SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia hoạt động góc

Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé. Chính vì vậy, thông qua hoạt động này, giáo viên truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng hay lồng ghép nội dung giáo dục cho trẻ rất dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Hoạt động góc là phương tiện thuận lợi nhất để cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học cho trẻ, nó giúp trẻ được khám phá tích cực đồ dùng đồ chơi và rút ra những kinh nghiệm phong phú cho bản thân.

Hoạt động góc được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ. Khi tham gia hoạt động này, trẻ được chơi theo nhu cầu và khả năng của mình. Trẻ thể hiện được tính ham muốn, được bắt chước, được làm người lớn. Trẻ được khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng, các đồ dùng đồ chơi, các mối quan hệ xã hội. Từ đó, trẻ hiểu được các mối quan hệ về thế giới xung quanh. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định với sự hướng dẫn hợp lý của giáo viên khi tổ chức hoạt động chơi này thì nhận thức và sự phát triển mọi mặt của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả là những nấc thang phát triển ngày càng cao hơn do người lớn xây dựng.

doc 11 trang thuydung 18/07/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia hoạt động góc

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia hoạt động góc
 vào các hoạt động của lớp, hoạt động góc, chưa mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ mà giáo 
viên đưa ra, chưa mạnh dạn giao tiếp với bạn, kỹ năng phối hợp cùng bạn chơi còn hạn 
chế, ... Với đặc điểm của lớp mình phụ trách như vậy, tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một số 
biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia 
hoạt động góc” làm đề tài nghiên cứu. 
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến:
 Đây là đề tài mà bản thân tôi nghiên cứu lần đầu và có nhiều điểm mới đạt hiệu quả 
cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi phụ trách. Qua một thời gian thực 
hiện trên trẻ ở lớp mình, tôi thấy trẻ đã thể hiện được năng lực cá nhân, trẻ mạnh dạn, tự 
tin trong tất cả các hoạt động nhất là đối với những trẻ nhút nhát như cháu Vy, Khánh, 
Trâm, đối với trẻ hiếu động như cháu Toàn, cháu Thành. Việc vận dụng đề tài này vào 
thực tiễn rất nhiều giáo viên cũng như trẻ mầm non luôn tạo được sự hứng khởi trong 
hoạt động góc. Riêng với bản thân tôi cũng có sự chuyển biến thật sự về năng lực tổ 
chức các hoạt động góc cho trẻ. Chính đề tài này đã thực sự, tạo điều kiện gợi mở 
phương pháp cho giáo viên, cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tìm tòi, khám 
phá, linh hoạt sáng tạo hơn trong hoạt động. 
2. Phần nội dung:
 2.1: Thực trạng của“Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động 
của trẻ 24-36 tháng tuổi khi tham gia hoạt động góc” 
1.1.1. Thuận lợi:
 Bản thân Tôi được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục - đào tạo; Ban 
giám hiệu nhà trường, các đồng chí phụ trách công tác chuyên môn đã hướng dẫn, góp 
ý, giúp đỡ về chuyên môn, về kinh nghiệm tổ chức hoạt động.
 Tôi rất vinh dự và tự hào được làm việc trong đơn vị có bề dày thành tích, được 
nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi. 
 Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình thường xuyên trao đổi với giáo 
viên về tình hình học tập của con. Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên 
truyền vận động, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. 
 Không gian lớp học thông thoáng, rộng rãi, khép kín, các góc được bố trí phù hợp 
thuận lợi cho quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 Mặt khác, bản thân tôi rất yêu nghề mến trẻ, không bao giờ ngại khó, ngại khổ, 
luôn tìm tòi học hỏi những gì tốt đẹp nhất để truyền thụ cho các cháu với mong muốn 
trẻ có một kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp tốt.
1.1.2. Khó khăn.
 Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp một số khó 
khăn sau:
 Số cháu đông 25 cháu/ lớp nên việc rèn luyện kỹ năng từng cá nhân hết sức phức 
tạp, đòi hỏi phải chú ý kỹ từng trẻ và bản thân giáo viên phải nỗ lực gần gũi với trẻ mới 
có thể nắm bắt được đặc điểm của từng cá nhân.
