SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Tản Hồng

Giáo dục thể chất trong môi trường Mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khẻo đồng thời cung cấp những những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hôi cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ. Nhưng thực tế hoạt động này thường khô khan, cứng nhắc trẻ dễ chán và khó thu hút trẻ.

Đối với trẻ 24-36 tháng cơ thể đang trên đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, khi trẻ kém vận động sẽ dẫn tới thể lực phát triển không đều. Nên giáo dục phát triển thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện đủ năng lực đức tài để trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất? Đó là điều tôi đang băn khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển thể chất tại trường mầm non”

docx 24 trang thuydung 05/08/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Tản Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Tản Hồng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể chất tại Trường Mầm non Tản Hồng
 chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện đủ năng lực đức tài 
để trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. 
Vậy làm thế nào để giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất? Đó là điều tôi đang băn 
khoăn suy nghĩ, để tìm ra những giải pháp cách làm hay để giúp trẻ 24-36 tháng phát 
triển thể chất. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 
nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển thể chất tại trường mầm non”
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm ra một số biện phá giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển thể chất tại trường 
mầm non”
 Hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng phát triển thể chất trong trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đề tài được thực hiện trong năm học 2022 – 2023
 - Áp dụng tại lớp nhà trẻ D1 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Phương pháp điều tra thực tiễn
 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 + Phương pháp quan sát.
5. Phạm vi nghiên cứu 
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2022 – 2023: Bắt đầu từ tháng 9/2022 đến 
tháng 3/ 2023.
 thể chất cho trẻ 24-36 tháng là một việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong quá trình 
thực hiện đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt sáng tạo có những đổi mới trong việc 
giáo dục trẻ.
 2. Thực trạng vấn đề:
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở ngoại thành Hà Nội thuộc địa phận huyện 
Gia Lâm. Trường có 2 khu cách xa nhau. Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường 
phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24-36 tháng, bản thân tôi xác định rõ vai trò, trách 
nhiệm của mình. Để làm được điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện 
pháp giúp trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển thể chất tại trường mầm non”. 
Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo huyện, của nhà trường trong 
việc bồi dưỡng chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn còn luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên 
thực hiện chương trình tốt nhất.
 Nội dung hoạt động giáo dục trẻ phát triển thể chất đã được nhiều phụ huynh 
quan tâm, đặc biệt là một số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát 
triển thể chất cho trẻ.
 Bản thân tôi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ 
độ tuổi này.
 Bản thân tôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Ham tìm tòi. Với vai trò là người 
mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, thường xuyên 
nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng dạy có ý thức 
vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân, nhanh nhẹn hoạt bát trong mọi lĩnh vực, có 
năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về 
chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi theo. Kết quả điều tra, khảo sát đầu năm học 2022 – 2023:
 Để lựa chọn được về hệ thống giải pháp có hiệu quả ngay đầu năm học tôi tiến 
hành khảo sát khả năng vận động của trẻ.
 Kết quả khả năng vận động: trên tổng số 25 trẻ
 Khả năng vận Xếp loại Xếp loại Xếp loại TB Xếp loại 
 động Tốt khá yếu
 Đi, chạy 4/25=16% 5/25=20% 10/25=40% 6/25=24%
 Bò, trườn , trèo 5/25=2% 4/25=1% 10/25=% 6/25=2%
 Tung, ném bắt 4/25=1% 5/25=2% 10/25-40% 6/25=2%
 Bật, nhảy 6/25=2% 7/25=2% 8/25=3% 4/25=1%
 Kết quả cân đo
