SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động Âm nhạc lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng thì những nốt nhạc vui tươi trong treo giúp nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện và thông qua âm nhạc sẽ giúp trẻ mạnh dạn và linh hoạt. Khi tham gia hoạt động âm nhạc thì trẻ được tiếp cận với những hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc thông qua làn điệu dân ca, bài đồng dao, hát ru. Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc giúp cho trẻ gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ giúp trẻ có sự liên tưởng. Âm nhạc giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển lời nói và trao đổi tình cảm. Khi trẻ được tiếp xúc với âm nhạc ở chừng mực nào đó thì trẻ sẽ biết trao đổi, cảm nhận ý nghĩa lời ca, tiết tấu, tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những ham thích khác nhau
Đối với trẻ 24- 36 tháng trẻ biết nói trước khi biết hát, hai tuổi có trẻ nói sõi, có trẻ nói ngọng do vòm họng của trẻ còn cứng, chưa linh hoạt. Âm thanh phát ra còn yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở của trẻ ngắn và nông do đó giọng của trẻ nói cao và yếu hơn người lớn đồng thời sự phối hợp giữa tai và giọng chưa thật chủ động. Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hát tạo sự phối hợp giữa tai nghe và giọng, sự giúp đỡ của người lớn hoặc cô giáo giúp trẻ thể hiện được chính xác những gì nghe được trong phạm vi có thể. Trẻ 24-36 tháng đã có biểu hiện âm nhạc bằng những thái độ cụ thể, rõ ràng như: Tươi cười, yên lặng, thích thú.. .trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và có thể phân biệt độ to, nhỏ của âm thanh có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn, đơn giản biết thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng những vận động đơn giản như: Vỗ tay, dậm chân, vẫy tay, nhún nhảy theo nhịp điệu âm nhạc, chạy vòng quanh theo tiếng nhạc. Chính vì vậy việc phát triển thẩm mỹ cảm xúc kỹ năng âm nhạc cho trẻ được giáo viên mầm non rất quan tâm vì đó là những năm đầu tiên để trẻ nắm được những kỹ năng trong hoạt động âm nhạc, trẻ bắt đầu hình thành những cảm xúc trong âm nhạc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động Âm nhạc lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non
2 | 15 “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 24-36 tháng lớp D2 * Phạm vi nghiên cứu: - Lớp D2 Trường mầm non tôi đang công tác * Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua đề tài: - Giúp giáo viên có biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng học hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao - Giúp giáo viên hiểu rõ và nắm chắc những đặc điểm tâm lí, khả năng âm nhạc của trẻ từ đó có biện pháp lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ để giúp trẻ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao - Giúp trẻ hứng thú và có khả năng hoạt động âm nhạc tốt hơn - Giúp trẻ có những kĩ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, trò chơi âm nhạc - Giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ giúp trẻ hiểu và cảm thụ cái đẹp để phát triển thẩm mỹ cho trẻ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÍ LUẬN Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng thì những nốt nhạc vui tươi trong treo giúp nuôi dưỡng tâm hồn cuả trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện và thông qua âm nhạc sẽ giúp trẻ mạnh dạn và linh hoạt. Khi tham gia hoạt động âm nhạc thì trẻ được tiếp cận với những hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc thông qua làn điệu dân ca, bài đồng dao, hát ru. Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc giúp cho trẻ gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ giúp trẻ có sự liên tưởng. Âm nhạc giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển lời nói và trao đổi tình cảm. Khi trẻ được tiếp xúc với âm nhạc ở chừng mực nào đó thì trẻ sẽ biết trao đổi, cảm nhận ý nghĩa lời ca, tiết tấu, tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những ham thích khác nhau Đối với trẻ 24- 36 tháng trẻ biết nói trước khi biết hát, hai tuổi có trẻ nói sõi, có trẻ nói ngọng do vòm họng của trẻ còn cứng, chưa linh hoạt. Âm thanh phát ra còn yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở của trẻ ngắn và nông do đó giọng của trẻ nói cao và yếu hơn người lớn đồng thời sự phối hợp giữa tai và giọng chưa thật chủ động. Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hát tạo sự phối hợp 4 | 15 nhất. Tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non” Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo. - Là trường chuẩn quốc gia nên Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc- giáo dục trẻ. - Năm học: 2020-2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 24- 36 tháng D2. - Bản thân tôi nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, ham học hỏi,tích cực tự bồi dưỡng và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. - Tích cực học tập bồi dưỡng để nâng trình độ chuyên môn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc. - Trẻ đi lớp tương đối chuyên cần - Được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, phụ huynh thường xuyên trao đổi cùng giáo viên b. Khó khăn - Mặc dù cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đã được quan tâm và bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế - Bản thân còn hạn chế về khả năng âm nhạc, chưa mạnh dạn đổi mới, linh hoạt trong hoạt động âm nhạc - Trẻ ở độ tuổi mới đến lớp còn chưa quen cô và các bạn vì vậy trẻ chưa mạnh dạn trong các hoạt động chung cũng như hoạt động âm nhạc nói riêng - Khả năng chú ý và cảm thụ âm nhạc của trẻ còn chưa cao - Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chưa thực sự quan tâm đến việc dạy con - Phụ huynh chưa hiểu hết về tầm quan trọng của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ *Kất quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020-2021 tại lớp D2 như sau: Tổng số trẻ tôi phụ trách: 20 trẻ Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % 1 Trẻ hứng thú trong hoạt động âm nhạc 6 30 14 70 2 Trẻ hát - vận động đúng nhạc 7 35 13 65 6 | 15 vào hoạt động âm nhạc và đạt hiệu quả cao hơn trên tiết học 2. Biện Pháp 2: Học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu Muốn trẻ hứng thú và đạt kết quả cao trong hoạt động âm nhạc yêu cầu giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc có kỹ năng sư phạm, lôi cuốn hấp dẫn trẻ vì vậy tôi luôn tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt đối với hoạt động âm nhạc. Tôi tìm hiểu cách sử dụng nhạc cụ, tiếp cận các xu hướng âm nhạc, hiện đại đa dạng về thể loại, phù hợp với độ tuổi như: ( Dân ca, Hát ru, Giao duyên, nhạc Giao hưởng,...Sử dụng phong phú các loại nhạc cụ (Trống, Thanh phách, Mõ, Song loan, đàn Organ, ...) Trước khi dạy bài hát mới tôi nghiên cứu, tìm hiểu về giai điệu, xác định nội dung của bài hát, hát ở thể loại nhạc nào, bắt đầu bằng phách nào mạnh hay nhẹ, cao độ trường độ, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca, hình tượng âm nhạc. Chuẩn bị các động tác minh hoạ phù hợp, phong cách thể hiện bài hát, xác định giọng phù hợp với giọng của trẻ. Tôi nghiên cứu, học tập qua các tài liệu chuyên môn, tham khảo một số tiết dạy trên mạng internet, trên kênh youtobe. Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tích lũy kinh nhiệm, từ đó nâng cao kỹ năng sư phạm cho bản thân. Tham gia chuyên đề bồi dưỡng tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ do phòng giáo dục tổ chức, tham gia chuyên đề âm nhạc tự bồi dưỡng do nhà trường tổ chức . Ngoài ra tôi tự học hát bằng cách hát đi hát lại nhiều lần, và ghi âm, sau đó mở nghe lại kiểm tra xem mình đã hát đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát chưa. