SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ 25 – 36 tháng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển cho trẻ. Tuy nhiên phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả mà tôi mong đợi. Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn mang tính áp đặt. Chưa tạo được hứng thú cho trẻ, chưa khơi gợi được sự yêu thích của trẻ. Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm; giáo viên thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình. Mặt khác sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao. Trong giai đoạn phát triển hiện nay “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một giáo viên nhà trẻ với mong muốn làm như thế nào để trẻ có thể yêu thích và hứng thú với môn tạo hình. Chính vì vậy năm học 2021 - 2022 tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai..” hai câu nói đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc chăm sóc giáo dục trẻ nhất là với trẻ mầm non. Chúng ta chăm sóc trẻ chu đáo bao nhiêu thì càng có ý nghĩa cho thế giới ngày mai bấy nhiêu. Một trong những tiêu trí phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ không thể thiếu đó là kỹ năng hoạt động tạo hình của trẻ. Ngay từ tháng đầu tiên của cuộc đời, nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài của trẻ đã được nảy sinh, trẻ thường chăm chú tìm hiểu thế giới xung quanh, lắng nghe những âm thanh, tiếng động mạnh ở bên ngoài. Dần dần lớn lên khả năng tiếp nhận những những ấn tượng từ thế giới bên ngoài ngày càng tốt hơn. Trẻ đã bắt đầu sử dụng đôi bàn tay, ngón tay để tạo ra sản phẩm, tất nhiên đằng sau đôi bàn tay là hoạt động của bộ não. Hoạt động tạo hình của trẻ ở lứa tuổi này mới là bước đầu, tạo điều kiện cho trẻ làm quen với hình, khối, màu sắc đơn giản, gần gũi. Nói đúng hơn hoạt động tạo hình ở lứa tuổi này chủ yếu là hoạt động vui chơi với hình, với màu, qua đó phát triển dần ở trẻ khả năng quan sát, khả năng vận động, giúp cho hoàn thiện cơ, khớp, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ sử dụng từ trong giao tiếp. Có thể nói hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dao động. Hoạt động tạo hình của trẻ 25 – 36 tháng mang tính thụ động, kỹ năng thực hiện các bài tập còn vụng về chưa chính xác, sản phẩm thể hiện theo ý thích chủ quan, thái độ của trẻ “thực hiện theo ý nghĩ” mang tính chất vui chơi. Vì vậy để trẻ có kỹ năng tạo hình cần có sự hướng dẫn của cô giáo nhằm phát triển và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho trẻ. Kỹ năng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tạo ra sản phẩm một cách tự tin, có kỹ năng trẻ có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành động để thực hiện kế hoạch đã định. Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà 4 Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ vững vàng hơn khi bước vào trường phổ thông. Hoạt động này giúp cho trẻ biết những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội để trẻ nhanh chóng bắt kịp cùng các môn học ở trường tiểu học. Giúp trẻ có thói quen nề nếp học tập. Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực nhất. Hoạt động tạo hình trong trường mầm non với mục đích giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, từ đó giáo dục trẻ biết ứng xử với cái đẹp, làm nảy sinh cho trẻ nhu cầu tái tạo và sáng tạo ra cái đẹp. Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tạo hình cung cấp cho trẻ các biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển thể lực cho trẻ, giáo dục đạo đức và kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng lao động cho trẻ.Trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc. Một bông hoa đẹp, một bức tranh sinh động, một đồ chơi ngộ nghĩnh cũng có thể gây cảm xúc cho trẻ. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Trẻ biết đánh giá, khái quát, phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng, mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. II . Cơ sở thực tế 1. Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện, tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa làm tốt để phát huy và khắc phục để chủ đề sau thực hiện tốt hơn. -Bản thân tôi trong quá trình học tập đã có những cảm nhận sâu sắc về nội dung làm sao giúp trẻ yêu thích và học tốt hoạt động tạo hình. Qua đó giúp trẻ Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà 6 Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ lượng % lượng % lượng lệ % lượng lệ % Trẻ hứng thú tham gia hoạt 4 24 5 29 5 29 3 18 động tạo hình Trẻ có kỹ năng khi tham gia hoạt 3 18 4 24 5 29 5 29 động tạo hình Trẻ hoàn thành được sản phẩm 3 18 4 24 5 29 5 29 theo yêu cầu của cô III.Biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học qua phòng học zoom Ở độ tuổi mầm non nề nếp học tập là quan trọng nhất, đặc biệt với độ tuổi 25- 36 tháng tuổi. Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ làm việc có nề nếp thói quen và có kỹ năng thực hiện hoạt động là rất cần thiết khi tham gia vào hoạt động. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. Khi trẻ có nề nếp tốt thì sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, biết thực hiện nề nếp giờ nào việc ấy, có thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những yêu cầu của cô. Ở lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm lý của trẻ phát triển mạnh , trẻ còn bé hay tò mò, thích bắt chước, cô giáo phải tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, khi khen chê phải đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng hay chê trách chung chung, thường xuyên khen những gương tốt để trẻ bắt chước. Trong giờ học zoom, tôi tích cực gọi tên những bạn nhút nhát trả lời các câu hỏi theo gợi ý của cô, luôn động viên khuyến Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà 8 Ví dụ : Trẻ dùng các vật liệu khác nhau như: tăm bông, cúc áo, miếng xốp, quả đậu bắp chấm vào màu nước để tạo thành “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông đỏ, bông vàngHướng dẫn trẻ đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích để trẻ hoàn thành được sản phẩm của mình. Các video sau khi quay hoàn chỉnh được phê duyệt thì giáo viên gửi lên nhóm zalo của lớp. Phối hợp với phụ huynh tải về hướng dẫn cho trẻ học tại nhà, hướng dẫn trẻ làm theo cô. Sau đó gửi lại những hình ảnh trẻ hoạt động và các sản phẩm của trẻ cho cô giáo. Đây chính là sự gắn kết giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh và học sinh có những hoạt động bổ ích khi ở nhà. Mặc dù chỉ được nhìn thấy cô giáo trên màn hình điện thoại, máy tính nhưng rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú như đang được học ở trên lớp. Phụ huynh cũng vui vẻ, sẵn sàng phối hợp với giáo viên dạy trẻ tại nhà. Qua biện pháp trên tôi thấy rằng đa số trẻ rất hào hứng khi tham gia hoạt động, yêu thích hoạt động tạo hình và có kĩ năng tạo hình ngày càng tốt hơn. 3. Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu quen thuộc, đa dạng, an toàn Cũng như các hoạt động học khác, muốn tạo hứng thú cho trẻ để trẻ tiếp thu tốt hơn nội dung bài dạy cô phải tạo ra các hình thức vào bài thu hút trẻ. Tránh sự nhàm chán hay cứng nhắc trong các hoạt động. Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, khi tham gia hoạt động tạo hình phát huy hết khả năng sang tạo của mình thì việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu tạo hình như giấy, giấy màu, sáp màu, đất nặn, băng dính xốp là những nguyên vật liệu rất quen thuộc dành cho trẻ để tham gia hoạt động tạo hình. Ngoài ra tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm, phế liệu bỏ từ gia đình. Sự đa dạng của nguyên vật liệu nhằm khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm, có sẵn ở địa phương và gần gũi với trẻ. Phụ huynh và trẻ có thể tự kiếm như lá cây, hột hạt, vỏ hộp, thùng catong, len, bông, vải vụn,Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện được màu sắc qua các hoạt động tô, cắt, dán, vẽ, nặn, Nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phải được vệ sinh sạch sẽ khô ráo và đảm bảo an toàn cho trẻ: Không độc hại, không sắc nhọn, lựa chọn nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, phù hợp với độ tuổi, có độ bền, dễ làm và dễ sử dụng. Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm sau: + An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,) Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi yêu thích hoạt động tạo hình trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_25_36_thang_yeu_thich_hoat_do.docx