và 17 bé gái.
 - Phụ huynh lớp rất quan tâm và nhiệt tình.
 Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những điều kiện thuận lợi và một số 
khó khăn sau:
2.2. Thuận lợi:
 - Trẻ được phân chia học theo đúng độ tuổi.
 - Bản thân tôi là một giáo viên có 6 năm kinh nghiệm luôn yêu nghề mến 
trẻ và thích sáng tạo. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức hăng hái 
học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Đồng nghiệp được phân công cùng lớp là một cô giáo có hơn 20 năm kinh 
nghiệm dạy lớp nhà trẻ. Các giáo viên trong lớp luôn đoàn kết phối hợp tốt trong 
công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ.
 - Phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối kết hợp 
với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn được sự ủng hộ của phụ 
huynh.
 - Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng được trang bị đầy đủ về cơ sở vật 
chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
2.3. Khó khăn:
 - Vốn từ của trẻ còn hạn chế nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các 
hoạt động và hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi. Các cháu đi học còn khóc nhiều, 
chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt, các hoạt động 
ở lớp. Nhiều cháu hay ốm vặt, nghỉ học nhiều.
 - Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau vì công việc chiếm nhiều thời gian 
nên nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ còn hạn 
chế. Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm 
đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường.
 Xuất phát từ một số điều kiện khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã áp dụng và phát 
huy một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng ở lớp tôi.
 4/28 chức buổi họp phụ huynh lớp. Qua buổi họp này tôi sẽ tuyên truyền cho các phụ 
huynh những tác dụng của việc cho con đi lớp, sau đó tôi phổ biến các hoạt động 
trong một ngày của trẻ tại lớp học, các thực đơn trẻ ăn ở trường để phụ huynh về 
cho con làm quen dần với các loại thức ăn mới tạo tâm lý trước cho trẻ. Khuyến 
khích phụ huynh cho trẻ đến làm quen cô, quen bạn trước ngày nhập học, cho trẻ 
quan sát bạn học, bạn chơi. Để từ đó trẻ thấy thích và mong muốn được đi học như 
các bạn.
 + Khi đón trẻ vào lớp tôi luôn có tác phong nhẹ nhàng, thái độ ân cần, niềm 
nở âu yếm trẻ. Nếu trẻ không khóc tôi cho trẻ chơi cùng các bạn. Đối với trẻ khóc 
nhè tôi dỗ dành trẻ, bế trẻ kết hợp trò chuyện gọi tên trẻ, xưng tên cô. Qua những 
câu trò chuyện xưng tên cô giáo giúp trẻ nhớ tên cô và tạo tình cảm giữa cô và trẻ. 
Tôi cho trẻ đi dạo quanh lớp gợi hỏi trẻ tên các đồ vật, đồ chơi này tên là gì? Để trẻ 
trả lời từ đó đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ quen việc khóc nhè.
 + Trong các hoạt động hàng ngày tôi luôn quan tâm, gần gũi, âu yếm trẻ. 
Với trẻ lứa tuổi này có đặc điểm ưa nịnh, thích khen ngoan nên tôi luôn dùng các 
lời ngọt ngào, âu yếm để khen trẻ, hay chỉ đơn giản là cái vuốt má, một cái ôm nhẹ 
nhàng cũng đủ làm trẻ phấn khởi, sung sướng và cảm thấy an tâm hơn khi ở bên cô 
cũng nhờ vậy mà trẻ đã trò chuyên nhiều hơn với cô. Từ đó tôi có thể đánh giá 
chính xác và khách quan hơn về vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ
 Ví dụ: Cháu Hương Giang lớp tôi khi mới đi học khóc rất nhiều và cả ngày 
không nói câu nào. Sau đó tôi trao đổi với phụ huynh của cháu và đươc biết cháu 
ở nhà nói rất nhiều, thuộc nhiều bài hát. Và tôi hiểu ra rằng cháu còn chưa quen 
với các cô và các bạn. Từ đó tôi luôn hỏi han, vô về cháu. Xuất phát từ tình thương 
cử chỉ âu yếm, việc làm gần gũi tạo sự thân thiện nên cháu đã trò chuyện với các 
cô, các bạn và thể hiện những bài hát mà cháu yêu thích.