 Cân nặng Chiềucao 
 Trẻ 
 Trẻ BT Trẻ SDD SDD Trẻ BT Trẻ TC độ 1 Trẻ TC độ 2
 nặng
 24/25=96% 1/25=4% 0% 24/25=96% 1/25=4% 0%
 Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào các hoạt động 
khiến trẻ chưa hứng thú học nên giờ hoạt đông chưa đạt kết quả cao.
 Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn lo lắng 
và trăn trở làm thế nào để giúp phát triển thể chất trẻ 24-36 tháng một cách tốt nhất 
và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện cho sáng kiến.
 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 
 Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người nói chung và trẻ 
em nói riêng. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí lực. Nếu được (Hình ảnh: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ – Phần phụ lục)
 3.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Để giúp cho trẻ phát triển được thì trước hết giáo viên phải nắm được tâm sinh 
lý và hoàn cảnh của trẻ.
 Tâm lý trẻ 24 – 36 tháng Người ta thường nói "tâm hồn trẻ lên ba, tài người 
già trăm tuổi" câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa dạng về tâm lý của trẻ em 2 đến 
3 tuổi. Thú tò mò tìm hiểu thế giới bên ngoài Sức cuốn hút chính ở trẻ vẫn là sự thích 
thú các vật nhỏ bé. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trẻ luôn tò mò muốn tìm hiểu khám 
phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ 
năng đơn giản.
 Trẻ 24 – 36 tháng tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về các mặt tư duy, sáng 
tạo, vận động và cả các mối quan hệ xã hội. Lúc này, trẻ có thể tham gia đa dạng các 
trò chơi khác nhau cũng như có thể vẽ nguệch ngoạc theo ý của mình. Khả năng 
nhận thức và học hỏi trẻ từ 2 tuổi trở đi rất cao và mang tính tổng quát. Trẻ đặc biệt 
nhanh nhạy trong việc quan sát và bắt chước lời nói, hành vi, thái độ của mọi người 
xung quanh. Những điều trẻ học hỏi từ người lớn chính là những hiểu biết ban đầu 
của trẻ về thế giới. 
 Trong giai đoạn này, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh. Trẻ sẽ bắt đầu 
hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi. Bằng những trò chơi đa dạng 
và ngày càng mang tính phức tạp, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình 
dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật. Thông qua đó, các vận động tinh và 
vận động thô cùng với các khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ được kích thích 
phát triển vượt bậc.
 Thêm vào đó, ngôn ngữ ở độ tuổi từ 2 đến 3 phát triển rất nhanh chóng. Trẻ 
hiểu rõ lời người lớn nói và cũng nhanh nhẹn làm theo các hiệu lệnh. Tuy nhiên, đôi 
lúc trẻ trẻ chưa thể diễn đạt được hết những mong muốn, suy nghĩ của mình với 
người lớn. Vậy nên, nhiều khi trẻ la hét, khóc thét là do trẻ đang khó chịu hay bực Dựa vào chương trình kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường xây dựng 
và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi.
 Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập vào giai đoạn của chương 
trình năm học.
 Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ.
 Bước đầu tiên, xác định mục tiêu rõ ràng, mục tiêu xuất phát từ trẻ:
 +Trẻ cần biết cái gì? ( Kiến thức, kỹ năng)
 +Trẻ cần được học và chơi một cách vui vẻ?
 + Mục tiêu là quan sát, đánh giá được vào cuối bài học .
 + Các kết quả mong đợi có đạt được không.
 Tô đã xây dựng nội dung kế hoạch các vận động tập luyện cho trẻ, xác định 
độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dấn trẻ cho phù 
hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng 
thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã 
được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng 
thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các 
sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu 
quả.
 Đối với giáo viên: Coi trọng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phát triển các 
giác quan và vận động của trẻ.
 Lập kế hoạch thực hiện chuyên đề cần đảm bảo các nội dung chủ yếu: Tên bài 
dạy trong tuần ( Chủ đề); Trang trí bổ sung góc “ bộ công cụ tập thể dục” như thế 
nào? Sưu tầm, tổ chức vận động gì?; Vận động phụ huynh ủng hộ những gì phục vụ 
cho bài dạy.
 Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phát triển vận động 
cho trẻ qua các bài tập thể dục hàng ngày, vì vậy trình độ kiến thức và khả năng thực 
hành của giáo viên được nâng cao và giáo viên có khả năng triển khai các hoạt động 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_tuoi_phat.docx