SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động có hiệu quả với đồ vật lứa tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Sơn Ca

Để có thể hiện tốt việc nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động với đồ vật có hiệu quả. Trước tiên tôi nhận thức rõ mình còn nhiều những hạn chế trong kinh nghiệm thực tiễn công tác chăm sóc trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ và chưa nắm vững các kiến thức, nội dung, phương pháp trong việc tổ chức thành công hoạt động với đồ vật cho trẻ nhà trẻ độ tuổi 24-36 tháng nên tôi đã xác định luôn không ngừng học tập nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để khắc phục những điều đó tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non với các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ nhà.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ của tổ chuyên môn, nhà trường hoặc trường bạn tổ chức. tôi luôn tích cực tham gia để chia sẻ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là những vấn đề khó khăn mà tôi thường gặp phải trong quá trình tổ chức các hoạt động hoạt động với đồ vật của trẻ nhà trẻ như: cách thu hút trẻ hào hứng tham gia các hoạt động, khai thác tính tích cực, sáng tạo của trẻ …..từ đó cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động khác nói chung và hoạt động với đồ vật nói riêng.

docx 9 trang thuydung 18/07/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động có hiệu quả với đồ vật lứa tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động có hiệu quả với đồ vật lứa tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Sơn Ca

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hoạt động có hiệu quả với đồ vật lứa tuổi 24-36 tháng ở Trường Mầm non Sơn Ca
 2
và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
 - Thuận lợi
 + Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp luôn hỗ trỡ giúp đỡ lẫn nhau.
 + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất 
để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao 
 + Trường thường xuyên phát động các phong trào làm đồ dùng và sưu tầm 
đồ dùng, đồ chơi để giáo viên có cơ hội tạo nên đồ chơi đẹp hiệu quả cho trẻ hoạt 
động
 + Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành.
 + Đa số trẻ đã có nề nếp, mạnh dạn tự tin, biết phối hợp cùng cô trong các 
hoạt động.
 - Khó khăn
 + Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật của bản thân còn hạn chế 
chưa được thu hút trẻ.
 + Khả năng chú ý có chủ định của trẻ 24-36 tháng còn kém, đa số trẻ chưa 
phân biệt được màu sắc, tay trẻ còn vụng về khi tiếp xúc với đồ vật. 
 + Còn một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc 
hoạt động chơi với đồ vật đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng.
 -Nguyên nhân
 + Do đây là năm học đầu tiên bản thân dạy trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng nên 
chưa nhiều kinh nghiệm.
 + Trẻ còn quấy khóc nhiều, có trẻ rất hiếu động và do trẻ còn nhỏ nên được 
gia đình nuông chiều, chưa có nề nếp nên trẻ chưa có thói quen tham gia vào hoạt 
động cùng cô.
 + Kinh tế vùng biên giới còn nhiều khó khăn nên một số phụ huynh trẻ đi 
làm mướn hoặc đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nên ít có thời gian để quan tâm 
đến trẻ. Va còn một số phụ huynh chưa thật sự có nhận thức đúng đắn về hoạt 
động giáo dục trẻ nhà trẻ các phụ huynh đều cho rằng trẻ nhà chỉ cần chăm sóc ăn 
ngủ là đủ rồi hoặc cho rằng trẻ còn quá nhỏ thì dạy được cái gì nên phụ huynh 
chưa có thái độ hợp tác tích cực với giáo viên trong việc giáo dục trẻ
 6.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 a) Mục đích của giải pháp
- Đối với trẻ mầm non, hoạt động với đồ vật được chơi với đồ dùng đồ chơi là nhu 
cầu không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua hoạt động với đồ vật đồ 
chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá trẻ được thao tác vớ các đồ vật,.. qua đó giúp trẻ 
phát triển một cách hoàn thiện hơn. Khi trẻ được tìm hiểu , khám phá các đồ vật, 
đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hiểu biết tên gọi, đặc điểm, công dụng,..về thế giới xung 
quanh, giúp trẻ biét được cách sử dụng các đồ vật qua đó giúp trẻ phát triển nhận 4
 Ngay từ đầu năm học khi tiến hành trang trí lớp, tôi đã bố trí một góc thoáng 
rộng rãi đủ ánh sáng để tổ chức các hoạt động với đồ vật cho trẻ, trong đó tôi trang 
trí đặc trưng với ba màu cơ bản xanh-đỏ-vàng với hình ảnh sinh động và hấp dẫn, 
phù hợp cho trẻ.
 Ở góc chơi này trẻ sẽ hoạt động với đồ vật thông qua chơi với các đồ dùng, 
đồ chơi như: Chơi lồng hộp, xâu vòng, lắp ghép tranh, xếp chồng khối hình học, 
thả hình, chơi với màu và các hình.
 * Tạo môi trường ngoài lớp.
 Sân trường được tôi và các chị em đồng nghiệp dạy chung điểm thường 
xuyên thay phiên nhau vệ sinh sạch sẽ, có cây xanh tạo bóng mát, có vườn hoa 
rực rỡ màu sắc và có khu vực trồng rau xanh, phía trước cửa lớp tôi cũng có xây 
dựng cho trẻ góc thiên nhiên và tôi cũng có trang bị thêm cho trẻ dụng cụ chăm 
sóc cây tại khu vực góc thiên nhiên để tạo diều kiện thuận lợi cho trẻ tìm hiểu 