 Nhận thức của trẻ chưa đồng đều có trẻ sinh đầu năm, có trẻ sinh cuối năm nên 
ảnh hưởng đến việc rèn luyện giáo dục cá nhân trẻ. Trẻ đa phần là con nông dân, cuộc 
sống còn nhiều khó khăn vất vả nên họ chưa có thời gian chăm, chơi cùng trẻ. Trẻ chơi 
chưa có chủ định, chơi theo bản năng là chủ yếu. Trẻ chưa tập trung chú ý, chưa có ý 
thức học, kĩ năng sử dụng đồ dùng còn hạn chế nên dẫn đến các kỹ năng tham gia hoạt 
động góc ở trẻ cùng có nhiều hạn chế. Ở các góc chơi tôi còn trang trí tranh chủ đề phù hợp. Tôi sử dụng những hình 
ảnh gần gũi và dễ hiểu, đẹp, hấp dẫn nhưng phù hợp với nội dung giáo dục để trang trí. 
Tôi trang trí phải theo hình thức “mở” trẻ để trẻ có thể lấy, tháo lắp, trẻ có thể tự mình 
sắp xếp theo ý thích 
 VD: Góc lắp ghép tôi treo hình ảnh các chú thợ xây, ở mảng tường gắn những 
ống nhựa để trang trí hoa, cây xanh ở trên đó. Các hình ảnh đó đều có thể tháo lắp, thay 
đổi dễ dàng. Trẻ có thể tự mình lấy đồ dùng để hoạt động, có thể lắp ghép để trang trí 
góc theo ý thích của trẻ.
 VD: Ở chủ điểm”Đồ dùng đồ chơi của bé” tôi làm một số hình ảnh lô tô về các 
trang phục: quần áo, giầy dép, mũ để khi trẻ chơi trẻ tự chọn và lấy cất đồ chơi theo ý 
thích.  Qua những hình ảnh đó, trẻ có thể liên tưởng đến công việc của những người 
đó ở ngoài đời mà trẻ đã gặp và trẻ có thể đóng vai thành họ, trẻ rất hào hứng để thể 
hiện vai chơi và tham gia trò chơi. Trẻ có thể tái hiện lại hành động chơi một cách tích 
cực theo suy nghĩ của trẻ. 
 Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp tôi chú ý theo dạng sắp xếp “trang trí mở” 
gây hứng thú. Tôi nghĩ môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ nhằm tạo điều 
kiện để trẻ được trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Do 
vậy, công tác xây dựng môi trường này được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với 
chủ đề đang thực hiện trong chương trình. Tôi chú ý tất cả đồ dùng đồ chơi, hình ảnh 
trang trí đưa vào trong nhóm lớp để cho trẻ hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 
 VD: Ở góc”Bé chọn vai nào’phá tôi dành riêng một kệ để các đồ dùng nguyên 
liệu phế phẩm mà cô sưu tầm trong đó có phụ huynh đóng góp. Sau khi đem gia công 
làm sạch, để đảm bảo an toàn cho trẻ cần loại những vật dụng có thể gây trầy xước, tai 
nạn cho trẻ. Cô để phế phẩm phế liệu như: Nắp vỏ chai, vỏ hủ sữa chua, rau câu, lõi 
giấy vệ sinh, lõi chỉ, đĩa nhạc cũ, các hộp bánh kẹo, hộp bìa cứng. Các loại chai lọ bằng 
nhựa. Tôi không sử dụng chai thủy tinh vì thủy tinh rất dễ vỡ và gây tai nạn cho trẻ. 
 Một việc làm rất hiệu quả là tận dụng các sản phẩm của trẻ trong giờ hoạt động 
vui chơi, tạo hình ngoài tiết học, hay tổ chức ngoài giờ để trang trí cho các góc thêm 
sinh động và tạo hứng thú cho trẻ được khoe sản phẩm từ đó trẻ hứng thú để được thể 
hiện ý tưởng của mình. Qua các giờ hoạt động tôi cho trẻ tự vẽ, xé, dán tạo ra sản phẩm 
mỗi ngày cô chọn vài sản phẩm đẹp. Cho trẻ dán sản phẩm của mình lên góc chủ đề, 
hoặc góc bé thích, cứ mỗi ngày như vậy sản phẩm của trẻ sẽ nhiều lên, phong phú thêm 
về nội dung và hình thức. Khi trẻ được tự mình tạo ra sản phẩm và được trưng bày sản 
phẩm trẻ rất thích. Bằng cách như vậy tôi không chỉ tạo được môi trường đẹp, gần gũi, 
phong phú mà đã giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình làm ra và cũng góp 
phần vào việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. 
 Ở” góc học tập” tùy theo đề tài đang thực hiện để có cách trang trí sắp xếp đồ 
dùng hợp lý.
