SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động trong trường mầm non

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh … của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, đối với trẻ 24 – 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh…mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ.
doc 20 trang thuydung 08/05/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động trong trường mầm non
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua các hoạt động trong 
 trường mầm non
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận 
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ 
mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu 
được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ 
nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình 
thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng 
đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những chỉ dẫn của người 
lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mag mọi người đều 
phải thực hiện theo quy định chung đó. 
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi 
trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen 
với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà 
trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh  của các sự vật, hiện tượng 
trong cuộc sống hàng ngày. 
 Đặc biệt, đối với trẻ 24 – 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại 
vốn từ biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về 
những sự vật, hiện tượng, hình ảnhmà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, 
nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Từ đó hình thành ngôn 
ngữ cho trẻ. 
2. Thực trạng vấn dề
 Là một giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc 
điểm tâm sinh lí cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm nắm rõ khả năng 
giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần 
ngôn ngữ cho trẻ. Qua một thời gian, tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn 
chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao 
tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì. 
Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần 
khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân việc ngôn ngữ cử trẻ còn 
nghèo nàn. 
 Qua quá trình tiếp xúc với trẻ, bản thân tôi rất lo lắng về vấn dề này và tôi đã 
suy nghĩ, tìm tòi và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ giao 
 2/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua các hoạt động trong 
 trường mầm non
2.2. Khó khăn
- Là giáo viên mới dậy lớp nhà trẻ được 1 thời gian ngắn vì vậy khi trở lại với lứa 
tuổi nhỏ hơn thì kiến thức sẽ có nhiều bỡ ngỡ.
- Các cháu mới đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt 
của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
- Một số phụ huynh ở lớp còn nuông chiều con, không để con phải làm bất cứ việc 
gì từ việc nhỏ nhất. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc phát triển 
ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non.
- Một số trẻ trong lớp có tính thụ động, không tích cực tham gia vào các hoạt động 
cùng cô và các bạn trong lớp.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp 
thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- 70% trẻ phát âm chưa chính xác hay nói ngọng chữ x – s, dấu sắc – dấu ngã, dấu 
nặng – dấu hỏi.
* Kết quả điều tra đầu năm:
 Tốt Khá TB Yếu
Phân loại khả năng
 Slg % Slg % Slg % Slg %
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm 2 8 7 28 11 44 5 20
Vốn từ 3 12 6 24 11 44 5 20
Khả năng nói đúng ngữ pháp 3 12 7 28 8 32 7 28
Khả năng giao tiếp 4 16 7 28 10 40 4 16
 Qua việc khảo sát tình hình thực tế của trẻ về mặt phát triển ngôn ngữ và từ 
những thuận lợi, khó khăn tôi rất trăn trở phải làm cách nào để ngôn ngữ của trẻ 
được phát triển hoàn thiện? Để trẻ tự tin thoải mái hơn, mạnh dạn hơn khi nói. Tôi 
đã tìm tòi để có những biện pháp sau để trẻ khắc phục được các nhược điểm về 
ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tại lớp mình. Cụ thể như sau:
 3. Các biện pháp tiến hành 
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và 
phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc, giáo dục văn hóa giao tiếp lời nói. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện 
phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng 
tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn. 
 4/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua các hoạt động trong 
 trường mầm non
là chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ - là thời gian trẻ được chơi thoải 
mái nhất. Trong quá trình trẻ chơi, sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học 
và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. 
*Ví dụ 1: Trò chơi trong góc bế em: Trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi 
sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày
 • Bác đã cho búp bê ăn chưa? (chưa ạ)
 • Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của bupps bê nhé! (vâng ạ) 
 • Búp bê ngoan rồi mẹ cho con ăn nhé!
 • Bột vẫn nóng để mẹ thổi cho nguội đã! (giả vờ thổi cho nguội)
Qua giờ chơi, cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao 
tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người. 
 Hình ảnh: Trẻ chơi góc bế em.
*Ví dụ 2: Trong góc tạo hình, tôi cho trẻ làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 8/3
 • Con đang làm gì vậy? (con đang dán hoa ạ) 
 • Bông hoa của con màu gì đấy? (màu đỏ ạ)
 • Còn con đang làm gì thế? (con đang tô màu ạ)
Như vậy, bằng những đồ chơi tự tạo thông qua các hoạt động chơi không những rèn 
cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3.3. Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời
 Hằng ngày đi dạo quanh sân trường, tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ 
được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: cầu trượt, bập bênh, đu quay  
 6/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua các hoạt động trong 
 trường mầm non
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng 
đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật
 *Ví dụ 1: Trẻ nghe câu chuyện “ đôi bạn nhỏ”: Tôi cung cấp vón từ cho trẻ là “bới 
đất”. Cô cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun 
và giải thích cho trẻ hiểu từ bới đất. Sau khi giải thích, tôi cũng sữ dụng hệ thống 
câu hỏi để giúp trẻ nhớ được nội dung câu chuyện và từ vừa học.
 • Hai bạn trong câu chuyện cô kể rủ nhau đi đâu? (đi kiếm ăn ạ)
 • Bạn vịt kiếm ăn ở đâu?( dưới ao ạ)
 • còn bạn gà kiếm ăn ở đâu? (bãi cỏ ạ)
 • Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuát hiện đuổi bắt bạn gà nhỉ? (con cáo ạ)
 • bạn vịt đã làm gì để cứu bạn gà? 
 • Qua câu chuyện con thấy tình bạn của gà và vịt như thé nào?(yêu thương nhau)
 • Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì? (giúp đỡ bạn ạ)
Cô kể 1 – 2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy nhân vật 
để giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp hó khăn. 
*Ví dụ 2: Qua bài thơ “cây bắp cải” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “sắp vòng quanh” 
Tôi chuẩn bị 1 chiếc bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ được nhìn, sờ, ngửi và 
qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ từ “sắp vòng quanh”. Và tôi còn chuẩn bị hệ 
thống câu hỏi để giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ hơn:
 • Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
 • Cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả như thế nào? 
 • Lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao?
 • Búp cải non nằm ổ đâu?
 Qua bài thơ, ngoài những vốn từ mà trẻ đã biết, cô lại cung cấp thêm vốn từ 
mới cho trẻ để ngon ngữ của trẻ thêm phong phú. Ngoài việc cung cấp vốn từ mới 
cho trẻ thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. 
Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng điều này và kịp thờ sửa sai cho trẻ ngay 
tại chỗ. 
*Ví dụ 3: Trong câu truyện “Thỏ ngoan” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc 
thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói 
ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn 
khi trả lời.
 • Trẻ hay nói ô tô - ô chô.
 • Trẻ nói Thỏ ngoan - Thỏ ngan
 8/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_ngon_ng.doc