khám phá trải nghiệm các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, môi trường “xanh, 
sạch, đẹp và an toàn” là điều kiện rất tốt để tận dụng môi trường dạy trẻ nhận biết 
phân biệt màu một cách nhanh, chính xác.
 Như vậy khi tạo môi trường cho trẻ hoạt động phong phú và đa dạng, đã 
khiến cho trẻ có hứn thú hơn khi tham gia hoạt động.
 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật 
 - Ngay từ khi đi học tôi đã biết được công việc của giáo viên mầm non luôn 
vất vả vì trẻ còn bé chưa nhanh nhẹn khéo léo như các cấp học khác, giáo viên 
luôn phải kiên trì, kìm chế cảm xúc, không nên nóng vội, vì vậy khi hướng dẫn 
trẻ làm việc gì tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, nói to chậm rãi thấy trẻ làm được 
thao tác này rồi tôi mới chuyển sang hướng dẫn thao tác khác. Trẻ có thể làm sai, 
làm chậm nhưng hãy cho trẻ được phép sai vì có như vậy các con mới có kinh 
nghiệm và lần sau sẽ làm tốt hơn, tôi luôn động viên, cổ vũ giúp trẻ tự tin vào việc 
mình đang làm.
 * Cho trẻ hoạt động với đồ vật thông qua các hoạt động chơi tâp có chủ 
định
 + Hoạt động với đồ vật là hoạt động đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu 
thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và một số đồ dùng, đồ chơi, phát 
triển lời nói, phát triển giác quan. Đặc biệt biệt đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi việc 
tổ chức hoạt động với đồ vật qua hoạt động chơi tập có chủ định là yêu cầu quan 
trọng đòi hỏi cao về kiến thức sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáo 
viên. Để thu hút, loi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một các tích cực. Để đạt điều 
này tôi cần phải xác định rõ ràng yêu cầu cần đạt được trong hoạt động với đồ vật 
hôm nay là gì, cần áp dụng vào hình thức nào cho phù hợp với đề tài chủ đề đang 
thực hiện chuẩn bị đồ dùng phục vụ đề tài phù hợp đảm bảo an tào vệ sinh đẹp 
mắt, ngoài ra tôi luôn phải quan sát nắm được nhận thức riêng của từng trẻ vì ở 
độ tuổi này mới bắt đầu đến lớp đa số trẻ còn rụt rè nhút nhát.
 - Với hình thức trên tôi thấy trẻ sẽ hứng thú tích cực hoạt động theo cô 6
 * Qua giờ đón trả trẻ:
 Trong giờ đón và trả trẻ cô luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi, gây hứng thú lôi cuốn 
trẻ vào những trò chơi đó. Giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với các bạn.
 Ví dụ: Qua giờ đón, trả trẻ cô cho trẻ xâu vòng hoa lá, xếp hình, xếp khối 
gỗ theo ý thích trẻ kích thích trẻ sáng tạo, khám phá.
 Thông qua sản phẩm trẻ vừa tạo ra, giáo viên sẽ có những kinh nghiệm lên 
kế hoạch phù hợp với khả năng, nhận thúc của trẻ.
 2.4. Biện pháp 4: Khích lệ, khen ngợi và động viên trẻ kịp thời.
 Động viên khen ngợi là một biện pháp rất thành công trong cuộc sống đặc 
biệt là trong giáo dục, nhất là giáo dục mầm non, trẻ rất thích được khen, được 
động viên vì vậy tôi thường xuyên quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời mỗi 
khi trẻ làm tốt công việc được giao, nêu gương trẻ trước cả lớp cho các ban học 
tập, trẻ rất hứng khởi và luôn cố gắng phấn đấu để được cô khen, tính tự lập của 
trẻ từ đó cũng ngày càng phát triển tốt hơn.
 Ví dụ: Trong hoạt động với đồ vật:Cho trẻ xâu vòng tặng mẹ,cô thấy bạn 
Bảo An xâu vòng rất là đẹp cô động viên khẻn ngơi trẻ sẽ thưởng bé ngoan cho 
con nhé. Vậy là các bạn khác trong lớp cũng cố gắng xâu vòng thật đẹp giống như 
bạn để được cô giáo.
 - Có thể đôi khi trẻ trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng 
thay vì trách mắng trẻ tôi sẽ động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự lập 
và làm tốt hơn vào lần sau.
 2.5. Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 
hoạt động với đồ vật được tốt hơn.
 Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp như: Xây 
dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh qua các cuộc 
họp phụ huynh định kỳ, giờ đón, trả trẻ, Tôi cũng đã lập trang zalo của lớp để tiện 
cho việc trao đổi các hoạt động của trẻ ở lớp và ở nhà để cô giáo và phụ huynh. 
Tôi thường xuyên gặp gỡ để tiếp thu những phản ánh của phụ huynh với những 
điều biểu hiện ở nhà của trẻ hoặc trực tiếp phản ánh với phụ huynh những thành 
tích của trẻ để phụ huynh cũng kịp thời có những biện pháp động viên cũng như 
theo sát các bé và can thiệp kịp thời với một số trẻ chưa thực sự đạt yêu cầu về kỹ 
năng, thái độ của trẻ trong hoạt động của trẻ tại trường nói chung và cụ thể là 
trong giờ hoạt động đồ vật của tôi thì cũng cung cấp đầy đủ thông tin đến các bậc 
phụ huynh thông tin 
 Ngoài các nội dung kiến thức mà trẻ cần tiếp thu theo quy định mà tôi còn 
cung cấp đến các bậc phụ huynh cách thức làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhưng 
đơn giản từ các nguyên vật liệu dễ kiếm gần gũi xung quanh cuộc sống hằng ngày 
tại các gia đình cũng như tầm quan trọng của việc phát triển cảm xúc cho trẻ nói 
chung cũng như kỹ năng cùng “chơi” với trẻ tại gia đình nói riêng trong việc giúp 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoat_dong_co_hieu_qua_voi_do.docx