 Ví dụ: Đề tài: cao - thấp, to – nhỏ, hình vuông - hình tròn Tôi chuẩn bị một số 
lịch cũ có hình ảnh cây, con, hoa, quả, các nguyên vật liệu để trẻ dễ hoạt động. Lấy vỏ 
hộp bánh ốp vào tường cho cứng để các vật dụng vào đó. Trẻ sẽ chọn hình ảnh phù hợp 
để hoạt động Như vậy, trẻ được rèn luyện sự khéo léo, biết phân tích, lựa chọn trẻ biết 
tư duy, sáng tạo khi thực hiện ở góc này. Trẻ biết sử dụng sản phẩm của mình qua các 
giờ hoạt động học, hoạt động ngoài tiết học, hoạt động vui chơi, chọn lựa hình ảnh để 
trang trí. Cô gợi ý cách trang trí và trẻ sẽ đính lên tường phù hợp với yêu cầu từng đề tài 
đang thực hiện. bệnh cho bệnh nhân, hay dạy học sinh biết mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu của trẻ được 
làm bác sỹ, được làm cô giáo, được làm người bán hàng... Ở góc nghệ thuật: tôi cho trẻ 
được vẽ, tô màu, đắp màu, xé dán Qua đó, trẻ đóng vai thành những họa sĩ để thể 
hiện. Ở đây trẻ không chỉ được cũng cố về kỹ năng mà trẻ còn được thỏa sức sáng tạo 
theo trí tưởng tượng của mình. Những gì mà trẻ thích sẽ được trẻ vẽ thành bức tranh 
sinh động ngộ nghĩnh. Ở góc học tập: Tôi cho trẻ thực hiện những bài ở hoạt động học 
trẻ chưa thực hiện được Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trẻ trên tiết học nhằm 
tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Như vậy, để trẻ tích cực chủ động vào hoạt động 
góc thì việc xác định mục tiêu chơi và nội dung chơi, đóng một vai trò hết sức quan 
trọng. Giáo viên cần tích cực lựa chọn nội dùng chơi hấp dẫn, phù hợp. Cần phải linh 
hoạt thay đổi hình thức chơi nhằm kích thích hứng thú của trẻ tạo cho trẻ tránh nhàm 
chán.
2.2.3. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong các góc chơi.
 Trẻ nhỏ thường thích hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi đảm bảo 
đẹp về màu sắc, phong phú về chủng loại, cũng như đảm bảo an toàn và phù hợp đối với 
trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp có tính mới, lạ, có tính mở nhưng đảm bảo an toàn. 
Các nội dung chơi mà giáo viên đưa ra đòi hỏi trẻ phải có đầy đủ đồ dùng đồ chơi. Đồ 
dùng đồ chơi là phương triện trực quan hữu hiệu để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt 
động. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã tích cực tham mưu với BGH nhà 
trường, hội cha mẹ học sinh để lên kế hoạch mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đồ dùng 
đồ chơi phải phù hợp với nội dung giáo dục, đảm bảo bền, đẹp, an toàn, hiệu quả sử 
dụng cao, lựa chọn đồ dùng mang tính mở. Tôi tham mưu với BGH nhà trường, ban 
chấp hành hội cha mẹ học tổ chức khảo sát thị trường để lựa chọn những đồ dùng phù 
hợp. Bám sát vào kế hoạch hoạt động giáo dục của lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch sử 
dụng dồ dùng đồ chơi. Trong đó, có đồ dùng hoạt động góc để thuận tiện trong việc lựa 
chọn và mua sắm. Mặt khác, cũng để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn cho trẻ, tôi đã phối hợp 
với giáo viên trong lớp mình cùng làm đồ dùng cho trẻ. Với những chất liệu đơn giản, 
dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu tôi đã tạo ra các đồ dùng, 
đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
 VD: Góc Bé vui học: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành 
các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào. Mỗi trẻ cảm nhận 
được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm.
 Góc phân vai: Chơi bán hàng, mẹ con, tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, 
hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi 
nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa. Những chiếc hộp giấy 
làm giường cho búp bê, hộp giấy làm tủ, làm bếp với màu sắc sặc sỡ. 
2.2.4. Tích cực đổi mới hình thức tổ chức hoạt động góc:
 Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong vai người khác. Trẻ sử dụng 
vai chơi để đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải 
nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó, làm cho trí tuệ của trẻ phát 
triển mạnh mẽ. Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ. 
Trò chơi giúp trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, biết cư xử giữa người với người. 
Qua trò chơi giáo dục trẻ hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ 
tích cực của trẻ với bản thân.
 VD: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bule, đeo tai nghe, 
cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo 
hỏi thăm bệnh nhân và bán thuốc. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc