SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch

Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có sẽ tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động, không tốn nhiều kinh phí, các nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất dễ tìm như: vỏ chai nhựa, bìa cát tông, vỏ hộp bánh... kết hợp với các phụ liệu khác. Chúng ta lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, không độc với trẻ em, những nguyên vật liệu phế thải bỏ đi. Việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các nguyên vật liệu từ tái chế trong gia đình luôn sẵn có và có rất nhiều để có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho trẻ. Khi món đồ chơi được cùng làm ra với bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé.

Có thể nói đồ dùng đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm tìm tòi và khám phá với các loại đồ dùng đồ chơi, sẽ giúp trẻ biết được những đặc điểm, tính chất công dụng của những đồ dùng đồ chơi này trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ dùng đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của con người với con người trong xã hội, dần dần trẻ sẽ biết cách gia nhập vào các mối quan hệ đó. Trẻ được làm các đồ dùng đồ chơi không chỉ làm thỏa mãn sự tò mò, mà còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

doc 21 trang thuydung 27/07/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch
 2
ở nhà thì việc phối hợp với phụ huynh làm đồ chơi ở nhà cho trẻ đóng vai trò 
quan trọng.
 Nhận thức được điều đó, năm học 2021 – 2022 này tôi được phân công phụ 
trách lớp 24-36 tháng tuổi, tôi đã tiến hành hướng dẫn phụ huynh lớp mình làm 
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch từ 
nguyên vật liệu có sẵn trong gia đình. Hoạt động này đã góp phần quan trọng 
trong việc giúp trẻ phát huy được nhận thức, trí tưởng tượng, cảm nhận được cái 
hay cái đẹp thông qua các đồ dùng đồ chơi mà trẻ được làm cùng bố mẹ. Tôi 
muốn giúp trẻ ham tìm tòi, khám phá, được thực hành, trải nghiệm và phát triển 
toàn diện thông qua đồ dùng, đồ chơi nên tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp 
hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua 
chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch” làm đề tài nghiên cứu. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Giúp trẻ phát huy tính tích cực, là nền tảng để giúp trẻ có sự sáng tạo, nuôi 
dưỡng niềm đam mê tự làm đồ dùng đồ chơi trong trẻ.
 Giúp các bậc phụ huynh biết cách làm 1 số đồ dùng, đồ chơi mang tính ứng 
dụng cao, phù hợp với lứa tuổi trẻ.
 Tận dụng những nguyên vật liệu dễ tìm có sẵn trong gia đình, những 
nguyên vật liệu từ phế thải bỏ đi để làm nên những món đồ chơi giúp trẻ vừa 
học vừa chơi.
 Giúp phụ huynh và trẻ gắn kết hơn với nhau thông qua việc cùng nhau làm 
đồ dùng, đồ chơi và chơi cùng nhau. 
 Với việc hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 
thiên nhiên hay phế thải vừa tạo nhiều đồ chơi cho trẻ vừa góp phần bảo vệ môi 
trường vừa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, 
đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
 Trẻ 24 - 36 tháng lớp nhà trẻ D3 tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có 
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.
 Phương pháp tìm tòi sáng tạo.
 Phương pháp chỉ dẫn trực quan. 4
ốc, sò Những đồ chơi này thường đơn giản nhưng có khả năng tạo cho trẻ 
những khám phá bất ngờ và cái nhìn mới mẻ về thế giới xunh quanh. 
 Khi trẻ được làm đồ chơi cùng bố mẹ trẻ rất thích vì trẻ được sờ, nắm, cảm 
nhận, trò chuyện, Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển cơ quan cảm 
giác, đánh thức tư duy và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó kích thích 
lòng ham hiếu biết, hứng thú và niềm say mê nhận thức ở trẻ, giúp trẻ phát triển 
óc sáng tạo, khả năng quan quan sát, đôi tay trẻ ngày càng trở nên khéo léo hơn. 
Khi nâng niu đồ chơi được cùng bố mẹ làm ra, trẻ sẽ biết trân trọng, giữ gìn sản 
phẩm lao động của mình, của mọi người
 Với lòng yêu nghề, yêu trẻ tôi luôn muốn trẻ được vui chơi học tập ngay cả 
khi ở nhà. Tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để truyền tải đến các bậc phụ huynh 
làm sao giúp trẻ học qua các đồ chơi tự tạo ở nhà mà vẫn hiệu quả. Đồ chơi 
hướng dẫn phụ huynh làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, tính 
ứng dụng cao, dễ làm đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được 
sự an toàn cho trẻ. 
 II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 
 1. Đặc điểm tình hình nhà trường
 Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trường mầm non trên địa bàn 
thuộc 7 xã miền núi. Trường tôi gồm có 12 lớp chia làm hai khu: 1 khu lẻ và 1 
khu trung tâm với tổng số học sinh là 240 cháu.
 Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 40 đồng chí. Trong đó cán bộ quản 
lý là 3 đồng chí; giáo viên là 27 đồng chí; Nhân viên 10 đồng chí.
 2. Thực trạng 
 Trong năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 
24 – 36 tháng. Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ chuẩn. 
 Phần lớn phụ huynh học sinh đều làm nghề nông, một số thì đi làm ở xa 
nên không có nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc giáo dục cho con em mình. 
Một số không ít phụ huynh cho rằng trẻ nhỏ quá chưa cần phải học nhiều, trẻ chỉ 
cần vui chơi, ăn, ngủ tốt.
 Để hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học qua chơi tại nhà 
từ nguyên vật liệu có sẵn là một việc làm rất khó đòi hỏi người giáo viên phải có 
sự kiên trì, bền bỉ.... Và kết hợp giữa gia đình, nhà trường và giáo viên một cách 
chặt chẽ đồng thời phải có các kiến thức và kĩ năng hướng dẫn phụ huynh làm 
