SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 24-36 tháng hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé, dán, tô, di màu…). Đặc biệt trong giờ tạo hình trẻ thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù còn đơn giản những mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ nhớ những gì mà trẻ thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô, di màu, kỹ năng xé, dán, kỹ năng nặn…Những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào những lớp học tiếp theo.
Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản mà cô phải sáng tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng khi mà sự khéo léo và tư duy của trẻ còn non nớt đang phát triển. Hoạt động tạo hình của trẻ chỉ là những bài tô, di màu, xé, dán, nặn đơn giản xong trẻ còn chưa hứng thú bởi vì trẻ còn sợ, chưa làm được bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 24-36 tháng hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình
Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé, dán, tô, di màu). Đặc biệt trong giờ tạo hình trẻ thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù còn đơn giản những mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ nhớ những gì mà trẻ thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô, di màu, kỹ năng xé, dán, kỹ năng nặnNhững kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào những lớp học tiếp theo. Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản mà cô phải sáng tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng khi mà sự khéo léo và tư duy của trẻ còn non nớt đang phát triển. Hoạt động tạo hình của trẻ chỉ là những bài tô, di màu, xé, dán, nặn đơn giản xong trẻ còn chưa hứng thú bởi vì trẻ còn sợ, chưa làm được bài. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp kích thích trẻ 24 - 36 tháng hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình” ở trường mầm non” nhằm chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các đồng nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề cập đến một số biện pháp của công tác giáo dục nâng cao chất lượng chuyên môn cho bản thân, phục vụ công tác giáo dục trẻ. Chỉ ra thực trạng về chất lượng giáo dục ở trường mầm non. Tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng ở trường mầm non. Nơi tôi đang công tác thuộc huyện Ba Vì. 3. Đối tượng nghiên cứu. “Một số biện pháp kích thích trẻ 24 - 36 tháng hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình” ở trường mầm non” 2/13 thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Năm học 2019 - 2020, nhà trường giao cho tôi phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi (D3), sĩ số 17 cháu đa số cháu mới đi lớp lần đầu. Với những đặc điểm như vậy, nên tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của cấp trên, trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, có lớp học khang trang, sạch sẽ. Nhà trường đã mua sắm thêm nhiều thiết bị, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. Giáo viên có trình độ chuyên môn, nắm vững kỹ năng dậy tạo hình. Các cô giáo đều là những người yêu trẻ, luôn cố gắng, tận tình trong công tác chăm sóc và giáo dục các cháu. Trường học ở vùng nông thôn nên có rất nhiều nguyên vật liệu cho các con hoạt động trong giờ tạo hình, vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường như: rơm, vỏ sò, vỏ các loại hạt, hột hạt ... 2.2. Khó khăn: Trẻ lớp 24 - 36 tháng còn nhỏ nên ý tưởng của các con chưa cao. Trẻ chưa biết tạo ra nhiều sản phẩm và chưa biết giữ gìn sản phẩm một cách tối đa. Các con còn nhỏ nên sự tập trung chú ý chưa cao vì ở lứa tuổi này trẻ mới bắt đầu làm quen với các hoạt động trong đó có hoạt động tạo hình. Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp sống ở nông thôn nên nhận thức về môn tạo hình còn thấp. Đến đầu kỳ 2 do có dịch COVID nên các cháu phải tạm nghỉ học trong hơn 3 tháng theo nghị định 16 của chính phủ .Vì vậy việc nối tiếp tiếp thu bài của các cháu bị gián đoạn. Hơn thế nữa các con phải học bù vào thời gian nghỉ hè với thời tiết khắc nghiệt , điều đó ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu của trẻ . 