SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

Trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất có hai loại vận động đó là vận động tinh và vận động thô. Đối với vận động thô, trẻ 24 - 36 tháng tuổi thường xuyên đòi hỏi sự thay đổi các vận động so với lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh mà cần phải luân phiên giữa động và tĩnh. Ở độ tuổi này, trẻ biết đi lại vững vàng, biết phối hợp chân tay tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên trong vận động đi, chạy và cảm giác chưa thăng bằng, trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân, trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò, biết ném trúng đích, ném xa. ngoài ra trẻ cũng biết đẩy bóng bằng hai tay, ném bóng. Còn với vận động tinh giúp trẻ biết điều khiển, cử động các ngón tay, phối hợp giữa tay và mắt để lắp đồ chơi, nặn, xé dán, tô màu, cầm nắm cũng như sử dụng các đồ dùng...
docx 24 trang thuydung 09/05/2024 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
 Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
 UBND QUÂN LONG BIÊN
 TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
Lĩnh vực / môn: Giáo dục thể chất
Cấp học :Mầm non
Họ và tên tác giả :Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Điện thoại: 0375982726
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa
Quận Long Biên - Hà Nội
 Long Biên, ngày 10 tháng 3 năm 2021 Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
 Với mong muốn giúp các con phát triển thể chất một tích cực hơn. Chính vì 
vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển thể 
chất cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng” để góp phần nâng cao chất lượng thể chất 
cho trẻ.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG 
DỤNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
 1. Đối tượng nghiên cứu:
 “Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 
tháng” để góp phần nâng cao chất lượng thể chất cho trẻ.
 2. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
 - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
 - Khảo sát quá trình phát triển thể chất của trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
 - Xây dựng một số biện pháp nhằm giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển 
thể chất được tốt.
 - Đề ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát triển thể 
chất cho trẻ 24 - 36 tháng.
 - Phạm vi áp dụng: Trẻ Nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
 - Phạm vi ứng dụng: Ứng dụng tại trường mầm non.
 3. Thời gian nghiên cứu:
 Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2019 đến tháng 3/2020
 Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã khảo sát kết quả trên trẻ 
ngay từ đầu năm học.
 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM HỌC
 (phụ lục I mục 1.1)
 2 Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
 Năm học 2020 - 2021, tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp Nhà trẻ D2 
(24 - 36 tháng tuổi) với sĩ số là 38 cháu/ lớp (trong đó có 19 cháu gái và 19 cháu trai) 
có 3 giáo viên phụ trách. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng đã gặp một một số 
những thuận lợi và khó khăn sau:
 1. Thuận lợi:
 * Phòng GD&ĐT Quận:
 - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT Quận đã thường 
xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
 * Ban giám hiệu:
 - Luôn nhận được sự động viên, tạo điều kiện của BGH nhà trường hỗ trợ để 
giáo viên có thể tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
 * Cơ sở vật chất:
 - BGH đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi 
phục vụ cho lĩnh vực phát triển thể chất ở lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng.
 - Nhà trường đã xây dựng kho dữ liệu điện tử. Ban giám hiệu đã kết nối mạng 
Internet cho toàn trường tạo điều kiện cho giáo viên khai thác tư liệu giảng dạy.
 * Giáo viên:
 - Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
 - Bản thân là giáo viên mầm non, tôi luôn cố gắng nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề, luôn tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động. Rèn luyện 
sức khỏe cho trẻ đồng thời giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động, kỹ năng lao động 
vừa sức và kỹ năng tự phục vụ.
 - Hai cô giáo được phân công phụ trách lớp cùng tôi cũng rất yêu nghề và đặc 
biệt luôn sát cánh cùng tôi trong việc làm thế nào để phát triển tốt thể chất cho trẻ.
 * Học sinh:
 - Trẻ lớp tôi được phân chia theo đúng độ tuổi quy định và đi học tương đối 
chuyên cần.
 * Phụ huynh:
 - Đa số phụ huynh đều nhiệt tình phối kết hợp cùng cô trong công tác nuôi dạy 
trẻ.
 2. Khó khăn
 * Cơ sở vật chất:
 - Cơ sở vật chất để phục vụ cho việc phát triển thể chất còn chưa phong phú
 * Giáo viên:
 - Công việc chăm sóc trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, 
 nghiên cứu của tôi còn hạn chế.
 4 Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
 - Lồng ghép vào các hoạt động phát triển vận động, các hoạt động ngoại 
 khóa, hoạt động ngoài trời, họat động chiều, thông qua các trò chơi.
