SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động
Ngôn ngữ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày đối với trẻ. Nếu thiếu ngôn ngữ trẻ sẽ không giao tiếp được với những người xung quanh và ngôn ngữ còn giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động nhận thức, ngôn ngữ tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành các biểu tượng làm phát triển nhận thức, tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với các trường mầm non. Vì giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em , là nơi ươm mầm tài năng trẻ là nơi chấp cánh những ước mơ cho các thế hệ tương lai của tổ quốc, là nền móng để hình thành nhân cách một con người có đủ đức trí, thể, mĩ.
Tuy nhiên đối với trường Mầm non Yên Bài A nói chung và lớp 24 - 36 tháng tuổi D1 nói riêng thì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế. Các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều đa số trẻ còn nhút nhát, nói ngọng nhiều. Phần đông trong lớp là trẻ dân tộc Mường, trẻ phát âm tiếng địa phương, phát âm chưa chuẩn. Vì vậy mà tôi thấy mình cần phải tìm nhiều các biện pháp, các hình thức để tác động kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các hoạt động”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động
Ngôn ngữ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày đối với trẻ. Nếu thiếu ngôn ngữ trẻ sẽ không giao tiếp được với những người xung quanh và ngôn ngữ còn giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động nhận thức, ngôn ngữ tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành các biểu tượng làm phát triển nhận thức, tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với các trường mầm non. Vì giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em , là nơi ươm mầm tài năng trẻ là nơi chấp cánh những ước mơ cho các thế hệ tương lai của tổ quốc, là nền móng để hình thành nhân cách một con người có đủ đức trí, thể, mĩ. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên đối với trường Mầm non Yên Bài A nói chung và lớp 24 - 36 tháng tuổi D1 nói riêng thì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế. Các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều đa số trẻ còn nhút nhát, nói ngọng nhiều. Phần đông trong lớp là trẻ dân tộc Mường, trẻ phát âm tiếng địa phương, phát âm chưa chuẩn. Vì vậy mà tôi thấy mình cần phải tìm nhiều các biện pháp, các hình thức để tác động kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua các hoạt động” 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tìm ra những biện pháp, các phương pháp, luôn luôn đổi mới hình thức lên lớp tạo hứng thú, để kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, làm nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, phát triển về giao tiếp, phát triển về nhân cách, phát triển về mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Vì vậy thông qua sáng kiến trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong thời kỳ mới mà đảng và nhà nước đề ra. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài áp dụng trong việc kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non 5. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: Trẻ mầm non lớp 24 - 36 tháng tuổi lớp (D1) trường mầm non Yên Bài A 2/15 2. Thực trạng điều tra ban đầu: Trường mầm non nơi tôi công tác có 3 khu tổng số có 16 nhóm lớp, toàn trường có 354 cháu. Nơi tôi công tác là khu trung tâm của nhà trường có 8 nhóm lớp, trường lớp mới được xây dựng khang trang với đầy đủ các phòng chức năng. Lớp 24 - 36 tháng tuổi tôi phụ trách có 20 cháu trong đó: Có 11 trẻ nữ, 9 cháu nam, 18 cháu là người dân tộc Mường chiếm 90 %. Qua khảo sát thực trạng thực tế mọi hoạt động của trẻ lớp tôi đã gặp một số thuận lợi khó khăn sau: a. Thuận lợi: * về cơ sở vật chất: Đồ dùng học liệu đồ chơi phục vụ cho phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi đầy đủ. Bàn ghế đầy đủ, đẹp đúng kích cỡ, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồ dùng theo thông tư 02 cấp đầy đủ đúng với yêu cầu. Đồ dùng tự tạo làm theo chủ đề sự kiện theo tháng phong phú, và đẹp mắt, màu sắc kích cỡ chất liệu hấp dẫn thu hút trẻ. * về giáo viên: Là một giáo viên mầm non tôi có trình độ chuyên môn vững, luôn yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, năng nổ trong công việc bản thân luôn học hỏi, về hình thức lên lớp, trang trí lớp phong phú đẹp, luôn đổi mới phương pháp , hình thức lên lớp, tạo nhiều tình huống hấp dẫn để trẻ hứng thú tích cực hoạt động nhằm kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * về phía phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm đến con em mình, quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Phụ huynh luôn ủng hộ phối kết hợp với giáo viên để nuôi dạy trẻ tốt hơn. * Về học