4/13 + Tổ chức hoạt động cần đảm bảo nguyên tắc giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, không nên ép trẻ làm việc ở cấp độ cao hơn khả năng của trẻ, không nên so sánh trẻ với trẻ khác. + Trẻ mầm non học bằng chơi, học bằng các giác quan, bằng thử nghiệm, thực hành, tương tác, chia sẻ kinh nhiệm, bằng tư duy suy luận. + Tạo ra môi trường phong phú, khả năng định hướng, quan sát, biết đáp ứng khuyến khích trẻ độc lập, sáng tạo để kích thích tối đa sự sáng tạo của trẻ trong giờ hoạt động tạo hình. + Cung cấp nguồn nguyên liệu và phương tiện khác nhau cho trẻ thử nghiệm và tự do bộc lộ bản thân mình. + Đánh giá cao những ý tưởng của trẻ và không mong đợi trẻ copy lại những bức tranh từ người khác, tôi luôn giao tiếp với trẻ và hỗ trợ trẻ trong việc thể hiện khả năng sáng tạo. - Thực hiện công văn số 688 PGD&ĐT-GDMN ngày 03/09/2019 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non 2019-2020. - Tôi tìm đọc sách báo trên mạng những bài có liên quan đến dạy tạo hình cho trẻ nhà trẻ, tôi đã ghi chép lại những vấn đề tôi thấy cần thiết có thể áp dụng với trẻ lớp tôi để tôi lập kế hoạch rèn trẻ qua những điều tôi đã ghi chép được. - Bên cạnh đó, tôi còn đề xuất với ban giám hiệu tạo điều kiện cho tôi được dự tiết dạy của các chị em trong trường cũng như ở trường bạn để có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ nhà trẻ. - Bản thân tôi cũng cố gắng học hỏi thêm chị em trong trường để nâng cao chất lượng dạy tạo hình cho trẻ cũng như học thêm kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ. Tìm ra những mặt mạnh , mặt chưa mạnh của trẻ để từ đó đưa ra biện pháp hợp lý vào việc dạy trẻ học tạo hình .Việc lựa chọn nguyên liệu cũng được tôi chú trọng , trẻ sẽ có hứng thú hơn , nhiều ý tưởng sáng tạo hơn... khi nguyên vật liệu đó trẻ thích. (Minh chứng 2: Dự giờ đồng nghiệp) 6/13 Tôi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đầu tiên tôi cho trẻ xem hình ảnh cây xanh trên ti vi – tôi hỏi trẻ về cây và màu sắc của cành lá, sau đó tôi cho trẻ xem hình ảnh cành cây có nhiều cái lá màu xanh trên cành. Tiếp đó tôi cho trẻ chọn lá màu xanh theo yêu cầu của giờ học là “dán lá màu xanh”. - Tôi treo tranh cây đã xé dán lá và kết hợp hỏi trẻ: + Đây là tranh gì? (tranh cây xanh) + Có những gì? (Thân, lá, cành) - Tôi treo bức tranh chưa xé dán lá và hỏi trẻ: + Bức tranh này như thế nào? + Có gì khác nhau? + Muốn tranh cây xanh này có lá chúng mình phải làm gì? (xé và dán lá cho cây) Tôi cho trẻ tri giác tranh tôi dán mẫu, tôi dán mẫu cho trẻ quan sát và nói cách làm, tôi cho gọi một trẻ lên dán, trẻ rất hứng thú lên dán, khi trẻ dán xong tôi cho các cháu cùng nhận xét Trẻ làm được rồi, tôi cho toàn trẻ nhắc lại cách làm, trẻ đã nắm bắt được yêu cầu của bài, biết cách chấm hồ và chọn lá để dán nên trẻ rất hứng thú và rất muốn tự tay mình dán được bài như của bạn, khi đó trẻ không bị lúng túng thực sự tự tin hứng thú trong giờ học và kết quả là trẻ làm ra được những sản phẩm rất là đẹp. (Minh chứng 4:Giờ hoạt động tạo hình của trẻ) Cũng tương tự như bài học "Dán lá màu xanh cho cây" tôi cũng áp dụng vào chủ điểm giao thông. VD: Đề tài "Xé dán thuyền trên biển" Tôi cho trẻ xem hình ảnh thuyền buồm trên máy chiếu, xem xong tôi hỏi ý tưởng của trẻ. + Các con vừa xem gì? + Thuyền buồm có những gì? + Thuyền buồm bơi ở đâu? + Các con có muốn làm thuyền buồm giống như vậy không? 8/13 cô kết hợp làm chung với trẻ, cùng với lời động viên khuyến khích giúp trẻ vững tâm thế hơn. VD: Bài “ Nặn bánh xe hình tròn”. Vào bài tôi cho trẻ tiếp cận với đồ chơi: ô tô, xe đạp, xe máy, một rổ đựng hình vuông, tròn và cả bánh xe tôi đã nặn, kết hợp cùng một số lời nói và tình huống nhẹ nhàng“ Các con ơi sáng nay cô vừa nhận được một làn đồ chơi của bé búp bê tặng cho cô cháu mình đấy, các con có muốn biết trong làn đồ chơi có những thứ gì không,các con chú ý xem cô lấy ra nhé”. Tôi đưa lần lượt đồ chơi cho trẻ nhận xét bánh xe của các phương tiện giao thông đó giống hình gì? rồi cho trẻ lên chọn hình tròn theo yêu cầu ? Sau đó tôi cho trẻ quan sát mẫu nặn của cô và nhận xét bánh xe cô nặn có hình gì, có màu gì?. Tôi nặn mẫu cho trẻ quan sát kết hợp nói cách làm (cách chia đất làm hai phần lăn dọc từng phần trong long bảng sau đó bẻ cong gắn hai đầu lại tạo thành bánh xe hình tròn có màu xanh, đỏ. Trẻ nắm được yêu cầu của bài nên khi trẻ thực hiện, trẻ làm tương đối nhanh, biết cách chia đất, lăn dọc, bẻ cong tạo thành bánh xe hình tròn, trẻ rất hứng thú khi được chơi nặn với đất và đã nặn được những bánh xe hình tròn với sự dộng viên và giúp đỡ của cô. (Hình5d.Sản phẩm nặn ô tô của bé) 4.4. Biện pháp 4: Giáo viên dạy trẻ trong các giờ hoạt động khác. * Giờ hoạt động góc: + Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. + Tạo môi trường đẹp trong lớp để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp của bé đẹp. Bé nhìn thấy sự khác biệt của lớp so với nhà mình, đẹp hơn nhà mình. Tôi sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, rõ nét, bố cục hợp lý và có tên thật gần gũi với trẻ. + Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt đặt là “ Tổ ấm 24 - 36 tháng tuổi” trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: “Bé cùng làm nội chợ”, “kĩ sư 10/13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_24_36_thang_hoat_dong_t.doc