SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động ở lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hoa Sen

Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, tôi là một giáo viên mầm non không ngừng học tập nâng cao trình độ tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hòa nhập với khu vực và thế giới buộc chúng ta phải xác định những mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển toàn viện đặc biệt là phát triển tính tích cực vận động đồng thời góp phần hình thành ở trẻ. Cơ sở đầu tiên của nhân cách con người trong giai đoạn này Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm lo, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.

Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, giáo viên phải tiến hành các nhiệm vụ như: Giáo dục thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm quan hệ xã hội… giáo dục thể chất bao gồm những nội dung như: Bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động. Những nội dung này rất đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các môn dạy. Muốn trẻ phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp yếu tố khác như: nhà trường, gia đình, xã hội và môi trường mà trong đó tôi thấy việc phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi là rất quan trọng

docx 24 trang thuydung 05/08/2024 1632
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động ở lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động ở lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vận động ở lứa tuổi 24-36 tháng tại Trường Mầm non Hoa Sen
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
 1. Lý do chọn đề tài 1
 2. Mục đích nghiên cứu..2
 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2
 1.Nội dung 3
 2. Thực trạng 3
 a.Thuận lợi 3
 b. Khó khăn : 4
 3. Các biện pháp. 5
 3.1 Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình. 5
 3.2 Biện pháp 2: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ. 5
 3.3 Biện pháp 3: Phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục sáng. 6
 3.4 Biện pháp 4: Phát triển vận động qua tổ chức giờ chơi tâp có chủ định. 6
 3.5 Biện pháp 5: 3.5Phát triển vận động qua các trò chơi vận động. 6
 3.6 Biện pháp 6: Phát triển vận động cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời 7
 3.7 Biện pháp 7: Xây dựng môi trường kích thích phát triển vận động của 
 trẻ 7
 3.8:Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ phát triển vận động. 8
 4. Hiệu quả sáng kiến : 9
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
1. Kết luận
2. Kiến nghị
IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 12
 hôm nay, thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được 
tồn tại được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng
Vì vậy, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ 
của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, giáo viên phải tiến hành các nhiệm 
vụ như: Giáo dục thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm quan hệ xã hội giáo dục 
thể chất bao gồm những nội dung như: Bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, 
trò chơi vận động. Những nội dung này rất đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải có 
những biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các môn dạy. Muốn trẻ 
phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp yếu tố khác 
như: nhà trường, gia đình, xã hội và môi trường mà trong đó tôi thấy việc phát triển 
vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi là rất quan trọng
 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp nhà trẻ 1 trường mầm non Hoa sen- Hoàn 
Kiếm 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1.Nội dung
 Tính tích cực phát triển vận động của trẻ là một trong những nội dung cần 
thiết và rất quan trọng đối với trẻ 24-36 tháng. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi 
vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi có tác dụng kích 
thích, ngăn ngừa và tích tụ, tiêu hao năng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ giúp trẻ 
phát triển cân đối, hài hòa, khỏe mạnh 
 Phát triển vận động cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện cơ thể, 
nâng cao sức đề kháng của cơ thể đói với sự thay đổi của môi trường, trẻ khỏe mạnh, 
thể chất phát triển tốt trẻ sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tìm 
hiểu khám phá thế gới xung quanh và các trải nghiệm trong vận động trẻ được cung 
cấp thêm kiến thức, kỹ năng. Nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt - Trẻ chưa tham gia tích cực vào các hoạt động, vận động do cô giáo tổ chức trên 
lớp. Khi thích thì trẻ làm theo cô, không thích thì không làm nên kết quả đạt chưa 
cao 
- Đa số phụ huynh là dân lao động, trình độ không đồng đều nên việc giáo dục trẻ 
còn nhiều hạn chế
- Một số phụ huynh chiều con có mức, chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục 
trẻ , mọi việc đều giao phó cho cô giáo nên sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo 
viên chưa tốt 
- Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ 
rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp giúp trẻ 
phát triển vận động. Qua khảo sát đầu năm tôi có kết quả như sau:
 Bảng khảo sát đầu năm
 Tổng số học sinh: 32 trẻ
 Đạt Tỷ lệ % Chưa Tỷ lệ %
 đạt
 1/Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao 
 phát triển bình thường theo lứa tuổi 25/32 78,1% 7/32 21,8%
