SKKN Một số biện pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng
Giáo dục mầm non là một lĩnh vực khó, đòi hỏi các các cô giáo cần có chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng ứng xử và một tâm lí vững vàng tránh được áp lực rất lớn mà công việc mang lại. Tuy nhiên, trong công việc hàng ngày, các cô giáo vẫn không thể tránh xảy ra một số sai lầm trong ứng xử do gặp những khó khăn lớn sau đây: Một ngày làm việc của giáo viên mầm non bắt đầu từ khi sáng sớm và kết thúc vào lúc tối muộn. các cô phải làm rất nhiều việc từ đón trẻ, dạy các kĩ năng hát, múa, chơi cùng trẻ, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, dọn dẹp,… về nhà các cô lại phải thức khuya để soạn giáo án chuẩn bị ngày mai lên lớp. Công việc căng thẳng cộng với áp lực từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường dẫn đến giáo viên rất dễ bị stress. Người giáo viên là người chịu trách nhiệm trước phụ huynh, trước ban giám hiệu nhà trường về sự phát triển về tinh thần và thể lực của trẻ. Nhiều sự việc ngoài ý muốn xảy ra, nhiều trách nhiệm đổ lên đầu dễ khiến nhiều giáo viên bị stress trong cuộc sống. Trong công việc hàng ngày của họ, học sinh do còn nhỏ nên chúng thường thể hiện tính cách một cách tự nhiên và bản năng nhất. chúng hiếu động, hay hờn dỗi, đôi khi không chịu nghe lời. và rất nhiều giáo viên do quá căng thẳng đã dùng bạo lực để trấn áp biểu hiện này. Việc này gây ảnh hưởng xấu đối với tâm lí trẻ nhỏ và bị xã hội lên án rất gay gắt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng
dưỡng cảm xúc tích cực, kìềm chế cảm xúc tiêu cực chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, thái độ, hành vi ứng xử tích cực cho trẻ II. NỘI DUNG 1.Thực trạng Giáo dục mầm non là một lĩnh vực khó, đòi hỏi các các cô giáo cần có chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng ứng xử và một tâm lí vững vàng tránh được áp lực rất lớn mà công việc mang lại. Tuy nhiên, trong công việc hàng ngày, các cô giáo vẫn không thể tránh xảy ra một số sai lầm trong ứng xử do gặp những khó khăn lớn sau đây: Một ngày làm việc của giáo viên mầm non bắt đầu từ khi sáng sớm và kết thúc vào lúc tối muộn. các cô phải làm rất nhiều việc từ đón trẻ, dạy các kĩ năng hát, múa, chơi cùng trẻ, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, dọn dẹp, về nhà các cô lại phải thức khuya để soạn giáo án chuẩn bị ngày mai lên lớp. Công việc căng thẳng cộng với áp lực từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường dẫn đến giáo viên rất dễ bị stress. Người giáo viên là người chịu trách nhiệm trước phụ huynh, trước ban giám hiệu nhà trường về sự phát triển về tinh thần và thể lực của trẻ. Nhiều sự việc ngoài ý muốn xảy ra, nhiều trách nhiệm đổ lên đầu dễ khiến nhiều giáo viên bị stress trong cuộc sống. Trong công việc hàng ngày của họ, học sinh do còn nhỏ nên chúng thường thể hiện tính cách một cách tự nhiên và bản năng nhất. chúng hiếu động, hay hờn dỗi, đôi khi không chịu nghe lời. và rất nhiều giáo viên do quá căng thẳng đã dùng bạo lực để trấn áp biểu hiện này. Việc này gây ảnh hưởng xấu đối với tâm lí trẻ nhỏ và bị xã hội lên án rất gay gắt. 2.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Cảm xúc rất đa dạng và phong phú, đều xuất phát từ những cảm xúc cơ bản nhưng dưới sự tác động của các kích thích khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà cảm xúc của con người cũng có lúc đan xen, pha lẫn nhiều cảm xúc khác loại cùng tồn tại trong một thời điểm. Và chính điều này đã tạo ra hàng loạt * Biện pháp 2: Thực hành bài tập kiềm chế cảm xúc tiêu cực Nghề giáo viên mầm non hiện nay là nghề có cường độ lao động cao, thời gian giáo viên làm việc thường từ 7h đến 17h hằng ngày với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ liên tục nối tiếp nhau: Đón trẻ, tổ chức cho trẻ thể dục sáng, tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, trẻ học, trẻ chơi ở các góc, trẻ ăn, trẻ ngủ, vệ sinh, hoạt động chiều, trả trẻ rồi hoàn thiện hồ sơ sổ sách .... Như vậy, công việc áp lực, cường độ lao động cao dễ dẫn tới nảy sinh những cảm xúc tiêu cực mất kiểm soát. Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm hay hoạt động nào trong ngày và những cảm xúc tích cực giảm dần trong ngày. Đây là nguy cơ dễ dẫn tới các hành vi bạo hành trẻ, chất lượng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bị giảm sút. Bản chất của việc mất kiểm soát là việc tôi không còn đủ tỉnh táo để có thể làm chủ các hành động mà mình cho là đúng. Khi gặp các tình huống khiến cảm xúc của tôi trở nên tiêu cực thì tôi cần phải cố gắng kiểm soát, khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng. Tôi có thể điều chỉnh cơ thể bằng cách hành động như: Cách 1: Tôi thả lỏng người, hít thở sâu, đếm nhẩm lặp lặp lại cảm thấy đủ bình tĩnh. Lau mặt nước mát vỗ nước lên mặt, uống thật lạnh. Hoặc tôi giao trẻ cho giáo viên cùng lớp quản lí và đi khỏi nơi có trẻ gây cho tôi cảm xúc tiêu cực những lúc này tôi cố nghĩ đến câu chuyện hài hước (Ví dụ như tôi làm một mặt cười thật to treo ngay chỗ cửa ra vào để mỗi khi có tình huống tiêu cực xảy ra tôi có thể nhìn vào mặt cười đó để nghĩ đến nhiều điều tốt đẹp) (Hình ảnh minh hoạ: Mặt cười ngộ nghĩnh) Cách 2: Tôi kéo giãn thời gian để giúp bản thân vượt qua đỉnh điểm nóng giận bằng cách tôi nghe nhạc vui nhộn, nhạc nhảy và có thể giao trẻ cho bạn đồng nghiệp cùng lớp quản lí trẻ để mình đi dọn dẹp, lau nhà cửa vì công việc cũng có thể lấy đi những cảm xúc tiêu cực một cách nhanh chóng. * Biện pháp 3: Nói không với những hành vi có thể gây tổn thương tới trẻ tôi như như người mẹ thứ 2 của mình. Mọi hành động của tôi sẽ trở nên mẫu mực hơn và tôi tránh được các tình huống tiêu cực xảy ra trên lớp. . Có thể nói tình yêu đối với trẻ là động lực lớn nhất để người giáo viên mầm non hoàn thành công việc của mình. Hình ảnh minh hoạ: Cô chăm sóc yêu thương trẻ 3.2. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp“Một số biện pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng”.Tôi nhận thấy biện pháp cáo hiệu quả rõ rệt: Bản thân tôi và giáo viên đã có những cách thức để quản lý, kiểm soát được các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Giúp giáo viên mầm non xây dựng được bầu không khí tâm lý vui vẻ, thoải mái, hào hứng, tích cực khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, khi làm việc với đồng nghiệp và khi giao tiếp ứng xử với các bậc cha mẹ, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, hợp tác với nhau trong công việc và từ đó giáo viên đã tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy, tâm huyết với nghề. 3.3. Kết quả thực hiện * Đối với giáo viên: Giáo viên đã nhận biết được các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp và phụ huynh; Giáo viên biết sử dụng các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Giáo viên đã có những cách thức để quản lý, điều khiển được các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ :Yêu thương, ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ; đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với dẫn tới xử lý các tình huống một cách đúng đắn nhất chuẩn mực nhất đều này giúp cho người giáo viên luôn hoàn thành tốt mọi nhiện vụ được giao 3. Kết luận và kiến nghị Sau khi áp dụng “Một số biện pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng”.Đã góp phần giảm sự lo âu của phụ huynh giúp cho giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề nghiệp, tham gia vào các phong trào của trường lớp, say mê với các chương trình học của trẻ mầm non và đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt và tìm tòi sử dụng các nguyên vật liệu để làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ trong các giờ học, giờ chơi, luôn đổi mới nội dung và hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ để mối tình cảm giữa cô và trẻ trở nên bền chặt, tạo cho trẻ một môi trường sống tràn đầy tình yêu mến góp phần phát triển cho thế hệ tương lại của đất nước. Đề nghị với Phòng giáo dục, BGH nhà trường cần quan tâm đến bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên, tổ chức các buổi tập huấn, thực hành xử lí các tình huống để nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng, giúp giáo viên nhận biết cảm xúc, tầm quan trọng cảm xúc để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ Trên đây là bài thuyết trình: dụng “Một số biện pháp kiểm soát cảm xúc của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_kiem_soat_cam_xuc_cua_giao_vien_trong.docx