sinh: Trẻ được phân theo đúng độ tuổi. Các cháu khoẻ mạnh, phát triển thể lực tốt. b. Khó khăn * Về cơ sở vật chất: Đồ dùng tự tạo ít. 4/15 Tôi tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ thông qua trao đổi vơí phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ. Tôi tìm hiểu sở thích, tính cách, thói quen của từng trẻ trong lớp do tôi phụ trách để có các biện pháp, phương pháp, các hình thức tổ chức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng đã có bước tiến dài trong việc nắm bắt và sử dụng các loại câu trong ngôn ngữ Tiếng việt các câu đơn giản, các câu phức tạp. Trẻ sử dụng thành thạo các câu đơn mở rông thành phần, các từ chủ động số lượng từ của trẻ tăng dần lên Ví dụ: Trẻ 21 tháng, số lượng từ đạt 220 từ, trẻ 24 tháng 234 từ đến 36 tháng trẻ đạt 486 từ Nhưng trong lớp tôi, đa số các cháu có vốn từ còn rất ít, rất hạn chế. Trẻ chỉ sử dụng các loại danh từ, động từ còn các loại tính từ, từ ghép khác, trẻ chỉ sử dụng ít, 90% trẻ nói tiếng địa phương, trẻ phát âm sai nhiều các âm thanh khó như chiêm chiếp, chim chíp, thùng thình. Ngoài các từ khái niệm tương đối như hôm nay, ngày mai... trẻ dùng còn chưa chính xác. Từ tình hình thực tế của lớp tôi, tôi đã tìm các biện pháp hình thức để tác động lên trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: Trong lớp tôi tạo không khí vui vẻ lôi cuốn, luôn đổi mới để trẻ thích tới trường tới lớp, cô gần gũi ân cần tích cực trò chuyện với trẻ, tôi tạo ra tình huống có vấn đề mang tính chất tìm kiếm, khuyến khích, trẻ suy nghĩ tích cực tìm ra nhiểu cách giải quyết bằng nhiều cách trả lời khác nhau. Tôi dùng câu hỏi mở để trẻ trải nghiệm trả lời các câu hỏi của cô theo nhiều cách cảm nhân, qua đó tôi thấy hiệu quả ngôn ngữ của trẻ phát triển về số lượng trẻ trả lời câu hỏi của cô, trẻ mạnh dạn. Do đặc thù tập quán địa phương trường mầm non Yên Bài A có rất nhiều học sinh thường nói tiếng địa phương (Tiếng mường) do người dân muốn con em mình giữ gìn bản sắc dân tộc, không coi trọng tiếng mẹ đẻ chính vì vậy mà trẻ chưa nói rõ tiếng mẹ đẻ (Tiếng việt), vố từ ít, trẻ sử dụng ngôn ngữ thụ động, phát âm chưa chuẩn làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, cho nên ngay từ đầu năm học nắm bắt tình hình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tôi đã phối kết hợp với cha mẹ trẻ để cùng cô có những biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 6/15 quá cứng làm tổn thương đến bộ máy phát âm của trẻ, cho trẻ ăn uống hợp lý phù hợp với lứa tuổi, thức ăn hợp vệ sinh, ấm, ngon, mềm... Cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với lứa tuổi nhằm phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhằm hoàn thiện cơ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mùa hè trẻ luôn được mát mẻ, mùa đông luôn giữ ấm cho trẻ về mùa đông, tôi tuyên truyền đến các bậc phụ huynh luôn mặc ấm cho trẻ quàng khăn đi tất. Về mùa đông 100% trẻ lớp tôi mặc ấm, đi tất quàng khăn và đội mũ. Còn mùa hè trẻ không mặc quần áo quá trật hoặc đeo vòng quá chật làm cho trẻ khó vận động. Khi trẻ ngồi học ngủ, ăn...không cho trẻ đối diện trực tiếp với làn gió của quạt, không bật quạt quá to khi ngồi học, ngủ trưa, nhất là vào mùa đông gió bấc. Hình ảnh 2 Ví dụ: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh bữa trưa (Bữa chính), bữa phụ buổi chiều trẻ ăn các loại thức ăn gì, để khi về nhà bố mẹ chuẩn bị thức ăn cho bữa tối ở gia đình khác với thức ăn trên lớp nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng cả ngày cho trẻ phát triển đảm bảo bộ máy phát âm của trẻ phát triển từ đó trẻ mới phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. Tôi luôn phối kết hợp với gia đình trong việc giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt quy chế chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh cá nhân, rèn luyện và hình thành nền nếp, thói quen văn minh ở trẻ như: Dạy trẻ xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn, khi ngủ dậy, không ăn bánh, kẹo trước khi đi ngủ, không cắn vật cứng đưa đồ chơi, tay bẩn vào miệng ... Ví dụ: Trong các hoạt động ở lớp như trò chơi, hoạt động âm nhạc trẻ thường gào to, tôi hướng cho trẻ là các con không được gào to mà sẽ bị đau họng, các con phải hát vừa phải, hát đung đưa theo nhịp bài hát đúng theo giai điệu của bài hát qua đó kích thích phát triển ngôn ngữ ở trẻ. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục, trang trí lớp, tạo môi trường, làm đồ dùng tự tạo theo chủ đề sự kiện để kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoat đông là rất thiết thực, cần có, cần làm và đổi mới thường xuyên. 8/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thuc_kich_thich_phat_trien_ngon_n.docx
- SKKN Một số biện pháp hình thức kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua cá.pdf