SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng ở trường Mầm Non” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.

doc 22 trang thuydung 15/08/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Nghiên cứu về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngôn 
ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non” nhằm giúp cho trẻ phát triển 
toàn diện. Tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi”
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 - Nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi.
 - Số trẻ nghiên cứu là 24 trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 a. Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết 
 - Tìm tài liệu
 - Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận
 - Phương pháp thực nghiệm (khảo sát)
 b. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn 
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp tuyên truyền. 
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 - Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác.
 - Thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 5 năm 2023.
 1/24 - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi.
 - Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về 
mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
 - Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp 
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 * Khó khăn: 
- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện 
sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính 
khác nhau.
 - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi 
 sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
 - 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, l-n , dấu ngã - dấu sắc, 
 dấu hỏi – dấu nặng.
 b. Số liệu điều tra:
 Tôi điều tra và đánh giá 24 trẻ lớp tôi theo nội dung và kết quả như sau: 
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 Số trẻ % Số trẻ %
 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và phát 
 9 37,5 15 62,5
 âm chuẩn
 Vốn từ 7 29,2 17 70,8
 Khả năng nói đúng ngữ pháp 6 25 18 75
 Khả năng giao tiếp 5 20,8 19 79,2
 Từ những thuận lợi khó khăn trên cơ sở thực tế của trường. Tôi đã đưa ra một 
số biện pháp sau.
3. Những biện pháp thực hiện:
 3.1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
 3/24 VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi trải nghiệm cuộc sống 
trẻ được chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
 + Bác đã thái rau chưa? (Chưa ạ)
 + khi bác thái rau bác cẩn thận kẻo bị đứt tay bác nhé! (Vâng ạ) 
 + Bác thái rau song bác rửa rau để tôi nấu nhé.
Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu 
giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của 
con người
 VD2: Trong góc “Hoạt động với đồ vật” bằng đồ dùng tự tạo như những khối 
gỗ, hộp thuốc, trai nhựa ống nhựa tôi đã rưả sạch và hướng dẫn trẻ xếp thành 
những chiếc ô tô xếp tàu hỏa và tôi hỏi trẻ xếp được những dì:
 + Đạt, con đang xếp gì vậy? (Con đang xếp ô tô ạ)
 + Con xếp ô tô bằng gì đấy? (Con xếp bằng khối ạ)
 + Hưng xếp dì vậy? (xếp tàu hỏa ạ)
 + Tàu hỏa còn cò gì để chạy được trên đường day? (Lắp thêm bánh xe ạ)
 VD3: Ở góc “Bé vui ca hát” trẻ đươc hát biếu diễn những bài hát có ở trong kế 
hoạch tháng từ đó trẻ đươc giao tiếp với các bạn và tôi đến từng nhóm chơi hỏi 
tre:
+Các bé đang hát bài hát gì vậy? (trẻ trả lời)
4.1.3- Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời
 Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để 
trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh 
trẻ được chơi trò chơi dân gian trẻ đọc những bài ca dao đồng dao tôi thường 
xuyên hỏi trẻ về tên bài ca dao đồng dao đẻ trẻ trả lời.
+ Các bé vừa chơi trò chơi gi?” con chơi nu na nu nống ạ”
 + Các bé vừa đọc bài đồng dao gì vậy “dung dăng dung dẻ ạ”
 * Giáo dục: Thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển vốn từ! 
 Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới 
ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc , rõ ràng hơn. Ở 
 5/24 Chạy ở trên đường
 Còi kêu bim bim 
 Chở hàng chở khách” (Ô tô)
- Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi: 
 + Xe gì đây? (Ô tô ạ)
 + Ô tô có màu gì? (Màu đỏ ạ)
 + Ô tô đi ở đâu? (Ô tô đi ở trên đường ạ)
 + Ô tô dùng để làm gì? (Dùng để đi ạ)
 + Còi ô tô kêu như thế nào? (bíp bíp)
 + Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời)
 Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời 
nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ 
thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường.
 4.2.2- Thông qua giờ thơ, truyện:
 Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn 
ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn 
làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng 
được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
 Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ 
thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:
 Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho 
trẻ.
 Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to 
giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
 Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, 
giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
 VD1: Trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ 
đó là từ “Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy 
chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”.
 7/24 Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ 
mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng 
vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng 
đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
VD3: Trong câu truyện “Thỏ ngoan” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc 
thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói 
ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn 
hơn khi trả lời.
 + Trẻ hay nói ô tô - ô chô.
 + Trẻ nói Thỏ ngoan - Thỏ ngan
 + Bác Gấu _ Bác ấu
 + Con Cáo _ Con áo
 . ..
 Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách tôi nói mẫu 
cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo. Thể hiện sắc thái, ngữ điệu 
nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó 
cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
 - Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan” 
 + Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.
 + Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.
 + Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.
 Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà 
còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện 
và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức. 
 4.2.3- Thông qua giờ âm nhạc:
 Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt 
hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt 
nhất có hiệu quả với trẻ. 
 Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật
 9/24

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_ngon_ngu.doc