đồ chơi cho trẻ đảm bảo nhu cầu chơi của trẻ, đảm bảo nguyên tắc vừa đáp ứng 
nhu cầu chơi của trẻ vừa mang lại hiệu quả giáo dục phù hợp. Chính vì vậy tôi 
mạnh dạn đưa ra sáng kiến"Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng học qua chơi tại nhà trong thời gian nghỉ 
dịch”. 6
 Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả đầu năm (Minh chứng phụ lục I)
 Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy việc phụ huynh hướng dẫn con làm đồ 
dùng, đồ chơi để cho trẻ học và chơi còn rất thấp. Đa số phụ huynh chưa thực sự 
quan tâm để hướng dẫn con và cũng có thể phụ huynh chưa biết cách để hướng 
dẫn con. Vì vậy tôi đã suy nghĩ mình phải làm thế nào để các con ở nhà vẫn có 
thể học qua chơi thông qua việc phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho con tận 
dụng những nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên, trong gia đình hay từ nguyên 
liệu dường như bỏ đi để làm sao trẻ thật hứng thú, yêu sản phẩm cùng bố mẹ 
mình làm ra.
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Biện pháp 1: 
 Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để phối hợp với phụ huynh 
làm đồ chơi cho trẻ ở nhà.
 Biện pháp 2: 
 Sưu tầm và tham khảo cách làm đồ chơi cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua bạn 
bè, đồng nghiệp và qua mạng internet.
 Biện pháp 3: 
 Lựa chọn và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu làm đồ chơi cho trẻ phù 
hợp với điều kiện của đa số gia đình
 Biện pháp 4: 
 Kết nối với cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ hiểu được vai trò của việc làm đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ ở nhà.
 Biện pháp 5: 
 Tận dụng thời gian nghỉ dịch hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở 
nhà qua video hướng dẫn.
 Biện pháp 6: 
 Lập kịch bản hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở nhà.
 IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (Biện pháp từng phần)
 1. Biện pháp 1: Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để phối 
hợp với phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở nhà.
 Để phối hợp tốt với phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ khi ở nhà đòi hỏi người 
giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng phù hợp để tổ chức hoạt động phối hợp 
với phụ huynh một cách có hiệu quả. Với mục tiêu là giúp cho phụ huynh hiểu 
được vai trò của việc làm đồ chơi cho trẻ khi ở nhà, cung cấp cho phụ huynh các 
kĩ năng tạo ra các đồ chơi cho trẻ khi ở nhà trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên 
liệu sẵn có ở trong gia đình, địa phương. 8
 Ngoài ra tôi cũng lập nhóm Zalo, tham gia vào các nhóm thiết kế đồ dùng 
đồ chơi trên mạng Internet để học tập và chia sẻ nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi 
khác nhau cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo và học tập.
 Từ những việc là cụ thể trên đã giúp tôi sưu tầm và tham khảo được rất 
nhiều đồ chơi tự tạo để làm các video, bài giảng gửi về cho phụ huynh hướng 
dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ ở nhà một cách hiệu quả.
 3. Biện pháp 3: Lựa chọn và tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu làm 
đồ chơi cho trẻ phù hợp với điều kiện của đa số các gia đình.
 Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi 
gì để phục vụ cho việc học tập và vui chơi cho trẻ được tốt nhất, để làm những 
đồ chơi đó cần nguyên vật liệu nào? Và từ những đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy 
nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát 
triển hơn.
 Tôi nhận thấy trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất 
nhiều phế phẩm bị loại bỏ sau khi đã sử dụng như: Chai nước ngọt, bìa cát tông, 
báo, tạp chí cũ, chai nhựa, lõi giấy vệ sinh Đó là nguồn nguyên vật liệu rất 
phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để tạo ra các loại đồ chơi vô cùng thú vị 
cho trẻ. Nên tôi đã xây dựng kế hoạch tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu như sau:
 Tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để tận dụng được các đồ dùng có sẵn trong 
gia đình của trẻ để làm đồ chơi phục vụ cho nhu cầu được chơi và trải nghiệm 
của trẻ, việc làm này vừa giúp phụ huynh giảm bớt thời gian làm đồ chơi cho trẻ 
lại vừa đảm bảo được nhu cầu được chơi của trẻ khi ở nhà. Từ những đồ dùng 
sẵn có trong gia đình rất đơn giản như cái rổ, những hột hạt trong nhà, xô, cái 
thùng nhựa, gối ôm, gấu bông của bé...đều được tôi tận dụng triệt để nhằm 
hướng dẫn phụ huynh sáng tạo làm đồ chơi cho trẻ khi ở nhà.
 Tôi chủ động tìm kiếm, thu gom các nguồn nguyên vật liệu phế thải của gia 
đình và mọi người xung quanh để là nguyên vật liệu khi xây dựng các bài giảng, 
video hướng dẫn phụ huynh đồ chơi cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. 
 Ảnh 3: Sưu tầm các nguyên vật liệu để hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi (Minh 
 chứng phụ lục II)
 Đồng thời tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh khi ở nhà cũng cùng 
trẻ thu gom, chuẩn bị các nguồn nguyên vật liệu sạch đã qua sử dụng của gia 
đình để khi cô hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trẻ cũng có thể làm 
cùng cô ngay sau khi xem video, bài giảng hướng dẫn. 
 4. Biện pháp 4: Kết nối với cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ hiểu được vai trò 
của việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ ở nhà.
 Biện pháp kết nối với cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ hiểu được vai trò của việc 
làm đồ chơi cho trẻ ở nhà là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết việc làm 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_lam_do_dung_do_cho.doc