SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Ngọc Thụy

Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đó là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển những kỹ năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như: Đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng…và những kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: Vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo…Những kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động. Đồ dùng đồ chơi rất quan trọng trong hoạt động phát triển vận động vì vậy tôi nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi. Hoạt động học là hoạt động trọng tâm nhất trong ngày để tránh nhàm chán khi vận động mà phải tập nhiều lần nên tôi đã thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng.
docx 19 trang thuydung 08/05/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Ngọc Thụy

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24-36 tháng trong Trường Mầm non Ngọc Thụy
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
 2
cứu.
2.Thực trạng vấn đề. 2
2.1.Thuận lợi 2
2.2.Khó khăn 2
3. Các biện pháp đã tiến hành. 3
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ. 3
3.2. Biện pháp 2: Phát triển vận động qua hoạt động học 3
3.3. Biện pháp 3: Hoạt động phát triển vận động vào các hoạt động 
 6
khác trong ngày của trẻ.
3.4. Biện pháp 4: Sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động. 7
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để giúp trẻ 
 7
phát triển thể chất.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9
1. Kết luận 9
2. Kiến nghị 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
cứu.
 Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đó là việc trẻ tham gia vào các 
hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển những kỹ 
năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những 
chuyển động mạnh của cơ thể như: Đi, chạy, nhảy, tung, ném bóngvà những 
kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những 
chuyển động nhỏ, chính xác như: Vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áoNhững kỹ năng 
vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động.
 Đồ dùng đồ chơi rất quan trọng trong hoạt động phát triển vận động vì 
vậy tôi nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi.
 Hoạt động học là hoạt động trọng tâm nhất trong ngày để tránh nhàm chán 
khi vận động mà phải tập nhiều lần nên tôi đã thay đổi hình thức tổ chức các 
hoạt động đa dạng.
 Ngoài ra, tôi còn lồng ghép hoạt động vào các hoạt động khác trong ngày.
 Các hoạt động vận động nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát 
triển cơ thể, việc luyện tập giúp củng cố sức khoẻ, phát triển thể lực và tâm lí tốt 
hơn. 
 2. Thực trạng vấn đề
 Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức nâng cao chất lượng hoạt 
động phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non.
 2.1. Thuận lợi
 - Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trường đạt chuẩn quốc 
gia. Chính vì vậy được trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng 
học rộng rãi thoải mái cho trẻ hoạt động, được trang bị đồ dùng hiện đại để phục 
vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phòng thể chất rộng rãi phù hợp cho hoạt 
động thể chất cho trẻ.
 - Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường.
 - Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định. Các cháu đi học cả ngày ăn 
bán trú tại lớp 100%.
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu nghề, mến 
trẻ.
 2.2 Khó khăn:
 * Về phía trẻ:
 - Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu 
bắt đầu đi học còn khóc nhiều. Đến lớp chưa quen các cô và các bạn, nhút nhát, 
chưa tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vận động.
 2/10 các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng ghép một cách nhẹ nhàng 
hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức 
một cách tự nhiên.Vì vậy tôi đã thay đổi hình thức dạy học để trẻ luôn hứng thú.
 Trong khi tổ chức hoạt động, tôi luôn chú ý đến từng cá nhân trẻ, khuyến 
khích động viên trẻ kịp thời.
 Từ đó trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động, giúp kết quả trên trẻ 
đạt kết quả cao.
Ví dụ 1: Đề tài: Đi trong đường hẹp. Tôi thiết kế tiết dạy như sau : 
* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ cầm bông tập.
- Trẻ đứng thành vòng tròn, tập theo nhạc. 
 - Tay: Hai tay ra trước lên cao (4lx2n) 
 - Bụng: 2 tay đưa ra trước quay người sang hai bên (4lx2n)
 - Chân: Hai tay đưa xuôi theo chân đồng thời ký gót chân (6lx2n)
 - Bật : Bật chụm tách chân (4lx2n)
* Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp’’: Tôi làm đường hẹp bằng thảm có 
độ rộng khoảng 30-35 cm, hai bên là hàng cỏ, trẻ rất thích thú khi tham gia hoạt 
động.
 Cô giới thiệu tên vận động và làm mẫu
 - Lần 1: không giải thích. Hỏi trẻ: Cô vừa làm gì?
 - Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: 
 Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô 
đứng trước vạch xuất phát, chân không chạm vạch, 2 tay để xuôi. Khi có hiệu 
lệnh “đi”, cô đi trong đường hẹp, 2 tay vung tự nhiên, mắt nhìn thẳng về phía 
trước, không cúi đầu, không đi chệch ra ngoài. Đi đến hết đường, cô về cuối 
hàng đứng.
Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: 
 - Cô cho 1 trẻ lên thực hiện vận động (mời các bạn nhận xét, cô nhận xét).
 - Lần 1: Từng trẻ lên tập theo hiệu lệnh xắc xô.
 Cho 2 trẻ ở hai đầu hàng lần lượt lên thực hiện theo hiệu lệnh xắc xô. Cô 
chú ý từng cá nhân trẻ nhận xét sửa sai cho trẻ.
 - Lần 2: Cho trẻ tập theo hình thức nối tiếp.Nâng độ khó của bài tập: Cho 
trẻ đi trong đường hẹp trên nguyên vật liệu khác nhau để trẻ cảm nhận.
 - Lần 3: Cho trẻ thi đua giữa 2 đội.
 Sau khi trẻ thi đua cô và trẻ cùng nhận xét, kiểm tra kết quả của 2 đội.
 - Củng cố : Hỏi trẻ tên vận động
 Cho 1 trẻ lên thực hiện lại vận động.
 4/10 tròn theo ý thích của trẻ, cô và trẻ vừa đi vừa hát theo nhạc, khi có hiệu lệnh 
“tìm hình” thì trẻ cầm hình nào về chỗ cô có hình tương ứng.
3.3. Biện pháp 3: Hoạt động phát triển vận động vào các hoạt động khác 
trong ngày của trẻ.
 3.3.1. Thể dục sáng: (Ảnh 6)
 Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng 
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa 
tuổi mầm non. 
 Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của 
các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần 
thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Sau mỗi lần tập xong 
bài tập thể dục buổi sáng tôi thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ hơn.
 Ví dụ: Bé tập thể dục sáng với các dụng cụ thể dục như bông tập, bóng, 
gậy thể dục Với các bài tập thể dục nhịp điệu thay đổi như búp bê bằng bông, 
rửa tay, ô sao bé không lắc.
3.3.2. Hoạt động ngoài trời: (Ảnh 7)
 Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở 
không khí trong lành, tiếp xúc với mặt trời giúp trẻ khỏe mạnh hoạt bát hơn, tăng 
cường sức đề kháng cho sức khỏe của trẻ..
3.3.3. Hoạt động chơi tập:
 Khi tham gia vào hoạt động góc bất kỳ góc nào trẻ cũng phải vận động. 
Như Góc vận động, trẻ được phát triển các vận động thô thông qua các bài tập 
ôn VĐCB hoặc chơi các trò chơi vận động với bóng, vòng, gậy thể dục, bông... 
Ngoài ra, trẻ được phát triển vận động tinh thông qua các góc chơi như: Góc 
“Hoạt động với đồ vật”, khi trẻ được xâu vòng, xếp các khối gỗ thành ngôi 
nhà sẽ rèn luyện được sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay. Đối với góc kỹ 
năng trẻ được chơi chọn khuy, kẹp theo màu, ghép quần áo, ghép hình theo yêu 
cầu của cô giúp trẻ có được sự khéo léo của đôi bàn tay.
 Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động góc tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến 
bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, mạnh dạn hơn 
đồng thời giúp trẻ hứng thú, phấn chấn hơn khi hoạt động góc.
 3.3.4. Giờ ăn, ngủ: (Ảnh 8)
 Trên lớp, trước khi vào giờ ăn tôi cho trẻ đi rửa tay và tự lấy ghế vào bàn 
ăn. Hàng ngày trẻ tự đi lấy ghế, bê ghế bằng 2 tay giúp rèn luyện cho vận động 
tay của trẻ. Tập cho trẻ tự cầm thìa xúc trong giờ ăn, động viên trẻ viên trẻ tự 
xúc ăn hết xuất ăn của mình là việc làm vô cùng cần thiết. 
3.3.5. Hoạt động chiều: (Ảnh 9)
 6/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.docx