 - Lựa chọn các hoạt động dạy trẻ phù hợp nội dung các hoạt động theo từng 
 tháng trong năm học, lựa chọn phải lưu ý đến thời gian trong ngày để tổ chức đưa 
 các hoạt động tạo cho trẻ hứng thú, không bị gò ép trong các hoạt động.
 - Sau khi thực hiện kết quả điều tra của trẻ đầu năm học tôi đã xây dựng kế 
 hoạch phát triển thể chất cho trẻ như sau:
 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ
a. Vận động tinh Mục đích Chuẩn bị Thời gian
- Dạy trẻ xâu vòng - Luyện kỹ năng phối hợp - Rổ đựng hạt vòng và Tháng
 giữa các ngón tay và mắt dây 11, 12, 3
 - Tăng cường vận động tinh 
 cho tay: Bóp mềm, xoay, 
- Dạy trẻ nặn bánh - Bột gạo nếp, đường 
 tròn. Tháng 3
 trôi, bánh chay phèn.
 - Biết mùi vị của bánh trôi, 
 bánh chay
b. Vận đông thô Mục đích Chuẩn bị Thời gian
 - Trẻ biết đi hết đoạn đường - Phòng tập sạch.
 hẹp, không giẫm lên vạch, - Cô vẽ hoặc dán 2 
 - Đi trong đường 
 không dừng lại giữa chừng, đường kẻ song song dài Tháng 9
 hẹp
 bước chân ngay ngắn, đầu 3 m, rộng 25cm làm 
 không cúi. đường hẹp.
 - Trẻ biết đi trong đường - Dùng phấn hoặc giấy 
 - Đi trong đường 
 ngoằn ngoèo, khi đi không đề can dán, vẽ một Tháng 10
 ngoằn ngoèo
 cúi đầu, không đi chệch ra đường ngoằn ngoèo
 6 Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng triển 
thể chất một cách tốt nhất, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập, trải nghiệm các hoạt 
động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.
 2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ trong giờ phát triển vận động.
 Trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, hoạt động học của lĩnh 
vực phát triển thể chất thông qua các nội dung phát triển vận động như: Bò, bật, 
nhảy, đi, chạy... và là hình thức cơ bản trong các giờ học vận động cho trẻ mầm non, 
giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục 
đích, tổ chức hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của những giờ học vận 
động hay còn gọi là vận động thô là dạy trẻ những kỹ năng vận động đúng, hình 
thành và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ tùy thuộc theo mức độ phù hợp với 
từng lứa tuổi.
 Để nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất tôi đã thực 
hiện như sau:
 - Với thể dục giờ học ngoài việc đảm bảo các phương pháp, cấu trúc trong 
giờ học thì tôi còn sử dụng mềm dẻo, linh hoạt các hình thức để gây hứng thú cho 
trẻ thông qua các ví dụ này:
 Để phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, 
những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động 
cơ bản như một số vận động ném bóng về phía trước, bò trong đường ngoằn ngoèo, 
đá bóng...
 * Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện bài tập “Đá bóng”
 - Với hoạt động này tôi gây hứng thú cho trẻ bằng hình thức trẻ được đóng 
vai làm các cầu thủ bóng đá trên sân cỏ, các cầu thủ hãy dùng sức mạnh của mình 
sút thật mạnh bóng vào gôn. Cũng cùng với trái bóng tôi cho trẻ bật với bóng, bóng 
bật thấp thì trẻ bật thấp, khi bóng bật cao thì trẻ sẽ bật cao theo bóng. Trẻ được hò 
reo, hứng thú cổ vũ hết mình cho bạn.
 - Khi tôi lựa chọn hoạt động dạy trẻ để phát triển về cơ chân thì với trò chơi 
vận động tôi luôn chọn trò chơi để phát triển cơ tay. Qua hoạt động đó thì trẻ được 
phát triển toàn diện các cơ tay và chân.
 * Ví dụ: Với bài tập vận động “Ném xa bằng một tay” thì trò chơi vận động 
sẽ là “Ô tô và chim sẻ”
 Khi tham gia các hoạt động tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, phấn khởi. 
Sau khi tập xong cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, tôi thường nhận xét ngay trong giờ hoạt 
động hoặc cuối giờ, có khen trẻ kịp thời. Cuối giờ hoạt động chủ yếu động viên, 
khích lệ, khen trẻ là chính.
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_the_chat_cho_tre_lua_t.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nhằm phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng.pdf