SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non

Giáo dục thể chất nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ độ tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ các hệ cơ, xương, khớp, thần kinh, hô hấp tuần hoàn đang tăng nhanh về số lượng và hoàn thiện các chức năng, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, không cân đối nếu không có sự giáo dục và rèn luyện đúng đắn. Trong khi giáo dục thể chất giúp rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực tìm hiểu và tham gia mọi hoạt động và nhờ đó trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Để đạt được điều đó trẻ cần phải được vận động tích cực. Nhưng làm thế nào để có môi trường kích thích tính tích cực và khuyến khích tính tự giác ở trẻ, chúng ta cần dựa trên khả năng và thể lực của trẻ để xây dựng các bài tập các hình thức tập phù hợp với lứa tuổi, phong phú đa dạng về thể loại, để trẻ vừa được luyện tập được học mà chơi chơi mà học, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất, phát triển toàn diện.

doc 20 trang thuydung 27/07/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non
 “ Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24 
 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non ”
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÊN ĐỀ TÀI: 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THỨC KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN TÍNH 
TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG 
TRƯỜNG MẦM NON”.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Giáo dục và Đào tạo là sự phát triển của đất nước, chất lượng chăm sóc 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non nói riêng đây là một trong những vấn đề luôn 
được quan tâm vì giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc 
hình thành và phát triển nhân cách trẻ em làm tiền đề cho một thế hệ con người 
có đủ đức đủ tài.
 Trong đó phát triển tính tích cực vận động cho trẻ là một nhiệm vụ không thể 
thiếu đối với các trường mầm non nói chung, đối với trẻ nhà trẻ việc kích thích 
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng, phát 
triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng 
kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực: Nhanh, mạnh, khéo, cơ thể 
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển tính tích cực vận động cho trẻ vì 
lý do đó tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển 
tính tích cực vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non”
2.1 Cơ sở lý luận:
 Giáo dục thể chất nhằm kích thích tính tích cực vận động cho trẻ độ tuổi 
Mầm non là vô cùng cần thiết, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển 
mạnh mẽ các hệ cơ, xương, khớp, thần kinh, hô hấp tuần hoàn đang tăng nhanh 
về số lượng và hoàn thiện các chức năng, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển 
lệch lạc, không cân đối nếu không có sự giáo dục và rèn luyện đúng đắn. Trong 
khi giáo dục thể chất giúp rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng 
của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát 
triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực tìm hiểu và tham gia mọi hoạt động và nhờ đó 
trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Để đạt được điều đó trẻ cần phải được vận 
động tích cực. Nhưng làm thế nào để có môi trường kích thích tính tích cực và 
khuyến khích tính tự giác ở trẻ, chúng ta cần dựa trên khả năng và thể lực của 
trẻ để xây dựng các bài tập các hình thức tập phù hợp với lứa tuổi, phong phú 
đa dạng về thể loại, để trẻ vừa được luyện tập được học mà chơi chơi mà học, 
từ đó giúp trẻ phát triển thể chất, phát triển toàn diện. 
2.2 Cơ sở thực tiễn: 
 Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ được tích hợp trong tất cả các 
loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên đối với trường Mầm 
 2/20 “ Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24 
 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non ”
 Khảo sát cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học.
 Khảo sát phụ huynh học sinh 
 Khảo sát về giáo viên
 Khảo sát học sinh thực trạng phát triển tính tích cực vận động của trẻ 24-
36 tháng tuổi ở trường Mầm non nơi tôi công tác. Từ đó nghiên cứu để tìm ra 
nhiều biện pháp hình thức khác nhau phù hợp với trẻ, khích thích giúp trẻ phát 
triển tính tích cực vận động.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương 
pháp sau:
 - Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 - Phương pháp trực quan - minh họa. 
 - Phương pháp đàm thoại dùng lời nói.
 - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành: Cho trẻ thực hành trải nghiệm trên hoạt động 
học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, các trò chơi.
