SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non

Trong trường Mầm non, lớp học đầu tiên của trẻ tuổi 24 – 36 tháng chính là lớp Nhà Trẻ. Vậy, làm thế nào để trẻ có ấn tượng về lớp học, về trường Mầm non? Trẻ không sợ đến lớp; trẻ háo hức đến trường? Trước hết, người giáo viên phải trang trí, xây dựng, tạo môi trường lớp học có tính thẩm mỹ, phù hợp chủ đề, phù hợp với nhận thức của trẻ trong lớp. Việc tạo môi trường đẹp có tính thẩm mỹ trong lớp học là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính mô hình trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.

doc 24 trang thuydung 27/06/2024 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non
 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non.
 I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ mầm non, nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ có những đặc điểm rất riêng biệt 
về cấu tạo tâm sinh lý, do đó, trẻ nhà trẻ cần có những biện pháp chăm sóc thích 
hợp. Có người đã cho rằng: “ Trẻ em là một trang giấy trắng, ai muốn vẽ gì vào 
đó thì vẽ”. Quan điểm đó chưa hoàn toàn đúng, vì thực tế, khoa học đã chứng 
minh: trẻ em cũng có những cảm nhận riêng của mình, đòi hỏi trẻ phải tích cực 
tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên 
ngoài.
 Trẻ em lứa tuổi mầm non “học bằng chơi – chơi mà học”, trẻ rất hiếu 
động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, 
trẻ có điều kiện để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa 
học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên mầm non, tôi luôn coi 
trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhẹ 
nhàng, gần gũi nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ trên tất cả các lĩnh 
vực: Đạo đức - Trí tuệ - Thể lực - Thẩm mĩ. Từ đó, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, 
tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử và dần dần hoàn 
thiện nhân cách cùng với các hoạt động giáo dục khác.
 Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt 
động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Trước hết, hoạt động này tạo điều 
kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc... 
hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thứ 
hai, về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: 
Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất, hoạt động tạo hình 
giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay,cổ tay, các cơ bàn tay ... giúp trẻ ngày càng 
khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm 
mỹ khi trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình. Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn là một 
trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nó giúp trẻ 
tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy 
trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ 
những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt 
động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển 
của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ 
năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng 
tạo. 
 Lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng, hoạt động tạo hình mới chỉ thể hiện 
bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng, đầy 
 1 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non.
 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình 
1. Cơ sở lí luận
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động của 
trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé, chấm hồcòn vụng). 
Một mặt, do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô, với bạn, lúc này môi trường 
sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất 
mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác, vốn ngôn ngữ của trẻ 
còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch 
lạc. Vì vậy, hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ 
tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm 
đẹp trước hết, trẻ phải hiểu về đối tượng, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo 
ra sản phẩm thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động 
khám phá, tìm tòi sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn 
 - Trường mầm non Kim Lan khung cảnh sư phạm đẹp , trường khang 
trang sạch sẽ với các phòng học thiết kế hiện đại , các phòng chức năng được 
trang bị đầy đủ phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ .
- Ban giám hiệu có năng lực , chuyên môn cao , các cô giáo yêu nghề mến trẻ 
nhiệt huyết trong công việc . 
 - Năm học 2017 – 2018 , tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 
Nhà trẻ NT1 với số trẻ là 40 cháu/3cô. Bằng sự trẻ trung nhiệt tình, yêu nghề, 
mến trẻ, luôn tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi chị em đồng nghiệp, lớp Nhà 
trẻ NT1 luôn làm điểm thực hiện các chuyên đề cho nhà trường, trong đó có 
chuyên đề tạo hình lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng. 
 - Trong quá trình thực tế khi tổ chức các hoạt động cho trẻ hàng ngày, tôi 
thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1 . Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường có cơ sở vật chất 
khang trang và đầy đủ các điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Được sự quan tâm của BGH Nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất như đồ 
dùng học tập của các cháu lớp học rộng rãi , thoáng mát .
 - Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc 
và giáo dục trẻ như: các thiết bị ánh sáng, máy tính hiện đại, ti vi màn hình 
phẳng, giá góc, nhất là học liệu học phẩm của cô và trẻ.
 3 Một số biện pháp nhằm phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
 thông qua hoạt động tạo hình tại trường mầm non.
 - Tổng số trẻ khảo sát : 40 trẻ ( đầu năm)
 Biết sử 
 dụng,thao tác 
 đơn giản với 
 Trẻ tập Trẻ hứng Bước đầu biết 
 một số nguyên 
 trung chú ý thú tham gia nói , giới thiệu 
 vật liệu tạo 
 Nội Dung quan sát cô hoạt động về sản phẩm 
 hình
 tiêu chí làm mẫu cùng cô của mình
 ( bút sáp, 
 giấy, màu, 
 đất)
 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
 Tổng số 
 16 24 18 22 15 25 9 31
 trẻ
 Chiếm tỷ 
 40 60 45 55 37 63 22 78
 lệ %
3.2. Biện pháp 2: Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về 
cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học.
 Trong trường Mầm non, lớp học đầu tiên của trẻ tuổi 24 – 36 tháng chính 
là lớp Nhà Trẻ. Vậy, làm thế nào để trẻ có ấn tượng về lớp học, về trường Mầm 
non? Trẻ không sợ đến lớp; trẻ háo hức đến trường? Trước hết, người giáo viên 
phải trang trí, xây dựng, tạo môi trường lớp học có tính thẩm mỹ, phù hợp chủ 
đề, phù hợp với nhận thức của trẻ trong lớp. Việc tạo môi trường đẹp có tính 
thẩm mỹ trong lớp học là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là
toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh 
xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính mô 
hình trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết 
để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu yêu cầu của 
chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 
mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.
 Hiện nay, cách trang trí môi trường nhóm lớp trong trường Mầm non 
không còn trang trí theo kiểu mảng chủ đề chính mà nội dung, hình ảnh trang trí 
chủ đề được đưa vào các góc trong lớp dưới bàn tay khéo léo của cô và trẻ cùng 
làm. Trẻ nhỏ nên giáo viên lựa chọn các hình ảnh mang tính chất đặc trưng nhất 
để giúp trẻ có thể nhận biết, phân biệt được từng góc chơi theo nội dung và hình 
ảnh mà giáo viên trang trí, sắp xếp các góc chơi. Để gây ấn tượng cho trẻ, tôi 
thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố 
cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
 5

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_cam_xuc_tham_my_cho_tr.doc