 2/ Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà 
 trẻ 23/32 71,8% 9/32 28,1%
 3/ Thực hiện được vận động cơ bản theo 
 độ tuổi 17/32 53,1% 15/32 46,8% Tháng 3 Đi kết hợp với chạy, Đi theo hiệu lệnh đi đều, Bật liên tục về phía 
 trước,Tung và bắt bóng cùng cô
 Tháng 4 Tung bóng bằng hai tay, Chạy đổi hướng , Bước lên xuống bậc cao 15 cm
 Tháng 5 Đứng co 1 chân, Bật xa bằng hai chân, Bước lên xuống bậc có tay 
 vịn,Bật vào vòng
 3.2 Biện pháp 2: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ 
 Phần lớn nhà trẻ mới đi học cho nên còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm nên trẻ sợ, hay 
khóc, không ăn, không ngủ. Chính vì vậy tôi thấy mình phải luôn sẵn sàng đón tiếp trẻ, 
trẻ được sự quan tâm chăm sóc và an toàn như khi ở nhà( Ảnh 1)
 3.3 Biện pháp 3: Phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục sáng 
 Như chúng ta đã biết tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em có ý nghĩa to 
lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, là một hoạt động không thể thiếu trong sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ. Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Buổi sáng sau khi ngủ dậy Ví dụ :Với trò chơi: Đi bước vào các ô
 • Mục đích: Rèn khả năng quan sát, chú ý và khéo léo đi bước vào các ô.
 • Chuẩn bị: 2 vạch chuẩn, 2 dải ô vuông mỗi dải có 3 ô có kích thước 
 30x25 cm; Vạch xuất phát 
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ chuẩn bị” cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu 
lệnh “Đi”, cô bước một chân vào ô thứ 1, bước tiếp chân kia vào ô thứ 2 sao cho khi 
bước bàn chân đặt thẳng hướng, giữ người ngay ngắn, không giẫm chân lên vạch và 
cứ thế tiếp tục bước đi qua hết các ô rồi đi về cuối hàng đứng. 
 3.5 Biện pháp 5: Phát triển vận động qua các trò chơi vận động
- Đây là biện pháp có hiệu quả nhất .Với trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học
nắm bắt được tâm lý tôi đã sưu tầm một số trò chơi với những hình thức mới lạ,hấp 
dẫn tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái nên thu hút trẻ tham gia. Thông qua trò chơi vận 
động hình thành cho trẻ tính kiên trì, khéo léo, bền bỉ. Khi tổ chức trò chơi vận động 
tôi thiết kế trò chơi hợp lý, có sáng tạo để thu hút trẻ 
 Ví dụ ; Trò chơi 1: Trời nắng trời mưa 3.6 Biện pháp 6: Phát triển vận động cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài 
trời
 Tôi thường xuyên tạo mọi không gian an toàn cho trẻ vận động. Cho trẻ được 
xuống sân trường để cho trẻ hít không khí trong lành, mát mẻ để giúp trẻ phát triển 
tốt về thể lực. Trong khi trẻ dạo chơi ngoài trời tôi thường tổ chức cho trẻ chơi 
các trò chơi vận động khác nhau để kích thích sự phát triển vận động cho trẻ. Ví dụ 
như chơi với cầu trượt, bập bênh, du quay, kéo xe, nhảy vào vòng ( Ảnh 5) Để mỗi giờ học thể dục của trẻ là một hoạt động thú vị đối với trẻ và để đạt hiệu 
quả cao trong mỗi bài luyện tập ngoài khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên 
thì đồ dùng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng vì không có đồ dùng và dụng cụ luyện 
tập thì trẻ không thực hiện được động tác vận động cơ bản, đặc biệt với trẻ nhà trẻ 
mọi kiến thức truyền đạt cho trẻ đều phải cụ thể. Vì vậy tôi và các giáo viên trong 
lớp luôn tìm tòi, sáng tạo làm thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho giờ học 
như: Bao cát, dây xâu hoa làm đường hẹp, các cây gắn quả, cổng thể dục làm bằng 
chai lọ, hoa đeo tay làm bằng chai sữa, đoàn tàu làm bằng bìa cốt tông( Ảnh 7 )
 Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban 
giám hiệunhà trường, sự góp ý của các đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự 
giờ thăm lớp, lớp học của tôi đã thu hoạch được kết quả như sau:
 phục vụ trong ăn, ngủ 
và vệ sinh cá nhân
 4. Hiệu quả :
 Qua một năm tiến hành trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng trường mầm non Hoa sen 
 tôi thấy mình đã đưa nội dung thể chất phù hợp với lớp mình phụ trách. Tôi đã kết 
 hợp lựa chọn lồng ghép các vận động cơ bản và trò chơi vận động vào các tiết học, 
 từng tháng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của lớp 
 - Linh hoạt trong việc sử dụng phối kết hợp các biện pháp để dạy trẻ tích cực phát 
 triển vận động
 - Phát huy tính tích cực khi trẻ tham gia các vận động, hoạt động
 - Đối với giáo viên, tôi đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy, biết lựa 
 chọn có chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động, đặc biệt là biết khéo léo trong việc 
 chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ chưa tham gia tích cực vận động 
 - Cô có niềm say mê với nghề, hết lòng vì trẻ thơ. Luôn tìm tòi, tiếp cận cái 
 mới để thu hút trẻ vận động tích cực nhất 
 - Giáo viên chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 
 cho các bậc cha mẹ học sinh 
 - Thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra
 - Những biện pháp trên đây giúp trẻ phát triển vận động mà tôi đã áp dụng đã 
 đem lại kết quả tốt đối với trẻ 
 - Đa số trẻ trong lớp tôi trở lên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ 
 rệt
 - Trẻ tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, trẻ hoạt 
 bát trong mọi hoạt động 
 - Sức khỏe của trẻ cũng đảm bảo hơn, trẻ ít nghỉ ốm hơn, qua đó thể lực của 
 trẻ phát triển đồng đều hơn. Tỷ lệ chuyên cần của lớp tôi cũng tăng lên

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_phat_trien_van_dong_o_lua_tuo.docx