 Khi giảng dạy và làm đề tài tôi đã kết hợp một cách linh hoạt các phương 
pháp. Sau đó phân tích, tổng hợp số liệu. 
 Xây dựng đề cương, thống kê số liệu sáng kiến, áp dụng sáng kiến và 
hoàn thành sáng kiến.
7. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 và những năm học 
tiếp theo
PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của đề tài: 
 - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018- 2019 với mục tiêu “Xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 
 - Căn cứ vào nghị quyết TW 4 có ghi “sức khỏe là cái vốn qúy nhất của 
mỗi con người và của toàn xã hội...” xuất phát từ nghị quyết trên là trẻ em ngay 
từ khi sinh ra cần được chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển về thể chất nhất 
là phát triển tính tích cực vận động, hình thành những thói quen vận động cần 
thiết cho cuộc sống. 
2. Thực trạng điều tra ban đầu: 
Trường mầm non nơi tôi công tác có 3 khu tổng số có 16 nhóm lớp, toàn trường 
có 391 cháu. Nơi tôi công tác là một khu lẻ của nhà trường có 4 nhóm lớp, 
trường lớp mới được xây dựng khang trang với đầy đủ các phòng chức năng. 
Lớp 24 - 36 tháng tuổi tôi phụ trách có 20 cháu trong đó: Có 11 trẻ nữ, 9 cháu 
 4/20 “ Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24 
 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non ”
 Bảng khảo sát số liệu đầu năm.
STT Nội dung các tiêu chí Tổng ĐẦU NĂM
 số trẻ Mức độ
 Đạt % Chưa %
 đạt
 1 Trẻ biết vận động 4 20% 16 80%
 2 Trẻ tích cực vận động 3 15% 17 85%
 3 Trẻ có kỹ năng vận động 20 2 10% 18 90%
3. Các biện pháp kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24 – 36 
tháng tuổi:
Từ những thuận lợi, khó khăn, và qua số liệu thực tế trên tại lớp, tôi đã tìm ra 
một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 
24 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non như sau:
3.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu, hiểu rõ về đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ để có 
biện pháp hình thức kích thích tính tích cực vận động cho trẻ. 
 Tôi tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ thông qua trao đổi với phụ 
huynh qua giờ đón và trả trẻ, Tôi tìm hiểu sở thích, tính cách, tình trạng sức 
khỏe bệnh tật, nề nếp, thói quen của từng trẻ trong lớp do tôi phụ trách để có các 
biện pháp, phương pháp, các hình thức tổ chức kích thích phát triển tính tích cực 
vân động cho trẻ. Đặc điểm sinh lý thì vận động là sự chuyển động của con 
người nói chung, và với trẻ mầm non nói riêng nó có đặc điểm sinh lý vô cùng 
quan trọng nó thúc đẩy sự phát triển cơ thể cho trẻ, trẻ lĩnh hội những hành động 
vận động như: Đi, chạy, trườn, bò, ném, nhún bật, Xuất phát từ đặc điểm tâm 
sinh lý của trẻ nói trên ngay từ đầu năm học mới trong giờ đón và trả trẻ Tôi trò 
chuyện trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu tâm lý, sở thích, tính cách, sức khỏe, 
thói quen của từng trẻ trong lớp tôi để biết rõ về tất cả các trẻ trong lớp. Để có 
cách giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Trong lớp tôi tạo không khí vui vẻ lôi 
cuốn, luôn đổi mới để trẻ thích tới trường tới lớp, cô gần gũi ân cần tích cực trò 
chuyện với trẻ, tôi tạo ra tình huống có vấn đề mang tính chất tìm kiếm, khuyến 
khích, khích thích trẻ suy nghĩ tích cực tìm ra nhiểu cách giải quyết bằng nhiều 
cách trả lời, nhiều cách vận động khác nhau. Tôi dùng câu hỏi mở để trẻ trải 
nghiệm, từ đó làm trẻ phát huy tính tích cực vận động..