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên rèn luyện tác phong sư phạm của bản thân khi lên lớp với thần thái vui vẻ, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ gần gũi thân thiện, tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học. Tôi học tập qua chị em đồng nghiệp để chuẩn bị cho một giờ âm nhạc tôi thường đến những đồng nghiệp có giọng hát hay, hát tốt tôi nhờ đồng nghiệp hát mẫu cho tôi nghe sau đó tôi hát cho đồng nghiệp nghe, giúp tôi luyện giọng. Chúng tôi trao đổi xem tôi hát đã đúng nhạc, luyến láy đã đúng chưa. Ngoài ra tôi còn thường xuyên dự giờ của chị em đồng nghiệp đặc biệt là các hoạt động âm nhạc của những giáo viên có năng khiếu âm nhạc tốt. Từ đó rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân, nâng cao kỹ năng sư phạm , năng lực chuyên môn. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đưa những bài hát trong chương trình và bài hát sưu tầm để chị em cùng nhau trao đổi và tìm cách thể hiện bài bát phù hợp nhất Hình ảnh 1: Học tập chuyên đề 8 | 15 Ví dụ: Ở đề tài: “ Dạy hát: Đôi bàn tay- T G: Sưu tầm tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi 5 ngón tay ngoan bằng đôi bàn tay của mình, khi chơi xong cô con mình vừa chơi trò chơi gì với những ngón tay, muốn giữ đôi tay sạch sẽ các con phải làm gì ? Qua đó giúp cho trẻ nhớ tên đôi bàn tay và cách giữ bàn tay sạch và giúp trẻ hứng thú hơn khi trẻ vào bài Hình ảnh 3: Cô và trẻ chơi với các ngón tay Hay ở đề tài : NDTT: Dạy hát: Màu hoa- Nhạc và lời: Hồng đăng, tôi sẽ gây hứng thú cho trẻ bằng cách mời trẻ đến thăm vườn hoa nhiều màu sắc nhà bạn búp bê, hỏi trẻ vườn hoa có những bông hoa màu gì , trẻ sẽ hứng thú quan sát và giúp trẻ hứng thú hơn khi vào bài Hoặc ở đề tài : NDTT: Nghe hát: Cho tôi đi làm mưa với - Nhạc và lời : Hoàng Hà, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ nghe tiếng sấm chớp, tiếng mưa, xem hình ảnh chị mưa chị mây, từ đó tôi đàm thoại gây hứng thú cho trẻ vào bài học Ví dụ: Ở đề tài: Nghe hát: Chú thỏ con- Tác giả: Xuân Hồng, tôi sẽ gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng trời mưa “ để làm những chú thỏ con đi tắm nắng, trẻ hứng thú chơi và hào hứng khi vào tiết học Nhờ vào cách gây hứng thú và thay đổi cách vào bài tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, từ đó tiết học đạt kết quả cao hơn. 4. Biện pháp 4:Tổ chức hoạt động âm nhạc trên các tiết học âm nhạc Một giờ hoạt động âm nhạc có thể xây dựng theo các cách khác nhau trong đó có một nội dung trong tâm và một nội dung kết hợp, có thể chỉ sử dụng một nội dung sao cho hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi và sự hứng thú của trẻ ( bài hát , bản nhạc , trò chơi , làm quen với nhạc cụ ....). Nếu nội dung trong tâm là dạy hát thì nội dung kết hợp và một vận động âm nhạc hoặc một trò chơi vận động, nội dung trọng tâm là nghe hát thì nội dung kết hợp là vận động theo nhạc hoặc trò chơi, còn nội dung trọng tâm là vận động thì nội dung kết hợp là nghe hát. Việc lựa chọn nội dung âm nhạc tôi lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với khả năng âm nhạc của tôi và của trẻ lớp tôi. * Đối với dạy hát( Dạy hát là trọng tâm ): Với bài hát mới trước khi dạy hát thì tôi cho trẻ làm quen với bài hát qua qua ti vi, qua băng đĩa, video, ... ở mọi lúc mọi nơi để làm quen với bài hát mới hoặc tôi có thể hát cho trẻ nghe gắn với thời điểm sinh hoạt đó là vào buổi sáng đón trẻ. Để một tiết dạy hát thành công đầu tiên tôi sẽ chọn những bài hát có nhịp độ mang tính vui, sôi nổi , trong sáng, lời ca gần gũi dễ nhớ, chọn những bài hát trong quãng 3( Mi- La ) tiết tấu đơn giản, nhịp 2/4, khoảng 8-10 ô nhịp Ví dụ: Ở đề tài dạy hát ( Trọng tâm ): Bé và hoa- Nhạc và lời: Thu Hiền ,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hung_thu_voi_hoat_dong_am_nha.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mầm non.pdf