SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hải Chánh
Ngay từ đầu năm học tôi đã được phân công nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi. Độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng còn chưa đủ để chống lại các bệnh tật, trẻ thường xuyên đau ốm. Trẻ nhà trẻ còn nhỏ nên còn bỡ ngỡ với các hoạt chơi tập ở lớp, trẻ rụt rè ngại giao tiếp với cô với bạn. Trẻ dễ dàng tham gia trò chơi nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc. Phụ huynh luôn lo lắng về sức khỏe của con em mình, nhiều phụ huynh dặn cô không cho trẻ ra sân chơi, không cho trẻ chơi với cát nước...
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" đối với sự phát triển của trẻ 25-36 tháng tuổi trong những năm học vừa qua bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã tìm tòi nhiều giải pháp hay có tính sáng tạo để tổ chức các hoạt động dạo chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, việc e ngại và còn nể nang với tâm lý phụ huynh nên việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Vì vậy, để tổ chức tốt hoạt động "Dạo chơi ngoài trời" tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, từ đó phát triển toàn diện đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tố chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hải Chánh ”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hải Chánh
1 MỤC LỤC I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN:......................................................... 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN..............3 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học.............................................3 1.1 Các giải pháp cụ thể .................................................................3 1.1.1. Xây dựng môi trường tổ chức dạo chơi ngoài trời4 1.1.2. Tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời theo.........................4 1.1.3. Sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐNT.......5 1.1.4. Chuẩn bị không gian địa điểm, đồ dùng dụng cụ.................6 1.1.5. Đa dạng các trò chơi ngoài trời..............................................6 2. Tính thực tiễn của sáng kiến............................................................7 2.1 Hiệu quả sáng kiến đưa lại.......................................................7 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ..........................................7 3. Hiệu quả trong kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại: .................8 III. KẾT LUẬN.................................................................................... 8 3 chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tố chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hải Chánh ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học Để tổ chức tốt hoạt động dạo chơi,tôi phải tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 25-36 tháng tuổi, tình hình thực tế tại trường Mầm non Hải Chánh để xây dựng môi trường giáo dục có nhiều góc trải nghiệm, thực hành, có nhiều bất ngờ sáng tạo để trẻ được thoải mái dạo chơi, kích thích trẻ tích cực khám phá và được trải nghiệm, tân dụng các điều kiện thực tế các hoạt động diễn ra xung quanh trường như hoạt động “Ngày hội đại đoàn kết, ngày QĐND 22/12 của thôn Mỹ Chánh”, cánh đồng lúa, các hoạt động văn hóa của địa phương. Thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như: khảo sát, quan sát, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn nhằm thay đổi được thực trạng của lớp. Bên cạnh đó tôi đã linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn các trò chơi, bài đồng giao ca dao cho trẻ khi dạo chơi ngoài trời. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp, sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol (vitamin D3), góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn, nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình. Như vậy có thể khẳng định rằng hoạt động dạo chơi ngoài trời góp phần hình thành và phát triển toàn diện về các mặt cho trẻ. 1.1 Các giải pháp cụ thể Hoạt động dạo chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung nhóm 25- 36 tháng tuổi nói riêng. Nó là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để tổ chức tốt hoạt động dạo chơi ngoài trời thỏa mãn nhu cầu tìm hỉểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ nhà trẻ 25-36 tháng, nhằm nâng cao chất lượng HĐNT 1.1.1. Xây dựng môi trường tổ chức dạo chơi ngoài trời Môi trường cho trẻ dạo chơi trước tiên hết phải là môi trường an toàn là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để cung cấp nguồn thông tin tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình trong khi dạo chơi ngoài trời thì việc đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng môi trường cho trẻ dạo chơi. Môi trường cho trẻ HĐNT sẽ là một môi trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các tình huống. Ví dụ: Tôi đã cắt tĩa những cành cây khô, nhổ cỏ bón phân tưới nước trồng hoa ngắn ngày và dài ngày, trồng rau theo mùa lấy rau sạch ăn và tạo môi trường tự nhiên để trẻ được dạo chơi quan sát trẻ theo dõi sự phát triển của cây hoa,rau từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm... Trồng và xây dựng vườn thiên nhiên của bé, kêu gọi phụ huynh ủng hộ cây cảnh, chậu cảnh để trồng trong sân trường. Tất cả là nhằm tạo môi trường tự nhiên an 5 động, rồi chơi tự do nhưng có thể thay đổi cho trẻ chơi trò chơi tự do trước sau đó chơi vận động rồi mới quan sát... Các nội dung phải mang tính chất động tĩnh kết hợp. Trong quá trình tổ chức HĐNT cho trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được chia sẻ, trình bày ý kiến của mình. Việc đặt câu hỏi giúp trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng "mở đường" cho trẻ học cách học - hỏi, tập đặt câu hỏi. Ví dụ: Khi cho trẻ ra sân tôi thường chú ý nghiên cứu đến hình thức cho trẻ trãi nghiệm, thực hành ,giao nhiệm vụ từ những công việc, nhiệm vụ đơn giản nhất mà trẻ có thể thưc hiện được, khi trẻ trãi nghiệm trẻ sẽ rút ra được rất nhieu kinh nghiệm sống của bản thân và tôi luôn khen ngợi động viên cổ vũ kịp thời. 1.1.3. Sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐNT. Để các trò chơi, câu đố dành cho HĐNT của trẻ phong phú, đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi, nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở HĐNT. Tôi đã sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho HĐNT. Sau khi sưu tầm tôi nắm được mục đích của mỗi trò chơi, câu đố và cách tổ chức đưa vào dạy trẻ.Tùy từng chủ đề tôi sưu tầm các câu đố, trò chơi phù hợp với từng nội dung quan sát. Ví dụ: Ở chủ đề‘ “Đồ dùng đồ chơi của bé” khi cho trẻ quan sát “cái đu quay” tôi đọc cho trẻ nghe câu đố: Bạn quay vòng quanh Không bắt được nhau Tôi quay vòng quanh Là gì đoán mau? Đuổi nhau ngày tháng ( Cái đu quay) Tôi sưu tầm các trò chơi, câu đố trên internet, các tuyển tập “Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố” lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, trên các tập san, báo giáo dục Mầm non... Bên cạnh đó tôi còn học hỏi của đồng ngiệp, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh sưu tầm cùng với mình giúp làm giàu thêm các trò chơi, câu đố sử dụng cho trẻ trong HĐNT. Ngoài ra tôi đã tự sáng tác một số câu đố: Hạt gì bé tý Cũng là ngôi nhà. Bé chơi in hình Chứa toàn là bóng In hình tay bé Xanh đỏ tím vàng In dấu bạn chân Hạt gì thế nhỉ Bóng ơi nhiều bóng (Hạt cát) Bé tung thỏa thích. (Nhà bóng) 1.1.4 Chuẩn bị không gian địa điểm, đồ dùng dụng cụ, các nguyên vật liệu từ địa phương cho trẻ HĐNT: Ngoài những không gian sẵn có ở sân trường: đồ chơi , khu vui chơi, vườn rau, vườn hoa... tôi đã tận dụng cả nhũng không gian bên ngoài trường học mà khi cho trẻ đứng quan sát ở cổng trường, lối đi, khe nhỏ ở bức tường trẻ có thề nhìn thấy được các lễ hội ở nhà thờ họ, thấy được các lể hội ở nhà văn hóa thôn Mỹ Chánh, nhìn thấy đàn bò đang gặm cỏ non, thấy được đàn chim bay trên bầu trời... Tôi luôn có kế hoạch chuẩn bị trước khi cho trẻ HĐNT, địa điểm quan sát luôn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại.pdf