SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng
Trong hoạt động giáo phát triển thể chất có hai loại vận động là vận động tinh và vận động thô. Đối với vận động thô, trẻ 24- 36 tháng tuổi thường xuyên đòi hỏi sự thay đổi các vận động so với lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh mà cần phải luân phiên giữa động và tĩnh. Ở tuổi này, trẻ biết đi lại vững vàng, biết phối hợp chân tay tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên trong vận động đi, chạy và cảm giác chưa thăng bằng, trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân, trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò, biết ném trúng đích, ném xa… ngoài ra trẻ cũng biết đẩy bóng bằng hai tay, ném bóng. Còn với vận động tinh giúp trẻ biết điều khiển và cử động các ngón tay và sự phối hợp giữa tay và mắt lắp đồ chơi, nặn, xé dán, tô màu, cầm nắm và sử dụng các đồ dùng...Vận động thô của trẻ như đi, chạy nhảy, tung, bắt,....giúp cho trẻ rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, với trẻ 24 - 36 tháng tuổi, giáo dục thể chất không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe thông qua các vận động cơ bản:đi, chạy, nhảy… hay cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà cần phải quan tâm đến việc rèn nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, lấy nước uống, trẻ biết ngủ đúng giờ, đủ giấc... , hay các kĩ năng tự phục vụ đơn giản thông qua sự giúp đỡ của người lớn: biết đi giày, cởi tất, cài cúc áo.... từ đó tạo cho trẻ tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ bước vào các lớp học tiếp trong lứa tuổi mẫu giáo.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng
MỤC LỤC I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích của skkn 4 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Thực trạng vấn đề 4 a Thuận lợi 4 b Khó khăn 5 3 Các biện pháp tiến hành 5 Biện pháp 1 Xây dựng ké hoạch phát triển thể chất 5 cho trẻ Biện pháp 2 Phát triển thể chất thông qua hoạt động 6 học Biện pháp3 Phát triển thể chất thông qua hoạt động 7 với đồ vật Biện pháp 4 Phát triển thể chất thông qua hoạt động 7 ngoại khóa Biện pháp 5 Phối hợp với phụ huynh nhằm phát triển 7 thể chất cho trẻ 4 Hiệu quả SKKN 8 III Kết luận, khuyến nghị 8 1 Kết luận 8 2 Kiến nghị 8 Muốn giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu các cách thức tổ chức, hình thức các hoạt động giáo dục cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau như trong hoạt động học, giờ thể dục, hoạt động với đồ vật, hoạt động dạo chơi hay trong sinh hoạt hàng ngày tạo thói quen nề nếp, thói quen vệ sinh của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này. 2/ Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. - Tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động. Rèn luyện sức khỏe cho trẻ đồng thời giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng vận động, kĩ năng lao động vừa sức và kĩ năng tự phục vụ. - Giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng. - Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể - mĩ II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Phát triển thể chất là một quá trình hoàn thiện về hình thể và chức năng sinh học của con người. Đối với trẻ nhỏ mức độ hoàn thiện của thể chất được biểu hiện bằng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường bằng khả năng hoạt động của nhưng vận đông như: Vận động tinh, vận động thô và một số nề nếp thói quen vệ sinh giúp trẻ phát triển về thể chất, thể lực. Các kĩ năng vận động của trẻ phát triển tốt và sớm hoàn thiện, thì trẻ sẽ khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo và ngược lại. Với trẻ 24 – 36 tháng, chúng ta cần giúp trẻ hình thành và phát triển các thói quen vận động: Bò, đi, chạy, bật nhảy,... Các vận động tinh rèn cho trẻ phát triển cơ tay: Cổ tay, ngón tay, kết hợp với cơ quan thị giác. Thói quen vệ sinh: Vệ sinh cá nhân( Rửa tay, rửa mặt, đánh răng,) vệ sinh môi trường( Tưới cây, lau lá, cho thỏ ăn,) 2. Thực trạng vấn đề: a /Thuận lợi: - Trường mầm non Gia Thượng được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, qui mô với các phòng học, phòng chức năng: phòng thể chất, phòng âm nhạc, phòng Kidmats, Phòng làm quen với tiếng anhcác phòng học rộng rãi thoáng mát, có sàn gỗ đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa động. - Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, trạng thái sức khỏe, vốn kỹ năng vận động của trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương, trường lớp để lựa chọn các cách thức rèn luyện cho trẻ phát triển thể chất phù hợp. - Lồng ghép vào các tiết học các hoạt đông vui chơi, hoạt đông ngoài trời, họat động chiều, hoạt động ngoại kháo, hoạt động mọi lúc, mọi nơi, thông qua các trò chơi. - Lựa chọn các hoạt động dạy trẻ phù hợp các chủ điểm, lựa chọn phải lưu ý đến thời gian trong ngày để tổ chức, đưa các hoạt động tạo cho trẻ hứng thú, không bị gò ép trong các hoạt động. *Biện pháp 2: Phát triển thể chất thông qua hoạt động học : Trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ hoạt động học của lĩnh vực phát triển thể chất nó thông qua các tiết học vận động: Bò, bật, trườn, trèo, bật, nhảy, đi, chạy... và là hình thức cơ bản trong các tiết học vận động cho trẻ mầm non, giáo viên cung cấp và rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, tổ chức hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của những tiết học vận động hay còn gọi là vận động thô là dạy trẻ những kĩ năng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ tùy thuộc theo mức độ phù hợp với từng lứa tuổi Đối với lứa tuổi 24-36 tháng tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ một số vận động thô để cho trẻ được phát triển về thể chất dưới đây: Dạy trẻ các vận động" Bò theo hướng thẳng trên lưng mang vật" " Bò theo hướng thẳng trên lưng mang vật" là hoạt động phù hợp với lứa tuổi 24-36 tháng. Nhằm phát triển vận động thô cho trẻ: Trẻ được vận động chuyển động toàn bộ cơ thể: bò, cử động tay, chân, lưng, mắt,.. để chuyển củ quả, trẻ bật tiến về phía trước Rèn luyện sự tập trung cho trẻ: Trẻ thực hiện đúng các vận động và chuyển rau củ, quả bằng cách: “Bò theo hướng thẳng trên lưng mang vật". Hình thức thực hiện: Trên tiết học: Giáo viên kết hợp với giáo viên thể dục hướng dẫn trẻ Các hoạt động khác: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời Kết quả: Trẻ thực hiện đạt yêu cầu của cô: Trẻ hào hứng chuyển rau, củ, quả trên lưng. Trẻ biết bò theo hướng thẳng và không làm rơi vật trên lưng. Trẻ thực hiện đạt yêu cầu của cô. qua các hoạt động ở nhà. Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ các hoạt đông: Tự xúc cơm ăn, tự rửa tay, lau miệng,tự cài cúc áo, cất gối Trẻ được rèn luyện, ý thức, thói quen để trẻ được phát triển vận động tốt nhất. 4. Hiệu quả SKKN: Với những biện pháp trên đến học kì II, các cháu lớp tôi đã thay đổi rõ rệt về sự phát triển thể chất của trẻ: - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hồn nhiên tích cực tham gia các hoạt động. - Trẻ thích đi học, hào hứng, hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức. 100% trẻ đạt kênh A, không có trẻ béo phì, thừa cân và không có trẻ suy dinh dưỡng. - Phụ huynh tin tưởng, yên tâm gửi con khi thấy con mình ngày càng khỏe mạnh, có kĩ năng làm một số việc tự phục vụ cá nhân, - Phụ huynh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc rèn các kĩ năng để trẻ phát triển tốt về thể chất khi ở nhà. III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1/ Kết luận: Để rèn luyện cho trẻ các vận động nhằm phát triển thể chất chúng ta có thể thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện sáng kiến này tôi thấy rằng để trẻ 24-36 tháng được tăng cường phát triển thể chất thông qua các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả rất cao. Mặc dù các đồ dung, nguyên vật liệu để thực hiện các biện pháp rất rễ tìm. Qua gần 1 năm thực hiện tôi nhận thấy trẻ hào hứng, thú vị vì sự lôi cuốn, hấp dẫn của các hình thức tổ chức. Luôn được phụ huynh rất ủng hộ, tham gia nhiệt tình cho các hoạt động của các con, thông qua các cuộc thi do trường lớp tổ chức. Phải thường xuyên thực hiện các hoạt động chuẩn bị đầy đủ đồ dung phong phú để trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Phụ huynh là tấm gương , có những hành động đunngs để trẻ noi teo, kiên trì dạy trẻ để trẻ thực hiện cấc vận động tốt nhất 2/ Kiến nghị : Trang bị ở phòng thể chất nhiều đồ chơi, nhiều hình ảnh hơn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ Trang bị thêm các đồ chơi vận động ngoài trời, các khu vui chơi trong trường. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công cho trẻ trong trường mầm non Gia Thượng. Rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để tôi và các đồng nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_phat_trien_th.doc