SKKN Một số biện pháp giúp trẻ từ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống
Trẻ chỉ có thể phát triển, khỏe mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật.... do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ nhỏ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ từ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ từ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng lực tiề m ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những 1 đưa ra một số biện pháp: "Giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống” 2. Một số biện pháp. Biện pháp 1: Ãn uống đúng vị trí, thời gian, số lượng, sắp xếp hợp lý số bữa ăn mỗi ngày. *Biện pháp này rất quan trọng vì như thế khi ốm bé hình thành phản xạ có điều kiện, đến giờ ăn nhất định, vị trí môi trường đã định, thì đại não sẽ chỉ huy các cơ quan tổ chức toàn thân làm tốt công việc chuẩn bị vào bữa tiếp thu thức ăn. VD: Tiết nước bọt tăng, đường dạ dày bắt đầu nhu động, các loại men tiêu hoá do đường tiêu hoá tiết ra tăng lên, khiến bé tăng cảm giác đói. Có được chuẩn bị về tâm lý, sinh lý này thì bé có thể ăn được một cách chủ động ăn chăm chú, ngon miệng. * Để biện pháp này có hiệu lực quả của tôi đã biết phối hợp với giáo viên trong lớp nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (không cắt xén, thay đổi tùy tiện) thực hiện đúng thời gian ăn theo quy định. Có như thế mới tạo cho trẻ thói quen tốt giờ nào việc ấy. Bên cạnh đó tôi còn phối hợp các cô giáo trong tổ nuôi còn phối hợp tuyên truyền với pH để có những ngày nghỉ ở nhà pH cũng làm theo thời gian biểu ở lớp. Có như vậy quá trình rèn luyện của trẻ mới không bị ngắt quãng, ngắt giai đoạn. Việc làm này đã làm tăng sự gần gũi giữa gia đình và lớp trong việc tạo nên thói quen tốt cho trẻ. Biện pháp 2: Động viên trẻ tự xúc ăn, cố gắng tập cho trẻ sớm sử dụng thìa, đũa để nâng cao hứng thú ăn cho bé. Thật vậy, cứ đến bữa ăn của gia đình mà trẻ được ngồi cùng mâm, cũng có bát thìa để ăn thì bé thích lắm, chúng luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn (mặc dù được ít). Một số phụ huynh sự con bẩn nên không cho trẻ dùng bát thìa hoặc tự xúc như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm ham muốn ăn uống của trẻ. Để trẻ tập xúc ăn còn khi ăn nên xới cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng thêm lòng tin ăn uống cho bé. Tránh ép bé ăn, để 3 - Đến giờ ăn ở lớp trẻ ăn rất ít phần lớn là ngậm cơm, bỏ xuất. Nắm được tình hình này tôi đã trao đổi với phụ huynh, vận động phụ huynh phối hợp cùng cô giáo dạy trẻ. + Bước đầu tôi yêu cầu phụ huynh không cho con mang quà vào lớp, cô giáo tìm hình thức khác nhau để dỗ trẻ như: trò chuyện chơi cùng trẻ như một người bạn, gần gũi trao đổi để đáp ứng nhu cầu chơi mà học của trẻ. + Kéo dài giờ ăn hơn đối vớit trẻ ăn chậm, lười ăn. VD. Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơ m/ 1 bữa nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó tôi chia ra làm những phần nhỏ để trẻ ăn ít một, hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, tôi còn động viên trẻ kịp thời nói cho trẻ biết nếu ăn ngoan, hết xuất rẽ rất xinh học giỏi được cô yêu... Truy trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn tôi không hề thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ nhai kỹ nhưng có những khích lệ kịp thời để trẻ ăn nhanh hơn bạn khác. + Phân công giáo viên phụ trách từng trẻ lười ăn, ăn chậm từ đó nắm được đặc điểm riêng cá tính của từng trẻ. Đúng như vậy nhờ sự sát xao tới từng trẻ của từng cô giáo trong lớp mà tôi đã biết được cá tính riêng của từng trẻ và kịp thời điều chỉnh. VD: Cháu Long hay ngậm cơm, nhả bã thịt, cháu Trung hay uống nước canh, cháu Chi chỉ ăn được một miếng cơm rất bé.. Đối với những cháu này trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện nói về các bạn có những nết ăn cháu trong lớp qua đó giáo dục trẻ. Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc con ở nhà (những ngày nghỉ hoặc buổi chiều về) . VD: Tôi đưa tới tận tay từng phụ huynh có con lười ăn chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ đặc biệt nhấn mạnh giờ ăn các buổi cho phụ huynh rõ. 5 Ảnh minh hoạ tạo môi trường lớp học Ví dụ : Trong chủ điểm gia đình tôi trang trí lớp bằng những tranh ngộ nghĩnh đang ngồi ăn rất ngoan , hay ở chủ điể m thực vật tôI lại trang trí lớp bằng những bức tranh rau hoa quả đẹp có màu sắc cư bản hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy đã góp phần giáo dục trẻ rất tốt trong bữa ăn. * Xây dựng góc tuyên truyền của lớp : Nội dung tuyên truyền thay đổi theo mùa đặc biệt là rất phong phú về nội dung các bài, gần gũi với cuộc sống. Qua đó đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơ n tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ về mọi mặt (chất lượng - số lượng) và bổ sung thêm kiến thức về nuôi dạy con. Ảnh minh hoạ góc tuyên truyền lớp 7 là nhiều bà mẹ cố nhồi, ép bé ăn cho đủ mỗi bữa. Nhiều lần như vậy, bé sẽ đam ra chán và sợ ăn, dần dần hình thành phản xạ, nên cứ thấy bưng thức ăn ra là không muốn ăn. Chúng ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lý thoải mái, vui thú, nhất là có tâm lý ganh đua khi ăn thì kích thích các tuyến tiêu hoá, hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này lý giải tại sao nhà con đàn "dễ nuôi" hơn con một. Các ông bố, bà mẹ tạo nên điều kiện cho con mình hoà nhập với các bạn cùng trang lứa trong vui chơi, sinh hoạt ăn uống để tạo cho trẻ có tâm lý chia sẻ và ganh đua sẽ giúp trẻ thích ăn hơn. 3. Trẻ hay ăn uống vặt và không được ăn đúng bữa. ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác "no giả tạo" nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị nhiễm dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ giấc mỗi ngày. 4. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim... thường chán ăn và gầy yếu, xanh xao. Nên tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6 tháng một lần và giữ vệ sinh trong ăn uống, nơi ở cho trẻ. 5. Thiếu một số vitamin. Các vitamin A,B,C... và một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm.) tham gia hình thành các men tiêu hoá và quá trình chuyền hoá, hấp thu thức ăn. Các chất dinh dưỡng này có trong thức ăn động vật (thịt, trứng, cá .) và thức ăn thực vật (đỗ, đậu, rau quả và ngũ cốc) nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít hoặc ăn kiêng, nên bị thiếu. Việc bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng polyvitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc kéo dài vì sẽ thừa và có hại đén sức khoẻ của trẻ. 6. Trẻ đang bị bệnh. Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy, 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_24_36_thang_co_thoi_quen_t.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống.pdf