 Ví dụ: Tôi trò chuyện với phụ huynh cháu Nguyễn Khánh Huyền, khi đến 
lớp bố mẹ cho con đi dép đến lớp, đến cửa lớp là bố cháu bảo cô giáo cất dép 
cho con với, Tôi đã trò chuyện để phụ huynh hiểu không phải các cô không cất 
 6/20 “ Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24 
 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non ”
 Ví dụ: Là giáo viên Tôi luôn nghiêm túc thực hiện tốt quy chế chuyên 
môn, quy chế chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giờ nào việc đấy đảm bảo an 
toàn cho sức khỏe của trẻ, đến giờ ngủ trưa của các cháu vào mùa hè nắng nóng 
tôi kê sạp phản ngủ, trải chiếu cho trẻ ngủ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đồ dùng cá 
nhân Tôi luôn lồng ghép kết hợp rèn nề nếp thói quen cho trẻ đẻ trẻ tự xếp gối 
làm cho các cơ bắp của trẻ phát triển qua đó tính tích cực vận động của trẻ được 
nâng cao.
 Luôn kết hợp cùng với gia đình bảo vệ cơ thể cho trẻ, chăm sóc, giáo dục 
trẻ theo khoa học. Không cho trẻ ăn uống thức ăn quá nóng, thức ăn quá lạnh, 
quá cay, quá đắng hoặc quá cứng làm tổn thương đến bộ máy phát âm của trẻ. 
Nên cho trẻ ăn uống hợp lý phù hợp với lứa tuổi, thức ăn hợp vệ sinh, ấm, ngon, 
mềm... Cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp 
lý, phù hợp với lứa tuổi nhằm phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhằm hoàn 
thiện cơ thể
 Ví dụ: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh bữa trưa, bữa phụ, bữa 
chính buổi chiều trẻ ăn các loại thức ăn gì, để khi về nhà bố mẹ chuẩn bị thức ăn 
cho bữa tối ở gia đình khác với thức ăn trên lớp nhằm cung cấp đầy đủ các chất 
dinh dưỡng, năng lượng cả ngày cho trẻ phát triển đảm bảo bộ máy vận động 
của trẻ phát triển, từ đó trẻ mới phát triển tích cực vận động một cách tốt nhất. 
 Tôi luôn phối kết hợp với gia đình trong việc giáo dục, chăm sóc nuôi 
dưỡng trẻ, thực hiện tốt quy chế chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh cá nhân, 
rèn luyện và hình thành nền nếp, thói quen văn minh ở trẻ như: Dạy trẻ xúc 
miệng bằng nước muối sau khi ăn, khi ngủ dậy, không ăn bánh, kẹo trước khi đi 
ngủ, không cắn vật cứng đưa đồ chơi, tay bẩn vào miệng...
 Ví dụ: Trong các hoạt động ở lớp như trò chơi, hoạt động âm nhạc trẻ 
thường gào to, tôi hướng cho trẻ là các con không được gào to mà sẽ bị đau 
họng, các con phải hát vừa phải, hát đung đưa theo nhịp bài hát đúng theo giai 
điệu của bài hát qua đó kích thích phát triển tính tích cực vận động ở trẻ.
3.2 Biện pháp 2: Lên kế hoạch xây dựng trang trí lớp, tạo môi trường, làm 
đồ dùng tự tạo theo từng tháng, từng chủ đề sự kiện để kích thích phát triển 
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ:
 Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoat đông là rất thiết thực, cần có, cần 
làm và đổi mới thường xuyên.
 * Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp: Môi trường xung quanh lớp 
học là toàn bộ sự vật hiện tượng, là phương tiện để giáo dục trẻ. Tôi luôn tận 
dụng diện tích phòng học rộng rãi thoáng mát, chú ý bố trí sắp xếp các đồ vật, 
các đồ dùng dụng cụ trong và ngoài lớp học để trẻ có hứng thú, tích cực vận 
 8/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thuc_kich_thich_phat_trien_tinh_t.doc