 * Kết quả đạt được:
 - Với những cách làm như trên tôi đã tạo được cho trẻ tâm lý thoải mái khi 
đi lớp. Các bé nhanh chóng quen với trường, lớp, cô giáo và các bạn.
 - Tình cảm của cô và trẻ gần gũi, thân thiết hơn. Trẻ luôn yêu quý và gọi tôi 
là mẹ. Nhiều phụ huynh kể lại về nhà trẻ hay kể chuyện cô giáo của con, hay nhắc 
đến cô.
 - Đánh giá chính xác hơn về vốn từ của trẻ.
 6/28 những hoạt động, trò chơi thích hợp để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ mọi lúc, mọi 
nơi. Sau đây là một số hoạt động mà tôi đã sưu tầm được trong quá trình tìm kiếm 
trên mạng Internet, đọc qua sách báo, trong hoạt động thực tiễn, đi kiến tập, qua 
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp như:
1. Nói chuyện điện thoại
 Mục đích: Sử dụng từ 1 đến 10 từ mới.
 Chuẩn bị: Đặt một vài chiếc điện thoại đồ chơi trên một chiếc kệ thấp.
 Tiến hành: Trong lớp học.
 Để cho trẻ chơi tự do với điện thoại. Khi trẻ cầm điện thoại, bạn nhấc 1 chiếc 
khác và nói chuyện với trẻ. Sử dụng nhiều từ và hỏi trẻ một vài câu hỏi đơn giản 
để dạy trẻ các từ mới. Con có cái gì vậy? Một chiếc điện thoại.
 A lô, tôi là Lan. Tôi đang nói chuyện qua điện thoại với ai đấy?
2. Gọi tên quần áo và các bộ phận của cơ thể người
 Mục đích: Gọi tên 1 đến 5 bộ phận của cơ thể và có thể gọi tên các đồ vật 
quen thuộc.
 Tiến hành: Trong hoặc ngoài lớp học.
 Khi trẻ đang chơi với các trang phục, đồ dùng, giáo viên đặt câu hỏi để trẻ 
nói tên trang phục đang mặc hoặc tên các đồ dùng. Hỏi trẻ những câu hỏi như:
 - Cái gì trên đầu của con? Mũ của con đội ở đâu?
 Khuyến khích trẻ sử dụng các từ có thể để gọi tên các bộ phận của cơ thể kết 
hợp với quần áo, đồ dùng (mũ, giày, dép, balô,..). Nếu trẻ không biết từ nào, cô 
giáo nói rõ ràng cho trẻ biết và giúp trẻ thực hành chúng.
 Để một cái gương cạnh đố để trẻ có thể soi gương.
3. Bắt chước tiếng kêu con vật
 Mục đích: Bắt chước một số âm thanh.
 Chuẩn bị: Một số con vật đồ chơi và hát bài hát về các con vật.
 Tiến hành: Hát đến con vật nào thì giơ con vật đó lên và bắt chước tiếng 
kêu của nó. Để cho trẻ chạm và cầm vào các con vật khi cô hát. Cố gắng để trẻ bắt 
chước tiếng kêu và động tác của một vài con vật cùng với cô.
 Đúng rồi đấy. Con mèo nó kêu meo, meo...
 Mèo đi rón rén để rình bắt chuột đấy.
4. Gọi tên
 Mục đích: Tập cho trẻ nói một số từ.
 Chuẩn bị: Một con rối.
 Tiến hành: Dùng rối để nói chuyện cùng trẻ. Cho rối hỏi trẻ. Chơi một cách 
vui vẻ và làm như con rối ngờ nghệch khi hỏi về tên của trẻ, quần áo, các bộ phận 
cơ thể, đồ chơi, thức ăn hay những thứ khác quen thuộc với trẻ.
 - Xin chào, tên bạn là gì? Còn minh, mình tên là Tít. Bạn đi cái gì ở chân 
 8/28

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_von_tu_cho_tre_lua_tuo.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non.pdf