SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại nhà
Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các tiết học một cách có hiệu quả. Tôi nhận thấy cần phải có những đánh giá nghiêm túc về vấn đề này, từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đó chính là lí do dẫn tôi đến với sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại nhà”. Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động..
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại nhà
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai! Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, đó là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Trẻ em là nguồn nhân lực vàng, những nhân tài, là thế hệ kế tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên cần được che chở và bao bọc. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng về tâm lý, tình cảm và các kỹ năng. Vì đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Có thể từ "Kỹ năng sống" còn mới mẻ với những năm về trước nên chưa được quan tâm và chú ý rộng rãi, nhất là đối với trẻ nhỏ, nhưng ở tuổi nào theo tôi thì đều rất quan trọng đều cần được rèn luyện. Cuộc sống ngày càng hiện đại với sự đầy đủ vật chất và sự bao bọc của cha mẹ, trẻ em hiện nay dễ hình thành tính dựa dẫm, thiếu tự lập. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc hết sức quan trọng, rèn cho trẻ tính tự lập, chủ động trước mọi tình huống của cuộc sống. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy tùy từng lứa tuổi mà có cách dạy kỹ năng phù hợp, từ đó mới hình thành cho trẻ kỹ năng về sau. Với tôi khi chăm sóc giáo dục lứa tuổi 24 - 36 tháng, tôi thấy trẻ cần được dạy kỹ năng sống cần thiết. Bởi độ tuổi nhà trẻ còn thực hiện hành động theo ý thích, chưa ý thức được hành động, hành vi của mình. Tuy nhiên trong năm học vừa qua do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ mầm non nói riêng và học sinh các cấp học khác nói chung đều phải dừng việc đến trường. Nếu như các cấp học khác có đủ các yếu tố, các điều kiện cần thiết để có thể tham gia học online thì bên cạnh đó cấp học mầm non có những câu hỏi lớn đặt ra là: Làm sao để trẻ ở nhà mà các cô giáo vẫn đảm bảo trẻ được cung cấp các kiến thức bổ ích, phù hợp với lứa tuổi? Làm thế nào để có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại nhà? Vì không thể triển khai các hoạt động 3 - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp quan sát - Phương pháp trao đổi, trò chuyện. 6. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: * Phạm vi thực hiện: - Phụ huynh và trẻ lớp nhà trẻ D3 ở trường mầm non *Thời gian thực hiện đề tài: - Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 năm học 2021-2022 II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Năm học 2021 - 2022 tôi được giao nhiệm vụ tại lớp nhà trẻ D3 trường mầm non, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1.Thuận lợi -Trong năm học vừa qua ,được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện Ba Vì nên dù tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng trường đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. - Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó bản thân là giáo viên địa phương nên tôi hiểu rõ về trẻ cũng như nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục con. - Luôn luôn được sự tin tưởng,quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh - Đa số phụ huynh nhận thức tốt về tầm quan trọng của bậc học, làm tốt công tác phối hợp với lớp với nhà trường để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 5 Với kết quả khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả việc thực hiện kỹ năng của trẻ chưa cao. Nên tôi mạnh dạn đề ra các biện pháp để hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại nhà. 3.Những biện pháp thực hiện. Để có thể triển khai việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại nhà, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để đưa ra được các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới.Với việc tìm tòi, học hỏi, trau rồi kiến thức qua thực tế, qua đồng nghiệp. qua thông tin đại chúng và qua chuyên đề do phòng, trường tổ chức. Thông qua sưu tầm nắm vững phương pháp từ đó tôi đưa ra các biện pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, xây dựng đề tài kỹ năng phù hợp gửi cho cha mẹ trẻ. Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môn học, các hoạt động trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng xử với con người, với thiên nhiên. Đặc biệt là giáo viên lớp nhà trẻ từ 24 - 36 tháng tôi muốn giúp trẻ có những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất. Qua việc dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn như: Trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy..., sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học sẽ tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn. Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi những kỹ năng sống như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không? Thật ra việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có 7 3.2. Biện pháp 2: Cha mẹ làm gương cho con Trẻ em như trang giấy trắng, chúng ta cần kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để dạy trẻ kỹ năng sống cơ bản. Cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn con học được điều hay, vậy bố mẹ nên để ý lời ăn tiếng nói, cách sống trước mặt con trẻ là điều cần thiết nên làm. Cha mẹ làm gương cho con là cách dạy dỗ hiệu quả nhất. Đôi khi, chỉ nói con về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động. Nhưng điều đó càng khiến những hành vi làm gương trở nên quan trọng hơn. Hành động luôn lớn hơn lời nói. Chúng ta không phải lúc nào cũng phải “dạy” con qua lời nói, nhưng thay vào đó ta có thể thể hiện qua hành động. Tâm lý của nhiều phụ huynh là để con tránh được cái gì hay cái đó, làm được hộ con cái gì thì làm, vừa nhàn mình lại nhàn con, làm gì có thời gian mà ngồi hướng dẫn con để con bầy bừa ra lại phải dọn. Đây là tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh nhưng họ đâu biết rằng chính những bao bọc, chính những cuộc chạy đua theo thời gian đó lại thui chột khả năng của một đứa trẻ. Thay vì bao bọc, ta nên giúp trẻ trở thành người tự chủ trong mọi tình huống. Đó mới là món quà quý giá nhất mà ta có thể tặng cho trẻ. Để trẻ tự làm, nhiều lần thì kỹ năng của con sẽ thành thục hơn và cha mẹ cũng sẽ nhận ra con trưởng thành hơn rất nhiều khi tự làm được những việc tự phục vụ đó. Ví dụ: Để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi, thay vì áp đặt và ép trẻ phải chào người lớn, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp ai đó để con học hỏi theo. Bố mẹ cũng nên tập thói quen chào hỏi trẻ mỗi khi con đi đâu đó về. Minh chứng 1: Hình ảnh trẻ khoanh tay chào người đối diện Hay để dạy trẻ kỹ năng nói lời cảm ơn. Khi xuống xe taxi, mẹ trân trọng cảm ơn chú lái xe. Bố cảm ơn mẹ khi mẹ là xong chiếc áo sơ mi đề bố kịp đi làm. Mỗi ngày, những hành động như thế diễn ra trước mắt trẻ, nhẹ nhàng cho trẻ khái niệm về sự biết ơn. Và có lẽ, không phải "bắt bẻ” gì nhiều, trẻ sẽ tự nhiên mà làm theo khi cần thiết.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_giao_duc_ky_nang_s.docx